Để làm ra những chiếc bánh mỳ giòn và thơm ngon đòi hỏi người đầu bếp phải nắm được các nguyên tắc khi nhào bột, ủ bột và nướng bánh. Trong đó, ủ bột là công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh mỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bánh. Vậy thời gian ủ bột bánh mì trong bao lâu? Ủ qua đêm trong tủ lạnh được không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này ở bài viết dưới đây!
TÌM HIỂU VỀ BÁNH MÌ
Bánh mì là một loại thực phẩm được làm từ bột mì hoặc ngũ cốc xay nhỏ trộn cùng với nước, sau đó mang đi nướng. Đây là một món ăn bình dân xuất hiện ở khắp mọi nơi, vô cùng ngon miệng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Người ta thường ăn bánh mì kẹp cùng một số loại nguyên liệu như: Thịt lợn quay, thịt xíu mại, pate, xúc xích, trứng rán, bơ, dưa chuột, rau mùi, đồ chua,…
Tùy vào từng địa phương mà món bánh mì sẽ được biến tấu theo nhiều cách khác nhau. Từ chiếc bánh mì chả cá của Nha Trang, bánh mì thịt rim Hội An, bánh mì xíu mại Phan Thiết rồi cả bánh mì bột lọc của Huế.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BÁNH MÌ
Bánh mì là một món ăn lành tính nên phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ, người trung niên và cả người lớn tuổi. Trong bánh mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: Carbs, chất đạm, chất xơ, vitamin B, C, E, natri, mangan, selen, sắt, niacin,…
Khi ăn bánh mì, các bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe như:
- Ngăn ngừa tình trạng táo bón: Trong 1 lát bánh mì ngũ cốc (33 gram) sẽ có chứa khoảng 2 gram chất xơ. Từ đó, có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế các vấn đề khó tiêu, đầy hơi và táo bón.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Trong bánh mì có chứa một lượng lớn carbohydrate – đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Ngoài ra, carb cũng đóng một vai trò quan trọng đối với các chức năng của não bộ, giúp cung cấp nhiên liệu cho hệ thần kinh trung ương.
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: 1 lát bánh mì sẽ cung cấp đến 6 % nhu cầu chất sắt thiết yếu hàng ngày. Sắt là một khoáng chất quan trọng, giúp sản sinh các tế bào máu cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, sắt còn giúp đảm bảo cung cấp đủ oxy đến các mô, cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Giúp cải thiện chức năng nhận thức của não bộ, tăng cường sự tập trung và khả năng ghi nhớ.
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: Trong bánh mì có chứa nhiều selen, 1 lát bánh mì mỏng có thể cung cấp đến 6 % nhu cầu selen cần thiết mỗi ngày. Đây là thành phần cấu tạo nên kháng thể (hay còn gọi là globulin miễn dịch), giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus. Ngoài ra, selen còn tham gia cấu tạo nên enzyme iodothyronine deiodinase cần thiết cho quá trình chuyển hóa iod và tổng hợp hormone tuyến giáp. Từ đó, giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp.
- Bổ sung vitamin B1 cho cơ thể: Trong bánh mì có chứa rất nhiều vitamin B1 (hay còn gọi là thiamin). Đây là một dưỡng chất quan trọng của cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của các dây thần kinh và tim mạch.
Ủ BỘT BÁNH MÌ TRONG BAO LÂU ?
Trên thực tế, thời gian ủ bột bánh mì sẽ phụ thuộc vào phương pháp ủ bột. Hiện tại, có hai phương pháp ủ bột phổ biến, đó là ủ chậm (ủ lạnh) và ủ nhanh (ủ nóng). Mối phương pháp lại có thời gian ủ bột khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ủ chậm/ủ lạnh
Ủ bột bánh mì trong bao lâu? Ủ chậm (ủ lạnh) là phương pháp ủ bột mì được diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô, ví dụ như trong môi trường tủ lạnh. Chính điều này sẽ giúp men hoạt động chậm lại. Thông thường, thời gian ủ chậm sẽ kéo dài trong khoảng từ 8 – 12 tiếng. Mặc dù mất khá nhiều thời gian nhưng nhiều đầu bếp vẫn lựa chọn ủ bột bằng phương pháp này.
