Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
291 lượt xem

Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh cho mẹ bầu tham khảo

Trên thực tế, dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh cho mẹ bầu tham khảo thường được thể hiện một cách rõ ràng thông qua kết quả siêu âm thai trong quá trình khám thai định kỳ. Cùng với đó, cơ thể cũng sẽ phát ra những “tín hiệu” báo cho mẹ bầu biết em bé đang phát triển rất khỏe mạnh.  

Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh cho mẹ bầu tham khảo dựa trên kết quả siêu âm thai

Theo các bác sĩ, khám thai định kì là hoạt động rất quan trọng khi mang thai nhằm  giúp đánh giá, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn 11 tuần tuổi, thai nhi phát triển khá nhanh, nhiều cơ quan dần hình thành và xuất hiện.

Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể nhận thấy phần đầu của em bé có độ dài bằng một nửa phần thân. Khuôn mặt bắt đầu rộng dần ra, 2 mắt xa nhau, mí mắt đang nhắm lại. Phần tai gần như hoàn chỉnh, ở miệng đang hình thành lưỡi, hàm ếch và răng.

Hình ảnh thai nhi 11 tuần khỏe mạnh được thể hiện khá rõ nét thông qua phần thân, khi mà mẹ có nhìn thấy núm vú, tay, chân, các ngón tay, ngón chân của bé. Cơ quan sinh dục-sinh sản cũng đang dần hình thành.

Từ trên hình ảnh có được, các bác sĩ sẽ giảng giải và chỉ cho mẹ bầu những bộ phận đang phát triển của em bé. Từ đó, mẹ bầu có thể biết được rằng em bé đang phát triển rất tốt ở tuần thứ 11.

Đặc biệt, có một điều khá thú vị mà mẹ bầu nên biết chính là từ tuần thứ 11, thai nhi đã bắt đầu biết đá chân hoặc duỗi người. Tuy nhiên, cử động này của thai nhi còn rất nhỏ nên mẹ bầu chưa thể cảm nhận được một cách rõ ràng.

Bên cạnh sự phát triển của các bộ phận trên cơ thể, dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh cho mẹ bầu tham khảo còn được thể hiện ở chỉ số kích thước và cân nặng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, kích thước tiêu chuẩn trong giai đoạn thai được 11 tuần là 4 cm, khối lượng thai nhi 11 tuần tuổi tiêu chuẩn là 7 gram.

Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh thông qua các biểu hiện trên cơ thể người mẹ

Cùng với hình ảnh và các chỉ số siêu âm thai, mẹ bầu cũng có thể nhận biết thai nhi trong giai đoạn 11 tuần tuổi có đang khỏe mạnh, phát triển bình thường hay không thông qua các “tín hiệu” từ cơ thể.

Các dấu hiệu này bao gồm:

  1. Sự thay đổi của vòng 1: Khi thai nhi đang phát triển tốt, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được và có cảm giác kích thước vòng 1 của mình tăng lên. Bà bầu cũng sẽ có cảm giác căng tức, độ nhạy cảm gia tăng một cách đáng kể. Điều này xảy ra do sự gia tăng của một số hormone phục vụ cho quá trình phát triển của em bé.
  2. Mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu: Trong thời gian mang thai, hormone hCG sẽ liên tục được tiết ra, điều này có thể khiến cho bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu. Cùng với đó, khi em bé đang ngày một lớn lên, em bé sẽ chèn vào bàng quang, dẫn đến khả năng tích trữ nước tiểu của bà bầu trở nên kém đi. Những điều này sẽ khiến cho bà bầu có cảm giác muốn đi tiểu một cách thường xuyên.
  3. Bà bầu có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, bị ợ nóng: Khi mang bầu, cơ thể của người mẹ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone progesterone và điều này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa dẫn tới triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, bị ợ nóng.
  4. Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn: Nếu như thai phát triển khỏe mạnh, khứu giác của mẹ bầu sẽ trở nên rất nhạy cảm đối với mùi đồ ăn. Mẹ còn cảm thấy buồn nôn và nôn khan thường xuyên do ốm nghén. Cùng với đó, khẩu vị của bà bầu cũng sẽ có sự thay đổi. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ biến chứng trong thai kỳ ở những bà bầu thường xuyên bị ốm nghén thường thấp hơn.
  5. Cơ thể đau nhức, nhức mỏi thưởng xuyên: Khi mang thai vào tuần thứ 11, nếu em bé đang phát triển một cách khỏe mạnh, bà bầu sẽ cảm thấy các cơn đau nhức trên cơ thể thường xuyên xuất hiện. Nó có thể là ở vùng cánh tay, chân, lưng,… Dấu hiệu này chỉ ra rằng em bé đang ngày một lớn lên và bạn không cần phải lo lắng.
  6. Cân nặng của mẹ bầu tăng đều đặn: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không chỉ ăn cho riêng mình mà còn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Nếu như mẹ bầu thấy bản thân mình đang tăng cân một cách đều đặn, khoảng 0.5 kg mỗi tuần, điều này chứng tỏ mẹ bầu đang có chế độ dinh dưỡng hợp lý, là dấu hiệu cho thấy thai đang phát triển một cách khỏe mạnh.
  7. Chỉ số huyết áp và mức đường trong máu của mẹ bầu duy trì ở mức ổn định: Theo các bác sĩ thì chỉ số huyết áp cùng mức đường trong máu là hai chỉ số rất quan trọng, nhân viên y tế sẽ luôn đo trong quá trình mẹ bầu đi khám thai. Nguyên nhân bởi các chỉ số này có thể chỉ ra mẹ bầu có đang bị đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật hay không. Thực tế thì đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật đều là những bệnh lý nguy hiểm, đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi. Do đó, nếu mẹ không mắc phải 2 bệnh lý này, thai nhi sẽ phát triển một cách khỏe mạnh.

