Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
571 lượt xem

Bà đẻ ăn mực được không?

Mực là một loại hải sản thơm ngon, dễ chế biến nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ sau sinh, khi cơ thể đang rất yếu ớt và khả năng tiêu hóa bị kém đi thì việc ăn mực vào lúc này có phải là sự lựa chọn đúng đắn. Vậy bà đẻ ăn mực được không? Phụ nữ sau sinh nên ăn và kiêng ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe? Bài viết dưới đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn này !

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỰC

Mực là một loại hải sản được tiêu thụ phổ biến trên thế giới. Phần thịt mực khá dày và giòn, khi ăn các bạn sẽ có thể cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của hải sản. Các bạn có thể chế biến mực thành nhiều món ăn khác nhau như: Mực chiên nước mắm, mực nhúng giấm, mực xào sa tế, mực hấp bia, mực nhồi thịt chiên giòn,…

Không chỉ có hương vị thơm ngon, mực tươi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: Carbohydrate, chất đạm, vitamin A, B, C cùng với các loại khoáng chất thiết yếu ( như: canxi, magie, sắt, photpho, đồng và kẽm,… ).

BÀ ĐẺ ĂN MỰC ĐƯỢC KHÔNG?

Với thành phần chất dinh dưỡng da dạng và dồi dào, việc ăn mực có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh. Có thể kể đến như:

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh

Mực có chứa một hàm lượng lớn chất sắt, đồng, giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp bù đắp lại lượng máu đã bị mất trong quá trình sinh nở và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh.

  • Giúp thúc đẩy sự phát triển hệ xương răng của thai nhi

Mực có chứa rất nhiều canxi và photpho, giúp hệ xương răng của bé phát triển tốt. Ngoài ra, các khoáng chất này cũng giúp các mẹ suy trì hệ xương khớp chắc khỏe, cứng cáp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

  • Cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu

Thành phần magie trong mực sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, đau đầu ở phụ nữ sau sinh.

  • Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Mực là loại hải sản rất giàu vitamin B212, giúp làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong cơ thể. Từ đó, hạn chế sự hình thành các cục máu đông, phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

  • Giúp kích thích sữa về nhanh hơn

Mực là loại hải sản có chứa nhiều đạm và canxi, giúp các mẹ tăng lượng sữa và tăng các dưỡng chất có trong sữa.

  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Mực có chứa rất nhiều kẽm, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giúp các mẹ sau sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

  • Bổ sung protein cho cơ thể

Mực là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Đây là một dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, tái tạo da và chữa lành các vết thương trên cơ thể. Do đó, phụ nữ sau sinh tăng cường bổ sung mực để giúp các vết thương tại tầng sinh môn hay vết mổ nhanh lành hơn.

SAU SINH BAO LÂU THÌ ĐƯỢC ĂN MỰC?

Mực là một loại hải sản có tính tanh. Chính vì vậy, đối với những mẹ mới sinh xong, hệ tiêu hóa còn kém, thì việc ăn mực sẽ có thể khiến mẹ dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, trong thời gian này, các mẹ không nên ăn mực. Đối với các mẹ sinh thường, sau sinh khoảng từ 1 – 2 tháng là cơ thể mẹ đã gần như hồi phục hoàn toàn. Lúc này, hệ tiêu hóa của mẹ đã hoạt động bình thường trở lại, do đó các mẹ có thể bắt đầu ăn được mực. Đối với các mẹ sinh mổ, thời gian cơ thể hồi phục sẽ có thể lâu hơn, khoảng từ 2- 3 tháng. Vì vậy, mẹ hãy chờ sau khoảng thời gian này thì hãy ăn mực nhé. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, các mẹ sau sinh nên ăn mực sau 3 tháng kể từ khi sinh em bé.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI MẸ SAU SINH ĂN MỰC

Để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ mực, cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn thì các mẹ sau sinh cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi ăn mực:

  1. Những mẹ có thể trạng hàn thì không nên ăn mực. Bởi mực là thực phẩm có tính hàn nên ăn vào sẽ khiến cho cơ thể mẹ càng bị lạnh hơn, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  2. Mẹ sau sinh có hệ tiêu hóa kém, bị tiêu chảy hay khó tiêu cũng không nên ăn mực.
  3. Sau khi ăn mực, mẹ sau sinh không nên ăn các loại trái cây có tính hàn như: Dưa chuột, dưa hấu, lê,… Mực vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó nếu kết hợp cùng với những loại trái cây mang tính hàn, thì sẽ dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng và khó tiêu.
  4. Phụ nữ sau sinh không nên ăn mực khô, mực rim. Bởi vì những món này không còn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn có chứa nhiều peptide, dễ khiến các mẹ sau sinh bị rối loạn tiêu hoá.
  5. Những mẹ sau sinh bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn mực để tránh các phản ứng dị ứng, nổi phát ban.
  6. Không nên chế biến mực bằng phương thức chiên rán, vì sẽ làm tăng lượng chất béo, carbs trong món ăn, khiến các mẹ dễ bị tăng cân, khó tiêu.