Ưu điểm của phương pháp ủ chậm/ủ lạnh đó chính là kích thích vi khuẩn sản sinh ra axit lactic và các hợp chất thơm khác. Từ đó, giúp cho bánh mì thơm ngon, mềm và xốp hơn.
- Ử nhanh/ủ nóng
Ủ nhanh/ủ nóng là phương pháp ủ bột ở trong môi trường nhiệt độ ấm. Thông thường, người làm bánh sẽ tận dụng nhiệt độ của bếp để giúp bột nở nhanh hơn. Từ đó, rút ngắn được thời gian cho công đoạn này.
Đối với cách ủ nhanh/ủ nóng, bột mì chỉ cần ủ từ 1 – 2 tiếng là đã đạt đến độ nở chuẩn. Chính vì vậy, phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với cách ủ chậm/ủ lạnh. Trong trường hợp các bạn muốn làm bánh ăn ngay trong ngày thì phương pháp ủ nhanh chính là sự lựa chọn phù hợp.
Ủ QUA ĐÊM TRONG TỦ LẠNH ĐƯỢC KHÔNG?
Theo chia sẻ của những người làm bánh thì các bạn có thể ủ bột mì qua đêm nếu như bạn chọn phương pháp ủ lâu (ủ chậm). Tốt nhất là các bạn nên cho bột mì vào hộp đậy kín, để bột nở bên ngoài nhiệt độ thường trong khoảng 2 giờ.
Sau đó, bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ khoảng 5 độ C trong khoảng 3 tiếng hoặc để qua đêm trước khi nhào nặn bánh. Các bạn có thể bảo quản bột này trong tủ lạnh khoảng 2 tuần để sử dụng dần.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÁNH MỲ
Để làm ra được những chiếc bánh mì thơm ngon, mềm xốp thì các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình làm bánh:
- Khi nhồi bột mì, nếu các bạn bị bột dính vào tay thì hãy rắc một ít bột áo lên trên mặt bàn (hoặc có thể xoa bột lên tay), rồi tiếp tục nhồi. Một cách khác là các bạn có thể cho bột vào trong tô, rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy kín lại miệng tô và cho vào trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng. Sau đó, mới lấy ra nhồi tiếp.
- Nếu các bạn thấy bột mì bị quá nhão, thì hãy dùng một chiếc khăn khô, sạch, rồi cho phần bột vào và gói lại. Sau đó, để yên trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu bột vẫn còn bị nhão, thì các bạn hãy để lâu hơn hoặc gói bột vào trong một chiếc khăn khác. Lượng nước thừa trong bột sẽ thấm dần vào khăn, giúp bột hết bị nhão.
- Nếu bạn ủ bột trong thời gian quá lâu, bột bánh sẽ có mùi nồng và hơi chua do lên men nhiều. Để khắc phục tình trạng này thì các bạn hãy cho một chút muối vào bột (với tỷ lệ 5 g muối/ 500 g bột). Việc làm này sẽ giúp cho bột hết chua và không bị ngả màu vàng sậm.
CÁCH LÀM BÁNH MÌ THƠM NGON, ĐẶC RUỘT
Dưới đây là một số cách làm bánh mì thơm ngon, siêu dễ mà các bạn có thể tham khảo:
- Cách làm bánh mì bằng lò nướng:
Nguyên liệu làm bánh mì:
280g bột mì ( Bột mì số 13)
5g men nở khô
1 quả trứng gà
1 muỗng sữa bột
20g bơ lạt
15g đường
Một ít muối
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu
Cho 280g bột mì, 5g men nở khô, 15g đường, 1 muỗng sữa bột và một ít muối vào tô rồi trộn đều lên.
Bước 2: Nhồi bột mì
Đập 1 quả trứng gà vào, rồi cho thêm 120ml nước và bắt đầu nhồi bột.
Bước 3: Ủ bột
Cho vào 15g bơ và tiếp tục nhồi cho đến khi bột mềm mịn, dẻo mà không bị dính tay thì cho khối bột vào tô và bọc kín lại. Các bạn ủ bột trong 1 – 2 tiếng cho đến khi bột nở to gấp đôi.
Bước 4: Để bột nghỉ
Rắc một chút bột lên mặt bàn rồi ấn xẹp khối bột vừa trộn. Sau đó, chia khối bột thành 7 phần bằng nhau rồi vo tròn, đậy kín và để bột nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút.
Bước 5: Nhào nặn bánh mì
Đặt bột lên bàn, rồi sử dụng cây cán bột cán xẹp bọt khí. Sau đó, dùng 2 tay nhẹ nhàng cuốn bột từ trên xuống dưới, nối mép bột lại, vuốt hai đầu miếng bột nhọn lại để tạo hình chiếc bánh mì. Các bạn thực hiện lần lượt cho đến khi hết bột.
Cho bột vào khay nướng, sử dụng khăn đậy kín và ủ thêm 60 phút để cho bột nở gấp đôi.
Bước 6: Nướng bánh mì
Bật lò nướng ở 200 độ C trong vòng 10 phút, rồi sau đó cho khay bánh vào nướng trong khoảng 20 – 25 phút là bánh chín vàng.
- Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu:
Các bạn muốn làm bánh mì nhưng lại không có lò nướng, hãy cùng tham khảo cách làm bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bột mì đa dụng 250 gram
Sữa tươi không đường 175 ml
Men nở 5 gram
Dầu ăn 20 ml
Đường 30 gram
Muối 5 gram
Cách chế biến:
– Ủ men
Cho 175ml sữa tươi không đường ấm vào tô, rồi thêm 30gr đường và 5gr men nở. Khuấy đều và để hỗn hợp men nghỉ trong khoảng 10 phút.
– Trộn bột
Cho 250g bột mì đa dụng và 5g muối vào tô, trộn đều để các nguyên liệu hòa vào nhau. Sau đó, tạo 1 lỗ nhỏ ở giữa tô bột, rồi cho tiếp 20ml dầu ăn cùng hỗn hợp men đã ủ vào tô, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp kết dính với nhau.
– Nhào bột
Bạn cho bột ra mặt bàn, dùng tay nhào khoảng 10 phút cho tới khi bột tạo thành 1 khối mịn, không còn dính tay là được.
– Tạo hình bánh
Chia khối bột thành những phần nhỏ bằng nhau khoảng 10gr. Lấy các viên bột đã chia nhỏ ra, sử dụng cây cán bột cán dẹt hình dài. Sau đó, sử dụng đầu ngón tay gấp các mép và cuộn bánh lại. Sau khi tạo hình xong thì tiếp tục ủ bánh thêm khoảng 45 phút nữa để bột nở to.
Tiếp đó, sử dụng dao rạch một đường trên lưng bánh, rồi xịt 1 lớp nước lên trên mặt bánh.
– Nướng bánh
Trước tiên, các bạn làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 3 phút trước khi cho bột vào.
Sau khi nồi chiên đã đạt đủ độ nóng, thì các bạn cho khay bánh vào nướng trong 15 phút ở nhiệt độ 165 độ C. Để bánh không bị khô, sau khi nướng bánh được 3 phút nướng, các bạn mở nồi chiên và xịt lên trên mặt bánh 1 lớp nước. Thực hiện xịt nước như vậy thêm 2 lần nữa sau mỗi 3 phút.
Mong rằng với cách ủ bột bánh nêu trên đã mang đến bạn thông tin bổ ích. Nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề ủ bột bánh mì trong bao lâu? ủ qua đêm trong tủ lạnh được không có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được giải đáp.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!