Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
247 lượt xem

Có thai ăn ngải cứu được không? ăn măng được không?

Măng và ngải cứu là những thực phẩm có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu thường băn khoăn không biết có thai ăn ngải cứu được không? Ăn măng được không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Ngải cứu là loại thảo dược phổ biến được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cây ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà nó còn được biết đến với tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là trong nền y học cổ truyền.

Hợp chất bên trong ngải cứu như  Thujone, Artemisinin, Chamazulene mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Loại thảo dược này được sử dụng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, chán ăn, các bệnh lý ở bàng quang. Ngoài ra, một số tác dụng khác của ngải cứu được ứng dụng để điều trị hạ sốt, bệnh gan, trầm cảm, đau cơ, giảm trí nhớ hoặc nhiễm giun. Tác dụng giảm viêm của ngải cứu còn được sử dụng trong điều trị bệnh thận hiệu quả.

Đối với chị em phụ nữ, loại cây này giúp giải quyết nhiều vấn đề trong “ngày rụng dâu”, hỗ trợ lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt,…

Nhiều người sử dụng dầu ngải cứu để thoa trực tiếp lên da trong bệnh lý viêm khớp hoặc bị côn trùng cắn vì tác dụng giảm đau của các hợp chất có trong cây ngải cứu. Trong mỹ phẩm, ngải cứu là nguyên liệu tạo mùi xà phòng và nước hoa.

Có thai ăn ngải cứu được không?

Ngải cứu túy có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhất định nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh việc có thai ăn ngải cứu là an toàn. Thành phần thujone trong ngải cứu có thể kích thích gây co bóp tử cung, sảy thai hoặc sinh non và đây cũng có thể là nguyên nhân gây suy thận, khiến tình trạng suy thận ở thai phụ nặng nề hơn.

Do đó, việc sử dụng ngải cứu ở phụ nữ mang thai không được khuyến cáo. Mặc dù vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh ngải cứu có hại hay có lợi đối với thai kỳ. Nhưng các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế sử dụng ngải cứu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Ngải cứu là một loại thảo dược có nhiều lợi ích trong giảm đau, giảm viêm nhưng cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá mức. Có thai ăn ngải cứu được không? Câu trả lời là không nên sử dụng ngải cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đối với bà bầu từ 4 tháng trở đi, nếu vẫn muốn ăn ngải cứu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có được ăn hay không. Nếu được bác sĩ chỉ định có thể được ăn ngải cứu thì mẹ bầu có thể ăn 1 – 2 lần/ tháng, mỗi lần có thể ăn 3 – 5 ngọn. Tuy nhiên, việc được ăn ngải cứu hay không sẽ do bác sĩ dựa vào thể trạng của từng mẹ bầu quyết định.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn ăn ngải cứu nên sử dụng với tần suất phù hợp. Đối với người có cơ địa nhạy cảm hoặc máu nóng nên hạn chế ăn nhiều ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi nó có thể gây co thắt tử cung, ra máu dẫn đến sảy thai. Vớ mẹ bầu khỏe mạnh, thai kỳ ổn định thì chỉ nên ăn ngải cứu với tần suất vừa phải để không gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn ngải cứu:

  1. Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn.
  2. Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, mắc các chứng rối loạn đường ruột cấp tính… cũng không nên ăn ngải cứu, đặc biệt là 3 tháng đầu.
  3. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết, đau bụng hoặc dọa sảy thì không nên ăn ngải cứu.
  4. Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  5. Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.

Có thai ăn măng được không?

Măng là nguyên liệu quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau với hương vị thơm ngon đặc trưng. Trong măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt cung cấp lượng chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa.

Vậy có thai ăn măng được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung măng vào thực đơn dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, bao gồm cả ăn khô và măng tươi. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 1- 2 bữa măng 1 tuần và mỗi bữa không ăn quá 200g măng.

Lợi ích của măng đối với thai phụ

Thành phần dinh dưỡng của măng chứa nhiều vitamin A, vitamin E cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và mang lại những lợi ích đối với mẹ bầu:

  • Tăng cường sức đề kháng

Măng có tính kháng khuẩn, bổ sung măng trong các bữa ăn hàng ngày là cách giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn măng đúng cách giúp mẹ bầu chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.

  • Tốt cho tim mạch

Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu. Vì vậy, ăn mang có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch cho mẹ bầu.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Mẹ bầu thường gặp tình trạng táo bón. Vì vậy, việc bổ sung các loại rau củ quả trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết, trong đó bao gồm cả măng khô và măng tươi. Thành phần chất xơ dồi dào trong măng giúp phòng ngừa táo bón, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả.

  • Kiểm soát cân nặng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, măng cung cấp nhiều chất xơ nhưng lại chứa ít chất béo và calo nên khi ăn măng sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn vặt và giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng.

  • Ngăn ngừa ung thư

Trong măng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa phá vỡ các gốc tự do, từ đó cá thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư cho mẹ bầu.

  • Chống viêm

Măng tre cũng thể hiện tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau và viêm cũng như chữa lành các vết loét. Măng có thể luộc lên ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

Lưu ý khi ăn măng cho mẹ bầu

Để ăn măng không ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý:

  1. Không nên ăn quá nhiều măng. Hiện nay vẫn chưa có những thông tin khoa học về tác hại của chế độ ăn nhiều măng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ chỉ nên ăn măng ở lượng vừa phải từ 1- 2 bữa/tuần và mỗi lần chỉ ăn khoảng 200g để đảm bảo hấp thu dưỡng chất tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  2. Trong măng có chứa glucozit, khi được đưa vào dạ dày, nó có thể chuyển hóa thành axit xyanhydric và có nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu thụ. Chính vì thế, nhiều mẹ bầu rất lo ngại khi bổ sung măng vào thực đơn.
  3. Nếu chín măng để giảm lượng glucozit, tránh sử dụng nước luộc măng.
  4. Không nên ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm vì có nhiều thay đổi. Vì vậy, ăn măng ở tam cá nguyệt đầu tiên sẽ có nguy cơ bị khó tiêu, đầy hơi và giảm chuyển hóa sắt trong cơ thể do những tác động từ glucozit trong măng.
  5. Hàm lượng axit cyanide trong măng có thể làm cho tình hình bệnh dạ dày càng thêm trầm trọng hơn. Vậy đối với những người đang bị đau dạ dày hoặc đang uống thuốc liên quan đến dạ dày không nên ăn măng.
  6. Mẹ bầu đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên ăn măng.
  7. Chọn mua măng tươi, có mùi thơm, vỏ măng trơn, không có đốm. Không nên mua loại măng đã được sơ chế có màu trắng hoặc vàng vì rất có thể măng này đã được tẩm hóa chất khi ăn gây nguy hiểm cho mẹ bà bé.

Cách loại bỏ chất độc trong măng mẹ nên biết:

  1. Bỏ lớp vỏ ngoài và cắt măng thành những lát nhỏ, sau đó ngâm măng qua đêm với nước. Sau khi đã ngâm qua đêm, tiến hành rửa sạch và luộc chín măng. Khi luộc măng, chị em nên mở vung. Sau khi đã luộc xong, nên ngâm và rửa lại rồi mới tiếp tục chế biến.
  2. Thai phụ không nên mua măng đã được chế biến sẵn tại chợ vì có thể măng chưa được sơ chế đúng cách và tồn tại nhiều độc tố.
  3. Khi đã ăn thức ăn lạnh, mẹ bầu không nên ăn măng để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  4. Khi ăn măng nên lưu ý nhai kỹ, nhai chậm để giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa chất xơ trong măng và giảm nguy cơ đầy bụng sau khi ăn.

Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng như nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận bà mẹ mang thai ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà mẹ mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.

Khi bị ngộ độc ở cấp độ nhẹ bạn sẽ có những dấu hiệu như sau: đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, hồi hộp, lo âu, buồn nôn, kích thích niêm mạc hô hấp…

Trường hợp bị ngộ độc nặng sẽ có những biểu hiệu nguy kịch hơn: suy hô hấp, giãn đồng tử, cứng hàm, co giật, tím tái, hôn mê, nặng hơn có thể dẫn đến ngừng thở, rối loạn nhịp tim…

Lúc này mẹ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý sớm.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Nếu vẫn còn băn khoăn nào về vấn đề có thai ăn ngải cứu được không, ăn măng được không hoặc tình trạng sức khỏe sinh sản trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tìm đến đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế bằng cách cấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 –  083.66.33.399.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!