MẸ SAU SINH NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ CON CÙNG KHỎE?

Sau khi sinh, cho dù các mẹ có cho bé bú hay không thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cho bản thân là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng ăn sau sinh mà các mẹ cần phải lưu ý:

+ Các loại thực phẩm tốt cho sản phụ sau sinh:

  1. Cá hồi: Cá hồi là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Giống như các loại cá giàu chất béo khác, cá hồi có chứa nhiều DHA, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh và trí não của bé. Ngoài ra, DHA trong cá hồi cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng của mẹ, ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh.
  2. Các sản phẩm từ sữa ít béo: Những sản phẩm làm từ sữa điển hình như: Sữa chua, phô mai,… là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể, giúp hệ xương của cả mẹ và bé được phát triển tốt hơn. Sữa chua còn có chứa nhiều protein, vitamin B cũng như canxi, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
  3. Thịt bò: Sau khi sinh, các mẹ phải chăm sóc em bé rất vất vả nên hãy cung cấp năng lượng cho bản thân bằng các thực phẩm giàu protein và chất sắt như thịt bò. Hàm lượng chất sắt dồi dào trong thịt bò có thể giúp các mẹ tăng cường mức năng lượng, từ đó có thể chăm sóc con được tốt hơn.
  4. Rau xanh, trái cây cung cấp nhiều loại vitamin, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh. Đồng thời, cải thiện chất lượng sữa cho bé. Do đó, sau sinh mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm này.
  5. Rau ngót: Theo kinh nghiệm dân gian, sản phụ sau sinh ăn rau ngót sẽ giúp nhanh chóng đẩy hết các chất nhầy, sản dịch ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, rau ngót còn có rất nhiều công dụng tích cực đối với các mẹ sau sinh như: Làm tăng tiết sữa mẹ, trị táo bón, tăng cường sức đề kháng, giảm cân và làm đẹp da…
  6. Các loại ngũ cốc sẽ giúp các mẹ bầu bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh ăn ngũ cốc nguyên hạt còn giúp làm tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón.

+ Các loại thực phẩm mà các mẹ sau sinh nên tránh xa

Bên cạnh rất nhiều loại thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình, thì các mẹ cũng cần lưu ý tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có tác động xấu dưới đây:

  1. Tỏi: Tỏi là loại gia vị có mùi rất hăng nồng nên nếu sử dụng nó trong giai đoạn cho con bú thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến sữa có mùi, làm trẻ không thích bú.
  2. Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, chocolate: Mặc dù cà phê có thể giúp các mẹ tỉnh táo hơn trong ngày nhưng thành phần caffeine có thể đi vào sữa mẹ và khiến trẻ bị mất ngủ, trằn trọc.
  3. Các loại đồ uống có chứa cồn: Rượu và bia là những loại đồ uống các mẹ không nên sử dụng trong giai đoạn cho bé bú vì sẽ khiến trẻ không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, thậm chí bị tăng cân một cách bất thường. Đặc biệt, việc uống rượu và bia có thể làm giảm chất lượng sữa mẹ.
  4. Đồ ăn cay nóng: Những món ăn cay nóng sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé bú. Ngoài ra, các đồ ăn cay nóng cũng gây ảnh hưởng đến hệ máu của trẻ nên các mẹ cần phải lưu ý đến vấn đề này.
  5. Đồ ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ: Những món ăn này có chứa nhiều chất béo xấu, khiến cơ thể dễ bị tăng cân và sữa mẹ không có chất lượng tốt. Thay vào đó, các mẹ nên ưu tiên những món ăn được chế biến bằng phương thức hấp, luộc để bảo vệ sức khỏe.
  6. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: Cá thu, cá kiếm, cá ngừ,… có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ.
  7. Đồ ăn, thức uống lạnh: Những loại đồ ăn và thức uống lạnh có thể tác động không tốt đến răng và hệ tiêu hóa của người mẹ. Từ đó, quá trình hồi phục của người mẹ sau sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  8. Đồ ăn tái, sống: Những món ăn này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  9. Nước uống có gas: Các mẹ nên tránh sử dụng những loại nước ngọt và đồ uống có gas sau khi sinh vì sẽ dễ gây chướng bụng, đầy hơi và tăng cân…

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề: Bà đẻ ăn mực được không? Có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *