Mì tôm là món ăn thân quen và không ít người lựa chọn mì tôm để ăn sáng, cùng với mì tôm là uống sữa để có một bữa sáng nhanh gọn. Tuy nhiên việc ăn uống như vậy có hợp lý không? Ăn mì tôm xong uống sữa có sao không? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
ĂN MÌ TÔM XONG UỐNG SỮA CÓ SAO KHÔNG?
Mì tôm hay mì ăn liền là những thực phẩm công nghiệp, đồ ăn nhanh quen thuộc với mỗi gia đình. Mì tôm/mì ăn liền cũng là món ăn được rất nhiều người yêu thích, hương vị đa dạng, hấp dẫn, tiện lợi và nhanh gọn đặc biệt là với những người bận rộn, có ít thời gian cho việc ăn uống. Cùng vì như vậy mà nhiều người thường lựa chọn ăn mì tôm, ăn 1 tô mì ăn mì ăn liền và uống thêm sữa để thêm chất dinh dưỡng cho bữa ăn hoặc vừa ăn vừa uống sữa để giảm bớt cảm giác cay nóng của một số loại mì tôm siêu cay.
Vậy ăn mì tôm xong uống sữa có sao không? Thực tế việc ăn mì tôm và uống sữa không phải là 2 thực phẩm kiêng kị với nhau. Nhưng nếu uống sữa ngay sau khi ăn mì có thể khiến bạn bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
Còn nhìn chúng thì bạn vẫn có thể uống sữa sau khi ăn mì tôm xong hoặc vừa ăn vừa uống. Những không nên ăn uống như vậy, mà bạn nên ăn mì tôm xong đợi khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì mới nên uống thêm sữa. Như vậy chất dinh dưỡng từ sữa sẽ được hấp thu tốt đa và hiệu quả nhất. Đồng thời sữa và mì cũng không gây ra những phản ứng khiến hệ tiêu hoá khó chịu, khó tiêu.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG VỚI SỮA
Sữa là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng những nếu sử dụng sữa không đúng cách có thể gây ra tình trạng ngộ độc hoặc những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng (1). Dưới đây là những lưu ý mà bạn nên tránh khi uống sữa và kết hợp sữa với các loại thực phẩm khác:
- Không uống sữa với Chocolate
Thông thường nhiều người rất thích uống sữa kết hợp với chocolate, vì sữa giàu đạm còn chocolate thì lại rất giàu năng lượng. Tuy nhiên việc kết hợp này là không nên, sữa khi được kết hợp với chocolate sẽ là cho canxi trong sữa phản ứng với loại acid Oxalic và tạo thành một hợp chất có tên là Calcium Oxalate và gây hại cho cơ thể.
Việc thường xuyên uống sữa với Chocolate sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt canxi, chậm phát triển, tóc bị khô, dễ gẫy xương, còi cọc và đặc biệt là gây ra tình trạng tiêu chảy và gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Hạn uống sữa cùng với ăn Trứng
Không ít người thường có thói quen uống sữa và ăn trứng vào sữa sáng. Tuy nhiên việc ăn trứng và uống sữa chỉ cung cấp cho cơ thể thêm chất đạm chứ không đảm bảo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, việc ăn chỉ ăn trứng và uống sữa cho bữa sáng là hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra việc ăn trứng và uống sữa chung với nhau còn gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu…
- Không nên uống sữa với ăn Cháo
Chúng ta thường xuyên có thói quan uống sữa và ăn cháo để với suy nghĩ tăng thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực tế thì việc uống sữa và ăn cháo là những việc kết hợp không nên, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Trong thành phần của sữa có chứa hàm lượng vitamin A phong phú, còn cháo thì thường cung cấp tinh bột lớn, và chất xúc tác Lipoxygenase sẽ phá hủng vtitamin A.
- Không uống sữa với ăn Cam
Không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa. Nguyên nhân là bởi vì protein trong sữa kết hợp với hàm lượng axit trong cam, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể con người. Ngoài cam ra thì sữa cũng không nên ăn chúng với các loại trái cây khác, đặc biệt là những loại trái cây có hàm lượng vitamin C và tính acid cao.
- Không nên uống sữa thêm Đường
Khi uống sữa thì nên hạn chế việc thêm đường đối với các loại sữa bột đặc biệt là khi uống sữa nóng. Khi uống sữa nóng mà thêm đường sẽ gây ra những phản ứng giữa Lysine và Fructose có trong sữa và sẽ tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Như vậy bạn không nên pha sữa đặc với đường, hoặc nếu muốn ăn đường thì nên ăn trước hoặc sau khi uống sữa ít nhất là 1 tiếng để chúng không gây ảnh hưởng đến nhau.
- Không dùng sữa để uống thuốc
Không ít người cho rằng việc uống sữa sau khi uống thuốc sẽ giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng và nhanh hấp thu thuốc tốt hơn. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn không đúng. Việc uống sữa sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc của cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong cơ thể bị giảm đi.
Uống sữa khi uống thuốc sẽ tạo ra lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra những phản ứng hoá học tạo thành vón cục và không thể tan ra được, cơ thể sẽ không hấp thu được thuốc.
ĂN MÌ TÔM ĐÚNG CÁCH ĐỂ AN TOÀN VÀ DINH DƯỠNG HƠN
- Trụng mì trước khi nấu
Trùng mì qua nước sối trước 1 lần là cách để loại bỏ bớt lớp sáp phủ bên ngoài của sợi mì. Đồng thời trụng mì cũng là cách để giúp bạn loại bỏ bớt chất béo trong quá trình chế biến, chiên mì để mì được bảo quản lâu hơn.
Như vậy khi ăn bạn có thể trụng mì qua với nước sôi 1 lần trước rồi mới nấu nhé.
- Chỉ sử dụng 1 nửa gói súp gia vị
khi nấu mì tôm chúng ta chỉ nên sử dụng ½ gói bột súp, bởi sợi mì cũng đã chứa một lượng muối nhất định để sợi mì được giòn rồi, vì vậy khi nấu bạn chỉ nên dùng 1 chút gia vị là vừa ăn nhé.
Đồng thời bạn cũng có thể loại bỏ và không sử dụng gói dầu trong mì sẽ tốt hơn nhé.
- Kết hợp thêm rau xanh, trứng thịt…
Mì tôm thực tế có rất ít chất dinh dưỡng, và không thể cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể được. Vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng thì nên kết hợp mì tôm với các loại rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin. Ngoài ra cũng nên thêm trứng, thịt để bổ sung chất đạm cho cơ thể và cũng giúp tô mì hấp dẫn hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn.
- Uống nhiều nước và bổ sung trái cây sau khi ăn mì tôm
Uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng chuyển hoá và hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Đồng thời ăn mì tôm thường khiến chúng ta có cảm giác nóng trong người, uống nước lọc sẽ giúp giải nhiệt cơ thể.
Như vậy ăn trái cây và uống nhiều nước lọc sau khi ăn mì tôm sẽ giúp chúng ta hạn chế được hiện tượng nhiệt, nổi mụn hoặc béo bụng.
- Không nên ăn quá nhiều mì tôm
Mì tôm là thực phẩm quen thuộc, tiện lợi và dễ ăn đặc biệt phù hợp với những người bận rộn, có ít thời gian cho việc ăn uống. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều mì tôm, không nên ăn mì tôm liên tục kéo dài.
Mì tôm cũng như những loại thực phẩm công nghiệp khác, nếu lạm dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ, gia tăng nguy cơ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, huyết áp, tuyển đường, suy gan, suy thận… Nhìn chúng mì tôm chỉ thích hợp để ăn tạm vào những bận, những ngày lười để giải quyết nhanh cơn đói, còn lại bạn vẫn nên ưu tiên ăn những món ăn được chế biến từ những thực phẩm tươi.
Ăn mì tôm xong uống sữa có sao không? Thực tế thì ăn mì tôm xong uống sữa sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên nếu uống sữa ngay sau khi ăn mì xong và đặc biệt là những loại sữa lạnh thì có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!