Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
350 lượt xem

Bà đẻ ăn tôm được không?

Sau khi sinh nở thì vấn đề kiêng cữ, ăn uống với phụ nữ là điều cần thiết. Vì vậy mà không ít bà mẹ, sau khi sinh thường băn khoăn không biết nên ăn thực phẩm nào và không nên ăn thực phẩm nào để đảm bảo an toàn, lành mạnh sau khi sinh nở. Như vậy trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu để xem bà đẻ ăn tôm được không? và ăn tôm hậu sinh mang lại lợi ích hay những tác hại như thế nào nhé.

BÀ ĐẺ ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG?

Theo quan niệm truyền thống và kinh nghiệm dân gian thì bà đẻ thường được khuyên là không nên ăn tôm trong thời gian ở cữ. Bởi theo những quan niệm dân gian này thì việc bà bầu ăn tôm, thuỷ hải sản, những thực phẩm có mùi tanh như: tôm, tép, cá, cua, ốc, lươn, ếch… để rất dễ bị lạnh bụng, cảm lạnh đau bụng hoặc tiêu chảy hoặc mất sữa.

Tuy nhiên thực tế thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, cho thấy những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa hay gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bà mẹ.

Quá trình sản xuất sữa cua bà mẹ, được góp mặt và chịu trách nhiệm của 4 loại hormone chính là: estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.

  1. Estrogen có tác dụng kích thích tăng số lượng và kích thước của các tuyến sữa, ống dẫn sữa.
  2. Prolactin có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo ra những phản xạ tiết sữa của cơ thể người mẹ. Khi em bé bú những hormone Prrgesterone sẽ sinh ra những phản ứng và kích thích cơ thể bài tiết Porlactin để tăng tiết sữa.
  3. Progessterone có tác dụng tăng cường phát triển nang và thuỳ tuyến sữa.
  4. Oxytocin có vai trò giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực của người mẹ, tác động co bóp các cơ quanh nang và đẩy sữa đi qua nang đến các ống sữa và ra ngoài đến miệng của em bé.

Việc bà mẹ sau sinh ăn tôm hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cho thấy tôm gây hại đến sức khoẻ bà mẹ, đồng thời tôm cũng không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của quá trình tiết sữa.

Như vậy, bà đẻ ăn tôm được không? Thì câu trả lời là bà đẻ, phụ nữ sau sinh và đang nuôi con bú hoàn toàn có thể ăn được tôm. Không những có thể ăn được tôm, mà ăn tôm còn cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dồi dào và cần thiết cho cơ thể người mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh.

BÀ ĐẺ ĂN TÔM CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi sinh nở bà mẹ hoàn toàn có thể ăn được tôm. Tôm là loại thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng vitamin và các khoáng chất đa dạng như: protein, canxi, sắt, photpho, kali, magie, viatmin A, vitamin E, vitamin B… Và ăn tôm sau sinh cũng mang đến những lợi ích khác nhau cho cơ thể như:

  • Cung cấp protein và là nguồn năng lượng lý tưởng cho bà mẹ sau sinh

Tôm cung cấp hàm lượng protein cao, cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bà bầu sau sinh. Thức đầy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi nhanh chóng những tổn thương trong quá tình sinh nở.

  • Tốt cho sức khoẻ tim mạch và cải thiện huyết áp

Tôm có hàm chứa hàm lượng cholesterol cao và đều là những cholesterol tốt cho sức khoẻ. Bà mẹ sau sinh ăn tôm không chỉ không lo ảnh hưởng đến huyết áp mà ngược lại, tôm còn giúp bà mẹ ổn định huyết áp. Như vậy một số những trường hợp phụ nữ sau sinh mắc chứng cao huyết áp tạm thời cũng có thể yên tâm hơn khi ăn tôm.

Ngoài ra trong thịt tôm còn có hàm lượng cholin dồi dào, chúng có tác dụng lên homocysteine huyết thanh và hỗ trợ hoạt động cho những bệnh nhân có bệnh về tim mạch.

  • Nguồn cung cấp omega-3 dồi dào

Tôm chính là một nguồn cung cấp omega-3 vô cùng dồi dào cho sức khoẻ. Omega-3 chính là một chất béo lành mạnh và cần thiết đối với cơ thể, mà cơ thể lại không tự tổng hợp được. Như vậy ăn thịt tôm sẽ cung cấp omega-3 dồi dào cho cơ thể giúp bà bầu cải thiện tình trạng thị lự, giảm bớt căng thẳng cho bà bầu sau sinh và phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.

  • Ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau sinh

Sau khi sinh con, bà mẹ thường sẽ phải đối mặt với tình trạng đau xương, loãng xương. Như vậy ăn tôm sau khi sinh con chính là một nguồn cung cấp, bổ sung canxi một cách tuyệt vời cho bà mẹ sau sinh. Ăn tôm trong thời gian ở cữ không chỉ bổ sung canxi, ngăn ngừa loãng xương cho bà mẹ mà còn là phương pháp bổ sung thêm canxi vào sữa cho em bé, giúp em bé có xương và răng chắc khoẻ hơn.

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Trong thành phần dinh dưỡng của tôm, chúng ta sẽ rất thiếu sót nêu không kể đến hàm lượng Vitamin B12 dồi dào của tôm. Vitamin B12 chính là một trong những vi chất quan trọng đối với quá trình tổng hợp và sản xuất hồng cầu cho cơ thể.

Như vậy với bà mẹ vừa trải qua quá tình sinh sẻ, vượt cạn mà đã mất đi một lượng máu nhất định thì việc ăn tôm sẽ giúp bạn tăng cường sản xuất hồng cầu và hạn chế tình trạng thiếu máu sau sinh, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, thường xuyên đau đầu, chóng mặt sau sinh.

Sở dĩ bà đẻ đắn do không biết có nên ăn tôm trong thời gian ở cữ hay không, nguyên nhân là từ những quan niệm dân gian, cho rằng việc phụ nữ ăn tôm trong thời gian ở cữ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như: vết thương, vết sinh mổ khó lành; để lại sẹo lồi; lạnh bụng gây tiêu chảy; mất sữa…

Tuy nhiên những điều này đều chưa được khoa học chứng minh. Vì vậy bà bầu cũng không nên quá tin tưởng mà nên ăn tôm trong thời gian ở cữ. Bởi tôm mang lại rất nhiều những giá trị dinh dưỡng, và lợi ích khác nhau cho sức khoẻ của bà mẹ sau sinh. Nhưng nên chú ý ăn đúng cách với hàm lượng vừa đủ để đem lại kết quả tốt nhất cho cơ thể.

CÁCH ĂN TÔM AN TOÀN VÀ PHÙ HỢP VỚI BÀ MẸ SAU SINH

Như ở phần trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về những lợi ích của thịt tôm đối với cơ thể và sức khoẻ của bà đẻ. Tuy nhiên để ăn tôm mang lại lợi ích tốt nhất cho bà mẹ sau sinh thì chúng ta cần chú ý những điểm như sau:

  • Nên ăn tôm đồng trước và một thời gian sau thì ăn tôm biển

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà đẻ, ở thời gian đầu sau khi sinh con thì nên ăn tôm đồng, tôm muôi trước. Sau đó một khoảng thời gian thì có thể ăn tôm biển.

Bởi trong tôm biển có chứa một hàm lượng thuỷ ngân nhất định, sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể đang còn khá yếu và nhạy cảm của bà mẹ sau sinh. Sau khi cơ thể dần ổn định thì bà mẹ có thể yên tâm ăn được cả tôm đồng và tôm biển.

  • Nên ăn tôm sau khi sinh con khoảng 1 tuần

Thời gian phù hợp sau sinh để bà đẻ ăn được tôm là khoảng 1 tuần sau sinh con. Trong tuần đầu tiên sau khi vượt cạn hệ tiêu hoá còn khá yếu nên bạn chưa thể ăn được tôm, ăn tôm lúc này có thể khiến bạn bị tiêu chảy, hoặc đau bụng. Vì vậy 1 tuần đầu tiên sau sinh bà mẹ nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ hấp thu và dễ tiêu hoá.

  • Không nên kết hợp tôm với những thực phẩm hàn tính

Bởi bản chất của tôm là một thực phẩm hàn nên bạn không nên kết hợp tôm với những thực phẩm hàn tính khác như: nghêu, ngao, dưa hấu, ốc… Khi những thực phẩm có tình hàn được kết hợp với nhau, thường gây ra phản ứng không mong muốn và khiến bà mẹ bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu.

  • Không nên ăn quá nhiều tôm

Nguyên tắc ăn uống lành mạnh chính là không nên ăn một loại thực phẩm nào quá nhiều. Ngay cả khi đó là loại thực phẩm rất tốt và giàu giá trị dinh dưỡng thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều tôm sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm khác nhau để quá trình phục hồi cơ thể được nhanh chóng hơn.

  • Nếu dị ứng hoặc nhạy cảm với thuỷ hải sản thì không nên ăn

Nếu bạn bị dị ứng với cá biển, ốc, hến… thì khả năng cao bạn cũng sẽ dị ứng hoặc nhạy cảm với tôm. Vì vậy bạn cần chắc chắn mình không bị dị ứng với những loại thực phẩm này, nếu có thì bạn nên tránh và không nên ăn tôm sau khi sinh con.

  • Không kết hợp hoặc ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C

Tôm có chứa những thành phần nhạy cảm và kị với thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, bưởi… và cả đậu nành, sữa đậu nành.

Vì vậy khi ăn tôm bà mẹ sau sinh nên tránh kết hợp và không ăn cùng những loại thực phẩm giàu vitamin C này. Tốt nhất là nên ăn cách nhau từ 2-3 tiếng để đảm bảo không gây ra những phản ứng xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

  • Một số trường hợp không nên ăn tôm

Đối với nhưng bà mẹ từng có tiền sử mắc bệnh cường giáp hoặc bệnh Gout, tăng axit uric máu, viêm khớp… thì không ăn được tôm và nên tránh.

Ngoài ra thì bà mẹ sau sinh chỉ nên ăn những món ăn từ tôm được chế biến kỹ và nấu chín một cách cẩn thận. Tuyệt đối không ăn những món ăn với tôm được chế biến chín tái, còn sống. Bởi chúng rất dễ khiến bà mẹ bị ngộc độc thực phẩm hoặc nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng rất nguy hiểm.

Nên Xem Thêm:

Trên đây là những thông tin, những chia sẻ về tôm, chất dinh dưỡng cũng như tác dụng của tôm với bà đẻ, phụ nữ sau sinh. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng từ những thông tin được chia sẻ này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích, đồng thời giải đáp được thắc mắc, băn khoăn: Bà đẻ ăn tôm được không?. Thời gian phù hợp nhất để bạn ăn được tôm sau khi sinh con vượt cạn thành công là khoảng 1 tuần. Lúc này cơ thể và hệ tiêu hoá cũng đã ổn định hơn và bạn hoàn toàn có thể tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng từ tôm.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!