Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
577 lượt xem

Ăn khoai môn có béo không? Lượng calo là bao nhiêu trong 100g?

Ăn khoai môn có béo không? Lượng calo là bao nhiêu trong 100g. Khoai môn là một trong những loại rau củ giàu dinh dưỡng, có thể chế biến cùng nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết được giá trị dinh dưỡng có trong món ăn này như thế nào? Những lưu ý gì khi chế biến món ngon từ khoai môn? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể theo dõi thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Giới thiệu về khoai môn

Cây khoai môn có tên khoa học đó là Colocasia esculenta, loại cây này có củ ăn được. Khoai môn được trồng ở nhiều nơi, nhiều quốc gia trên thế giới. Thân cây màu xanh đậm, với củ khoai môn có vỏ ngoài xù xì, trọng lượng 1 củ khoai môn có thể lên đến 1-2kg; phần thịt khoai môn trắng cùng với những đốm màu tím trong suốt. Khoai môn khi được nấu chín thơm lừng, bở, ngọt nhẹ và về kết cấu tương tự như là khoai tây.

Tại Việt Nam, khoai môn được trồng rất nhiều ở các vùng miền khác nhau, khắp các khu chợ lớn nhỏ hầu hết đều có bán khoai môn. Với giá thành rẻ, có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau, khoai môn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày của mỗi gia đình Việt.

Lượng calo trong khoai môn là bao nhiêu

Lượng calo trong khoai môn là bao nhiêu/100g

Theo bảng nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng, 100g khoai môn có chứa khoảng 112 calo. Đây là hàm lượng calo khá thấp. Chủ yếu mức năng lượng từ khoai môn đến từ carbohydrate phức hợp, amylose và amylopectin. Đối với hàm lượng protein, trong khoai môn có chứa hàm lượng rất nhỏ, chỉ tương đương với các nguồn thực phẩm khác như khoai tây, chuối rừng, sắn…..Loại khoai môn này cung cấp chất béo ít hơn các loại hạt ngũ cốc và đậu.

Bên cạnh đó, khoai môn không có chứa chất protein gluten. Khoai môn được biết đến là loại thực phẩm có chứa chất xơ và chất chống oxy hóa khá cao. Ước tính 100 g khoai môn cung cấp khoảng  4,1 g chất xơ hoặc 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Cùng với carbohydrate, lượng chất xơ  trong khoai môn dồi dào sẽ là yếu tố chính giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Ngoài những dưỡng chất trên, khoai môn còn cung cấp hàm lượng lớn folate và kẽm; niacin, riboflavin, thiamin, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, đồng, magiê và mangan đồng thời chứa một hàm lượng lớn kali.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 100 gram lá khoai môn tươi cung cấp 4825 IU hoặc 161% RDA của vitamin A. Hơn thế nữa, lá khoai còn là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cung cấp folate, vitamin A và magiê; niacin, riboflavin, thiamin, vitamin B6, vitamin E, canxi, sắt và mangan,…được đánh giá tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Nói về lợi ích của khoai môn, có thể kể đến một số tác dụng cơ bản dưới đây:

  • Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa:

Trong củ khoai môn có chứa rất nhiều chất xơ, cao hơn nhiều so với các loại củ khoai tây, khoai lang….Chính điều này có thể cải thiện rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn, đẩy lùi được các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày.

Hơn thế nữa, củ khoai môn khi nấu chín có nhiều tinh bột do đó có lợi cho đường ruột. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng đối với những người rối loạn đường ruột, viêm loét đại tràng có xu hướng cần nhiều thực phẩm giàu chất xơ như khoai môn hơn.

  • Điều hòa lượng đường trong máu rất tốt

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khoai môn có chứa chất carbohydrate là chủ yếu hay còn được gọi là tinh bột kháng. Đây là một trong những loại được nghiên cứu chứng minh có thể mang lại hiệu quả ổn định lượng đường huyết trong máu, tác dụng kiểm soát cân nặng và có thể tác động tích cực giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có khoảng 12% lượng tinh bột có trong khoai môn là tinh bột kháng trở thành nguồn dưỡng chất tốt kết hợp với chất xơ giúp cho khoai môn trở thành một thực phẩm đặc biệt có ý nghĩa dành cho những người mắc tiểu đường.

  • Tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch thêm khỏe mạnh

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong khoai môn có chứa hàm lượng kali khá cao. Điều này có thể mang lại hiệu quả kiểm soát huyết áp rất tốt. Từ đó có thể điều chỉnh được hệ thống tim mạch, ngăn chặn các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

Hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cũng được biết đến có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu cho kết quả 10g chất xơ có trong khoai môn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 17%.

  • Ngăn chặn nguy cơ ung thư

Vì trong khoai môn có chứa chất chống oxy hóa cao. Do đó, nó có khả năng phòng chống lại các nguồn gốc tự do có thể gây hại cho sức khỏe. Một số thử nghiệm cho kết quả, một số chất trong khoai môn có thể ngăn chặn sự lây lan của một số tế bào ung thư, điển hình là: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt….

  • Kích thích tuần hoàn máu

Lý do bởi trong khoai môn có chứa hàm lượng chất sắt khá cao. Do đó nó trở thành một loại thực phẩm tốt cho thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể.

  • Ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến xương khớp

Trong khoai môn có chứa một số chất như kẽm, canxi, mangan…có thể thúc đẩy hình thành hệ xương khớp khỏe mạnh. Ngăn chặn hiệu quả nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa xương….

