Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1902 lượt xem

XÔI BAO NHIÊU CALO VÀ ĂN CÓ BÉO KHÔNG?

Xôi là món ăn thông dụng của nhiều nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Nguyên liệu chính làm nên xôi là gạo nếp được hấp chín bằng hơi nước. Trên thực tế, không ít người lo lắng ăn xôi có thể gây béo. Xôi bao nhiêu calo và ăn có béo không, cùng blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu ngay nhé!

Xôi bao nhiêu calo?

+ 1 gói xôi trung bình 400-600 calo

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, 1 gói xôi trung bình có thể cung cấp khoảng 400 đến 600 calo. Lượng calo có thể thay đổi tùy thuộc vào các nguyên liệu chế biến cùng với xôi hoặc các nguyên liệu ăn kèm như thịt, chả lụa,…

+ Xôi bắp chứa 310 calo

Xôi bắp là loại xôi không sử dụng gạo nếp, thay vào đó là dùng hạt ngô ngâm với nước vôi, đãi vỏ và hấp chín. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 gói xôi bắp có thể cung cấp khoảng 310 calo.

+ Xôi gấc chứa 600 calo

Xôi gấc là loại xôi sử dụng thịt gấc để tạo sắc đỏ. Gấc sẽ được đem giã nhuyễn trộn đều với gạo nếp đã ngâm và hấp chín. Trung bình, một gói xôi gấc có thể cung cấp khoảng 600 calo.

+ Xôi lạc, xôi mặn chứa khoảng 500 calo

Xôi lạc hay xôi đậu phộng là loại xôi có nhân lạc được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và hấp chín.

Mặt khác, xôi mặn là xôi trắng ăn kèm theo các món mặn như thịt kho, trứng, chả lụa,…

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, món xôi lạc, xôi mặn thường chứa khoảng 500 calo.

+ Xôi đậu xanh, xôi đậu đen chứa khoảng 500 calo

Xôi đậu xanh là loại xôi có thành phần đậu xanh đãi vỏ, ngâm nở, trộn với gạo nếp và hấp chín.

Còn xôi đậu đen, loại xôi này có thành phần là đậu đen được đãi vỏ, ngâm nở, trộn cùng gạo nếp và hấp chín.

Tính trung bình, xôi đậu xanh, xôi đậu đen cung cấp cho cơ thể khoảng 500 calo.

+ Xôi trắng 300 calo

Xôi trắng được biết tới là món xôi thông dụng nhất, nguyên liệu chỉ với gạo nếp và chút muối. Xôi trắng thường được ăn kèm với các thực phẩm khác. Một gói xôi trắng có thể cung cấp khoảng 300 calo.

+ Xôi vò 480 calo

Xòi là loại xôi có thành phần đậu xanh, gạo nếp được hấp chín tán nhuyễn. Xôi vò thường ăn kèm với chè đường đậu xanh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một gói xôi vò có thể cung cấp khoảng 480 calo.

Thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp?

Gạo nếp (còn được gọi là gạo sáp) là loại gạo được trồng phổ biến ở Châu Á. Gạo tròn, mỏng, màu trắng đục, khi nấu chín nở ít, dẻo nhiều, vị ngọt và thơm dịu. Ở Việt Nam có nhiều giống gạo nếp ngon như:

  1. Gạo nếp cái hoa vàng: Gạo nếp cái hoa vàng trồng chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hoa của loại gạo này có màu vàng nên được gọi là nếp cái hoa vàng.
  2. Gạo nếp Tú Lệ: Là đặc sản và được trồng chủ yếu ở tỉnh Yên Bái. Gạo nếp Tú Lệ màu trắng, tròn đầy, thơm và ngọt.
  3. Gạo nếp nương Điện Biên: Là loại gạo được trồng tại vùng núi rừng Tây Bắc, gạo săn, cứng cáp, có mùi thơm đặc trưng.
  4. Gạo nếp ngỗng: Gạo nếp ngỗng được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm của gạo nếp ngỗng là hạt gạo dài, to thuôn như trứng ngỗng thu nhỏ, mùi thơm dịu nhẹ.
  5. Gạo nếp nhung: Gạo nếp nhung được trồng chủ yếu ở khu vực thuộc tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hạt gạo nếp nhung có đặc điểm to tròn, mập, màu trắng đục, thơm khi nấu, để nguội ít khi bị cứng.

Gạo nếp theo các chuyên gia dinh dưỡng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa một lượng lớn tinh bột, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100 gram gạo nếp gồm có:

  1. Nước: Cung cấp 76.63 ml
  2. Năng lượng: Bổ sung 406 calo
  3. Chất đạm: Cung cấp 2.02 gram
  4. Chất xơ: Khoảng 1 gram
  5. Tinh bột (Carbohydrate): 21.09 gram
  6. Đường: 0.05 gram
  7. Khoáng chất: 2 gram canxi; Sắt khoảng 0.14mg; Ma giê khoảng 5mg; Phốt pho 8 mg; Kali khoảng 10 mg; Natri khoảng 5mg; Kẽm bổ sung 0.41mg; Đồng khoảng 0.05 mg; Mangan cung cấp 0.26 mg; Selen 5.6 mg;…
  8. Vitamin: Thiamin khoảng 0.02 mg; Riboflavin bổ sung 0.01 mg; Niacin 0.29 mg; Acid pantothenic khoảng 0.22 mg; Vitamin B6 khoảng 0.03 mg; Folate khoảng 1 mcg; Vitamin E bổ sung 0.04mg;…

Ăn xôi có béo không?

Xôi là thực phẩm có hàm lượng calo cao, tùy thuộc vào từng loại xôi và các thực phẩm ăn kèm mà một gói xôi có thể dao động từ 400 đến 600 calo. Do đó, ăn nhiều xôi có thể gây béo.

Cách ăn xôi không béo

Để hạn chế tình trạng ăn xôi gây béo, khiến bạn tăng cân, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo sau:

  1. Không ăn quá nhiều xôi: Xôi chủ yếu được làm từ gạo nếp, giàu thành phần tinh bột nên có lượng calo cao. Để giảm bớt lượng calo từ xôi, người dân nên hạn chế khẩu phần xôi mỗi bữa.
  2. Hạn chế ăn cùng các loại thực phẩm khác: Có rất nhiều món ăn kèm với xôi như thịt, trứng, ruốc, lạp sườn,… Những món này góp phần làm lượng calo tăng lên và bạn sẽ có nguy cơ béo hơn nếu ăn thường xuyên. Do đó, khi ăn xôi nên hạn chế ăn cùng các loại thực phẩm khác nếu không muốn bị béo.
  3. Chỉ nên ăn xôi và bữa sáng: Xôi giàu calo nên phù hợp với bữa sáng, là bữa mà cơ thể cần nạp nhiều năng lượng để phục vụ cho các hoạt động trong ngày. Ăn xôi vào các bữa khác, đặc biệt là bữa tối có nguy cơ gây dư calo, khiến cơ thể bị tích mỡ.

Ăn xôi có tốt không?

Nhìn chung, xôi là một thực phẩm lành mạnh và có lợi cho cơ thể nếu ăn đúng cách. Những lợi ích của xôi có thể kể đến như:

  1. Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa: Nguyên liệu chính làm nên xôi là gạo nếp. Chúng có chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
  2. Tăng cường hệ miễn dịch: Một số chất trong xôi như đồng, kẽm, vitamin B và C hỗ trợ cơ thể cải thiện hệ thống miễn dịch, phòng ngừa viêm nhiễm và nhiễm trùng.
  3. Thúc đẩy sức khỏe của xương khớp: Xôi làm từ gạo nếp chứa nhiều canxi, một khoáng chất quan trọng giúp thúc đẩy của xương khớp và răng.
  4. Cải thiện sức khỏe hệ thống tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, xôi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ làm giảm huyết áp và hạ cholesterol “xấu” LDL.
  5. Tăng cường vai trò một số chức năng quan trọng của cơ thể: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều loại vitamin B có trong xôi tham gia vào quá trình trao đổi chất, bao gồm cân enzyme, nội tiết tố,…

Những lưu ý khi ăn xôi

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế ăn xôi gây tăng cân, một số lưu ý được các chuyên gia đưa ra là:

  1. Xôi chỉ nên ăn 1 tuần 2 lần: Là thực phẩm giàu calo, giúp no lâu, tinh thần minh mẫn và hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không nên thường xuyên ăn xôi vì có thể gây dư calo ảnh hưởng cân nặng và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo khuyến cáo, người dân chỉ nên ăn xôi 2 lần/tuần.
  2. Không nên ăn xôi thay cho việc ăn cơm: Hàm lượng calo của xôi cao hơn cơm. Hơn nữa, xôi khó tiêu hóa hơn cơm nên có thể gây ảnh hưởng bữa ăn kế.
  3. Tránh ăn xôi khi đang có vấn đề về tiêu hóa: Những người đang có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn xôi vì thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  4. Không ăn xôi khi cơ địa đang bị nóng: Xôi giàu tinh bột, có tính nóng nên không ăn món này khi cơ địa đang nóng sẵn vì có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
  5. Tránh ăn xôi khi đang mang thai: Hàm lượng tinh bột cao trong xôi có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở bà bầu. Lượng calo cao cũng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Kết luận

Xôi là món ăn dân dã của người Việt với thành phần nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp. Có nhiều loại xôi khác nhau, tùy thuộc vào vùng miền mà xôi được thêm vào các nguyên liệu và thực phẩm khác để gia tăng thẩm mỹ và hương vị. Là món ăn được làm từ gạo nếp cùng nhiều nguyên liệu khác, xôi có hàm lượng calo và có thể gây béo nếu bạn thường xuyên ăn xôi.

Dẫu vậy, ăn xôi với tần suất 2 lần/tuần, áp dụng một số lưu ý khi ăn xôi sẽ mang lại những lợi ích về sức khỏe. Điều quan trọng, bạn cần quản lý được lượng calo nạp vào, tránh gây dư thừa calo dẫn tới tăng cân.

Để làm được điều này, cần đảm bảo:

  1. Tránh ăn nhiều xôi cùng các loại thực phẩm giàu calo khác
  2. Nên uống nhiều nước
  3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
  4. Không ăn đồ ngọt
  5. Chế độ sinh hoạt hợp lý, dành nhiều thời gian vận động trong ngày để gia tăng lượng calo tiêu hao. Các bộ môn vận động có thể tham khảo như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, gym,…
  6. Hạn chế căng thẳng, căng thẳng cũng có thể là một trong những nguyên nhân góp phần khiến cơ thể dễ bị béo
  7. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, duy trì nhịp sinh học cơ thể ổn định
  8. Với những người làm việc văn phòng, cần tăng thời gian đứng lên vận động, vươn vai, đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp xôi bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn có thắc mắc, băn khoăn liên quan tới sức khỏe cần được các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn hoàn toàn miễn phí, đừng ngần ngại để lại bình luận cuối bài

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!