Làm sao để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh?

Không chỉ ở tuần thứ 11 mà trong suốt thai kỳ, để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên sau:

  1. Mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi một cách phù hợp: Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu thường yếu hơn bình thường. Do đó, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng. Mẹ bầu cần tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ. Có giấc ngủ ngon và sâu mỗi ngày sẽ giúp tinh thần và cơ thể của mẹ luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu nên có ít nhất 7 giờ ngủ mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá sức lực, nên dành thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa các giờ làm việc.
  2. Có chế độ vận động, tập luyện hợp lý: Kể cả khi mang thai, bà bầu cũng nên dành thời gian để vận động, điều này đặc biệt tốt khi mang thai 11 tuần tuổi và xuyên suốt thai kỳ. Tuy nhiên, các bà bầu lưu ý là không được tự ý luyện tập. Hãy xin ý kiến của bác sĩ trong việc tư vấn chọn lựa các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tuổi của thai. Thông thường, một số bộ môn phù hợp mà bà bầu có thể lựa chọn
  3. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đủ chất trong thời gian mang thai: Để thai phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. + Chất đạm và chất béo: Bổ sung đầy đủ chất đạm và chất béo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển cơ thể của thai nhi. Chất đạm rất cần thiết cho quá trình tạo máu, có nhiều trong các loại thịt, sữa, các loại đậu,…

+ Chất sắt: Bổ sung đầy đủ chất sắt giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, các loại đậu, các loại đỗ, nội tạng động vật,…

+ Canxi: Canxi có vai trò trong việc kích thích và xây dựng sự phát triển của hệ thống xương thai nhi. Theo khuyến cáo, lượng canxi mà bà bầu cần bổ sung mỗi ngày là 800-1000mg trong suốt thời gian mang thai và khi cho con bú. Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… chứa nhiều canxi.

+ Kẽm: Thiếu kẽm khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc sinh già tháng. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ kẽm khi mang thai (tối thiểu 15mg/ngày). Kẽm có nhiều trong thịt, cá, hải sản,…

+ I-ốt: I-ốt là chất không thể thiếu khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy, thiếu i-ốt có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai chết lưu và sinh non. Nếu bị thiếu i-ốt nặng, đứa trẻ sau khi sinh ra có thể bị khuyết tật bẩm sinh. Theo các bác sĩ, nhu cầu i-ốt của cơ thể khi mang thai là 175-200mcg/ngày. I-ốt có nhiều trong các loại cá, rong biển,…

+ Axit Folic: Axit folic có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống lại khuyết tật ống thần kinh. Theo khuyến cáo, bà bầu cần bổ sung 300- 400mcg/ngày. Các thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

+ Vitamin A: Vitamin A cần thiết với phụ nữ mang thai, tham gia vào quá trình phát triển của em bé, đặc biệt là mắt. Bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin A 600mcg/ngày thông qua các sản phẩm giàu vitamin A như sữa, gan, trứng, cà rốt, xoài, bí đỏ,…

+ Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi và phốt pho. Vitamin D cần được bổ sung tối thiểu 10mcg/ngày. Vitamin D có thể được tổng hơp qua da khi tắm nắng và qua một số loại thực phẩm như pho mát, cá, trứng, sữa,…

+ Vitamin C: Vitamin C có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Nó còn có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt từ thức ăn. Vitamin C có nhiều trong các loại quả thuộc họ cam quýt, các loại rau lá xanh,…

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu xong dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh cho mẹ bầu tham khảo cũng như làm sao để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Quan trọng, bà bầu cần khám thai theo định kỳ, đặc biệt, cần đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường như ra máu ngoài âm đạo, đau bụng dữ dội, mất đột ngột các triệu chứng mang thai,… Nếu bà bầu có băn khoăn về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ sản phụ khoa tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận