Ốc là một món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt Nam bởi chúng không chỉ có hương vị đặc trưng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như: ốc bươu xào sả ớt, ống hương rang muối, ốc mỡ xào bơ tỏi, ốc len xào dừa,… Chính vì vậy, rất nhiều người trở thành “tín đồ” của món ăn này và thường băn khoăn rằng Ăn ốc có mập không? có nổi mụn không? có bị sẹo lồi không? Thấu hiểu được điều này, trong nội dung bài viết hôm nay, các chuyên gia dinh dưỡng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp bạn đọc đi tìm lời giải đáp.
Ốc bao nhiêu calo?
Theo tính toán và nghiên cứu, trung bình trong 100g ốc có chứa khoảng 80 – 85 calo. Tuy nhiên, ốc có nhiều loại như: ốc vặn, ốc đá, ốc hương, ốc mít, ốc bươu, ốc móng tay,… và mỗi loại sẽ có hàm lượng calo chênh lệch đi ít hoặc nhiều. Bạn có thể tham khảo chỉ số calo của một số loại ốc khác nhau dưới đây:
+ 100g ốc bươu bao nhiêu calo?
Ốc bươu: 83 calo
Ốc bươu xào: 175 calo
+ 100g ốc móng tay bao nhiêu calo?
Ốc móng tay: 75 calo
Ốc móng tay xào: 190-200 calo
+ 100g ốc hương bao nhiêu calo?
Ốc hương: 90 calo
Ốc hương xào bơ tỏi: 165 calo
+ 100g ốc mỡ bao nhiêu calo?
Ốc mỡ: 90 calo
Ốc mỡ xào: 210 calo
+ 100g ốc quắn bao nhiêu calo?
Ốc quắn: 72 calo
Ốc quắn xào: 156 calo
+ 100g ốc len bao nhiêu calo?
Ốc len: 85 calo
Ốc len xào dừa: 434 calo
Thành phần dinh dưỡng trong ốc
Các chuyên gia dinh dưỡng đã thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong ốc có chứa nhiều chất đạm, mỡ, canxi, photpho, sắt. các sinh tố như vitamin B2, PP, A…
Cụ thể, 100g ốc có chứa các thành phần dinh dưỡng:
10,7g protein;
1,2g lipit;
3,8g cacbohydrat;
1.357mg canxi;
191mg photpho;
19,8mg sắt;
Vitamin B1, B2, A…
Một số nghiên cứu cho rằng ốc đồng có chứa nguồn canxi dồi dào, thậm chí hàm lượng canxi trong ốc đồng còn cao hơn nhiều lần so với hàm lượng canxi trong sữa bò. Cụ thể, 100mg sữa bò chỉ cung cấp khoảng 100mg canxi nhưng 100mg ốc đồng lại có khả năng cung cấp đến 1.3000mg canxi.
Mặt khác, các chuyên gia cũng thực hiện nhiều phép so sánh và chỉ ra rằng hàm lượng canxi trong ốc cao gấp 3,7 lần so với hàm lượng calo trong đậu tương; cao gấp 12 lần so với hàm lượng calo trong thịt gà; cao gấp 194 lần so với hàm lượng calo trong thịt bò; cao gấp 266 lần so với hàm lượng calo trong thịt lợn. Hàm lượng canxi trong ốc đồng chỉ thấp hơn so với hàm lượng calo trong vỏ tôm một chút.
Ăn ốc có mập không?
Với hàm lượng calo và chất béo tương đối thấp cùng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong ốc, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn ốc không gây mập. Không những không gây mập, ốc còn là một sự lựa chọn rất phù hợp đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân bởi nó có khả năng giảm tích tụ mỡ ở một số vùng da trên cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn đang cần kiểm soát cân nặng của mình thì nên ăn ốc luộc, hạn chế ăn ốc được chế biến thêm bơ, sốt, dầu mỡ để tránh làm tăng lượng calo và tăng cân nhanh chóng. Thay vào đó, bạn nên kết hợp ốc với những loại thực phẩm lành mạnh như các loại rau củ, trái cây để đạt được hiệu quả giảm cân đáng kể.
Những tác dụng của ốc
Ốc là thực phẩm chứa đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là có hàm lượng canxi phong phú. Do đó, ăn ốc đúng cách có thể đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Cụ thể:
- Ăn ốc giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
Cơ thể con người thiếu máu do thiếu sắt có thể gặp phải các triệu chứng như: mệt mỏi, suy nhược, da dẻ xanh xao, đau tức ngực, đau đầu, chóng mặt, khó thở,… Trong khi đó, ốc được chứng minh là có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu nhờ hàm lượng sắt dồi dào. Trong 113 gram ốc có chứa 22% hàm lượng sắt nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày. Bên cạnh đó, chất sắt có trong ốc còn giúp duy trì tóc, móng và da khỏe mạnh.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ốc, tương tự như cá, là một loại hải sản cung cấp nguồn axit béo omega – 3 phong phú. Axit béo omega – 3 đã được chứng minh là thành phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Bên cạnh đó, chất này còn giúp kiểm soát huyết áp, chống đông máu và giữ nhịp tim ổn định.
- Tốt cho xương và răng
Ốc có chứa magie – chất có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp cho xương và răng luôn chắc khỏe. Đồng thời, magie trong ốc còn tham gia vào quá trình điều hòa các dưỡng chất như: canxi, kali, kẽm và vitamin D. Trong 85g ốc cung cấp khoảng 212mg magie và đây là lượng magie tương đối cao có thể cung cấp đến 53% lượng khuyến nghị magie hàng ngày cho nam giới trưởng thành và 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho nữ giới trưởng thành.
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Công dụng này của ốc là nhờ selen – chất có vai trò là một phần của enzyme selenoprotein với khả năng hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, nam giới và nữ giới trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 55 mcg selen để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong khi đó, 85g ốc có thể cung cấp 23,3 mcg selen – tương ứng với 42% nhu cầu cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, selen còn có công dụng chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, viêm khớp, nhiễm trùng tái phát.
- Cung cấp vitamin E
Thành phần vitamin E có trong ốc là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K và bảo vệ các tế bào bên trong cơ thể trước tác hại của gốc tự do. Nếu cơ thể con người thiếu vitamin E thì việc kiểm soát cơ bắp sẽ trở nên khó khăn hơn, mắt có những cử động bất thường hoặc các bộ phận gan, thận cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, cung cấp đầy đủ vitamin E là một việc vô cùng quan trọng giúp làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh tiểu đường, ung thư, rối loạn thần kinh và tim mạch.
- Cung cấp phốt pho
Ốc có chứa phốt pho – chất có tác dụng duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và sản xuất các ADN và ARN.
Ăn ốc có nổi mụn không?
Các chuyên gia cho biết ăn ốc có thể khiến da của bạn bị nổi mụn, thậm chí còn có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do trong ốc có chứa một lượng iodine đáng kể – thành phần được khoa học chứng minh là có thể kích hoạt mụn phát triển ở những người có cơ địa nhạy cảm với chúng. Do đó, khi bị mụn trứng cá thì bạn nên hạn chế ăn ốc và các loại hải sản khác như tôm, cua,…; đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh,… để tránh khiến mụn phát triển nhiều hơn.
Ăn ốc có bị sẹo lồi không?
Ốc là hải sản, do đó nó là một trong những loại thực phẩm cần phải kiêng cữ khi có vết thương hở. Nguyên nhân là do ốc có hàm lượng protein cao, do đó có thể làm tăng sinh collagen quá mức trong giai đoạn tái sinh của làn da và hình thành những vết sẹo đỏ hoặc sẹo lồi. Một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm dễ bị phản ứng quá mức bởi hàm lượng protein trong hải sản dẫn đến tình trạng dị ứng, kích ứng, nổi mụn đỏ.
Những lưu ý khi ăn ốc
Mặc dù ăn ốc đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng để phòng ngừa các rủi ro thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn:
- Tránh ăn quá nhiều ốc: Ốc chứa nhiều cholesterol, do đó, ăn quá nhiều ốc có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, ăn ốc quá nhiều sẽ khiến bạn bị chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu.
- Làm sạch ốc trước khi chế biến: Ốc là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có chứa nhiều loại ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người. Nếu những cơ quan như: phổi, mật, ruột, gan,não,thận… bị nhiễm ký sinh trùng có trong ốc thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí chúng có thể gây ung thư, suy nội tạng… Do đó, bạn nhất định phải làm sạch ốc trước khi chế biến. Một cách để có thể làm sạch ốc nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn là ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm hoặc nước muối pha chanh để ốc nhả hết sạn bẩn bẩn.
- Không nên ngâm ốc quá lâu hoặc sử dụng ngay: Là loại sống lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vì vậy nhiều người thường không sử dụng ngay hoặc mua phải ốc để lâu ngày có lẫn những con đã chết. Ốc nếu ngâm quá lâu sẽ khiến chúng bị biến chất hoặc chết, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
- Chế biến ốc chín kỹ: Khi nấu ốc, bạn lưu ý cần chế biến thật kỹ và chín, tuyệt đối không ăn ốc sống hoặc ốc nấu chín tái bởi trong ốc có chứa rất nhiều ký sinh trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Tránh ăn ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C: Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn không nên sử dụng hải sản như ốc chung với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Bởi sự kết hợp giữa vitamin C với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ hình thành hợp chất có độc giống như thạch tín. Từ đó khiến người ăn gặp các vấn đề về tiêu hóa như: bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin xoay quanh vấn đề Ăn ốc có mập không? có nổi mụn không? có bị sẹo lồi không?. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng để lại bình luận.
Nguồn tham khảo:
+ Tuyệt đối không ăn ốc với những thứ này https://www.24h.com.vn/am-thuc/tuyet-doi-khong-an-oc-voi-nhung-thu-nay-c460a877842.html Truy cập ngày 06/08/2020.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!