Ăn khoai môn có béo không

Ăn khoai môn có béo không?

Đối với nhiều người, đặc biệt là những người lo lắng tăng cân thường thắc mắc không biết rằng ăn khoai môn có béo không? Khoai môn ăn như thế nào để không tăng cân? Góc nhìn của chuyên gia về vấn đề này như thế nào???

Theo chuyên gia dinh dưỡng, để xem xét ăn khoai môn có tăng cân hay giảm cân, có béo hay không cần xét theo hai khía cạnh chính dưới đây:

  • So sánh với mức năng lượng tiêu chuẩn

Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra nhận định một ngày 1 người trưởng thành cần nạp năng lượng 2000 calo sẽ đủ cho một ngày. Như vậy nếu như chia 3 bữa ăn chính, mỗi bữa ăn cần 667 calo là đủ. So sánh mức năng lượng này với năng lượng có trong khoai môn có thể dễ dàng nhận thấy rằng: nếu chỉ ăn 1 lần đủ no, bạn có thể ăn đến 300g khoai môn- tương đương với mức năng lượng 336 calo- với hàm lượng này thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Do đó ăn khoai môn sẽ không béo.

Hơn thế nữa, khoai môn có chứa rất nhiều tinh bột. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn khoai môn vào bữa ăn chính, có thể ăn thay cơm đủ no mà vẫn cung cấp đầy đủ lượng tinh bột cho cơ thể.

  • Xét với những thành phần dinh dưỡng có trong khoai môn

Như đã trình bày nêu trên, trong khoai môn có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào. Nếu ăn nhiều chất xơ sẽ khiến bạn no lâu hơn. Từ đó giảm lượng thức năng dung nạp từ thực phẩm khác. Điều này mang lại hiệu quả giảm cân.

Mặt khác, trong khoai môn được chứng minh có chứa rất ít chất béo, chủ yếu là tinh bột kháng. Một nghiên cứu cho kết quả một người muốn giảm cân đã bổ sung 24g tinh bột kháng trước bữa ăn sẽ giảm khả năng tiêu thụ đến 6%. Lượng tinh bột kháng còn được cho là ngăn chặn tình trạng tích tụ mỡ thừa cơ thể, đặc biệt là phần bụng.

Như vậy có thể kết luận rằng ăn khoai môn có thể giảm cân rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chế độ tăng cân hay giảm cân không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn ăn bao nhiêu khoai môn mà còn phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tiêu hao năng lượng; chế độ luyện tập mỗi ngày.

Song song đó, cần chú ý đến những món ăn chế biến từ khoai môn giàu dinh dưỡng, nhiều giàu mỡ, chế biến cùng các loại thịt giàu chất béo….điều này có thể dẫn tới món ăn chứa nhiều protein, chứa nhiều năng lượng gây tăng cân.

Gợi ý cách ăn khoai môn giảm cân rất tốt

Để giảm cân hiệu quả với khoai môn, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  1. Ăn khoai môn vừa phải: không ăn quá 400g/1 lần ăn khoai môn. Bởi vì nếu như ăn quá nhiều có thể khiến năng lượng tăng cao làm giảm hiệu quả giảm cân.
  2. Nên ăn khoai môn vào bữa chính, tránh ăn bữa tối: tốt nhất để giảm cân bạn nên ăn khoai môn vào bữa ăn chính trong ngày, có thể bữa sáng hoặc trưa. Tuy nhiên, tránh ăn nhiều vào bữa tối để tránh gây tích tụ mỡ thừa.
  3. Chú ý cách chế biến: đối với khoai môn, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nhưng chú ý món ít dầu mỡ, chất béo.
  4. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày/: để giảm cân tốt bạn cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hãy lên thực đơn ăn uống đảm bảo đủ dành cho người giảm cân.
  5. Chế độ luyện tập: mỗi ngày bạn nên dành khoảng 40 phút rèn luyện thể dục thể thao giúp giảm calo, ngăn chặn tăng cân.

Một số món ăn từ khoai môn giảm béo bạn có thể tham khảo:

  1. Khoai môn luộc: bạn chỉ cần chọn khoai môn tươi ngon, không mọc mầm về rửa sạch gọt bỏ vỏ và cho vào nồi luộc chín là có thể ăn được rồi.
  2. Khoai môn hầm xương: là món ngon thông dụng bạn có thể tham khảo, xương heo bạn mua về rửa sạch hầm với nước. Khoai môn gọt bỏ vỏ rửa sạch cắt khúc vừa ăn cho vào nước hầm xương, thêm gia vị mắm, muối bột ngọt nấu chín là có thể thưởng thức.
  3. Sinh tố khoai môn: món này ít được chế biến hơn, nhưng nếu bạn muốn giảm cân có thể tham khảo. Chuẩn bị 1 củ khoai môn, sữa tươi. Cho khoai môn cắt nhỏ thêm đá, sữa tươi làm thành sinh tố.

Lưu ý khi ăn khoai môn: cần sơ chế khoai môn cẩn thận, gọt bỏ vỏ đeo găng tay, không ăn khi khoai mọc mầm. Chú ý khoai môn có thể gây dị ứng, tiêu chảy nếu chế biến không đúng cách.

Bạn cũng nên tham khảo thêm:

Trên đây là những giải đáp về vấn đề ăn khoai môn có béo không? hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!