Hiện nay, có một số gia đình với diện tích không gian hạn hẹp, nhiều gia đình phải ở nhà trọ đã không sử dụng đến giường mà nằm ngay dưới sàn đất ngủ. Tuy nhiên, cho đến nay có nhiều ý kiến trái chiều về những ảnh hưởng tiêu cực của việc nằm đất, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Vậy, có bầu nằm đất có sao không? Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là gì? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết dưới đây.
Giấc ngủ luôn vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai; giấc ngủ có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi phục hồi rất tốt. Khi mẹ ngủ sẽ giúp thần kinh được thư giãn, các mạch máu sẽ tự phục hồi, gia tăng lưu lượng máu đi nuôi em bé. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển.
Vì vậy, ngoài việc ưu tiên ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày thì mẹ bầu quan tâm nhiều tới việc nên nằm sàn đất ngủ hay cần phải nằm giường và tư thế ngủ nào tốt nhất dành cho bà bầu???
Lợi ích và tác hại của việc nằm ngủ dưới đất?
Nói đến việc nằm đất khi ngủ, hiện nay có nhiều thông tin trái chiều về lợi ích và tác hại của việc này. Theo đánh giá từ chuyên gia, nằm đất có một số thuận lợi nhưng có nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
Lợi ích:
Nằm ngủ dưới đất có nền gạch hoặc nằm nệm, sàn…sẽ giúp tiết kiệm không gian thay vì chiếc giường chiếm diện tích lớn. Theo đó, nếu như nằm ngủ dưới sàn đất bạn có thể linh hoạt thay đổi các tư thế khác nhau giúp bạn cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ. Bạn có thể thoải mái co duỗi chân khi tùy thích…chính việc này có thể giúp bạn cảm thấy ngủ ngon hơn, tránh đau nhức cơ thể khi thức dậy.
Bên cạnh đó, bạn có biết nếu nằm ngủ sàn đất còn có thể giúp lưu thông máu tốt hơn do tư thế ngủ thoải mái giúp máu lưu thông khắp cơ thể đều đặn. Khi tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn rất nhiều.
Đặc biệt, nằm sàn đất còn có thể giúp đầu óc của bạn minh mẫn hơn, giúp tinh thần thoải mái. Ngoài ra, nằm sàn đất khi ngủ có thể giúp bạn tùy thích thay đổi những vị trí khác thau mang lại sự tươi mới cho một ngày tràn đầy năng lượng.
Tác hại
Bên cạnh những lợi ích nêu trên thì việc nằm sàn đất có mô số hạn chế nhất định, đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, tư thế ngủ này không phù hợp với tất cả mọi người. Chỉ phù hợp với những người trẻ tuổi. Đối với người cao tuổi, người mới ốm dậy, nếu nằm sàn đất có thể làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi hơn do hơi ẩm từ nền đất bốc lên khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy.
Thứ hai, nằm đất, đặc biệt nền gạch hoa có thể khiến nền nhiệt thay đổi khó kiểm soát, có thể dẫn tới những nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho người yếu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nằm sàn đất thường xuyên có thể gia tăng mắc bệnh ung thư do khi radon có trong bề mặt trái đất có tính phóng xạ và hệ quả là các ion hóa mạnh có thể là thủ phạm gây nên nhiều bệnh lý.
Vậy, có bầu nằm đất có sao không?
Đối với phụ nữ mang thai, giấc ngủ luôn vô cùng quan trọng. Nếu mẹ ngủ đủ giấc, ngon giấc, ngủ trong điều kiện tốt nhất sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề có bầu nằm đất có sao không???
Theo chia sẻ của các chuyên gia, có bầu không nên nằm đất. Vì việc ngủ dưới đất lợi ít mà hại nhiều cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, cụ thể như sau:
Dễ nhiễm lạnh: do sàn nhà có độ ẩm cao dễ bị nhiễm lạnh, mang thai sức đề kháng suy giảm, mẹ dễ bị cảm ngay cả khi mẹ bầu lựa chọn nằm trên tấm đệm. Vì thế, tốt nhất bạn nên nằm trên giường để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
ảnh hưởng tới khí huyết mẹ bầu: theo đông y, khác với người khỏe mạnh, cơ thể phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm. Khi nằm đất, hệ thống kinh lạc, tuần hoàn khí huyết bị trở ngại, lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý, nhẹ thì có thể chỉ là mỏi mệt, đau nhức người, nhưng nặng có thể là sốt, cảm, ho có đờm…
Nền đất ẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ mang thai: theo chuyên gia, cho dù bạn nằm trên nền gạch hoa hay đệm thì nền đất ẩm vẫn có thể xâm nhập đến cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, ngủ li bì, khó tỉnh táo, mệt mỏi khi thức dậy.
Vì những lý do nêu trên, mẹ bầu cần chú ý không nằm dưới nền đất cho dù là sàn gạch hoa hay nằm nệm. Tốt nhất là ngủ trên giường.
Lý do là khi nằm giường luôn có một khoảng trống ở bên dưới thông thoáng. Chính khoảng trống này sẽ tránh bị hơi ẩm của đất xâm nhập, vừa có thể giúp lưu thông không khí tạo ra sự trao đổi không khí, giúp cho dòng chảy năng lượng được lưu thông, từ đó đem đến giấc ngủ sâu, ngon hơn cho bà bầu mà khi thức dậy luôn tỉnh táo. Tuy nhiên, khi nằm giường cần chú ý vệ sinh gầm giường thoáng sạch, tránh biến đây thành nơi để đồ tối tăm, dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ mang thai.
Một lưu ý nhỏ khác dành cho bà bầu đó là nên đặt giường tránh xa cửa sổ để tránh ánh sáng mạnh có thể gây nên những ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.
Tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai
Bên cạnh vấn đề mẹ bầu nên nằm sàn đất hay giường tốt hơn thì tư thế ngủ cho phụ nữ mang thai được hầu hết mẹ bầu quan tâm. Dưới đây là một số tư thế ngủ mà mẹ cần lưu ý:
– Nằm sấp: đây là tư thế nào cần tránh khi mang thai. Một số mẹ bầu có suy nghĩ khi mang thai những tháng đầu có thể nằm sấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi thì mẹ cần tránh tư thế này. Lý do bởi, khi nằm sấp lượng tĩnh mạch trong cơ thể bị kìm nén, cản trở máu về tim. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt thậm chí tụt huyết áp.
– Nằm ngửa: theo chuyên gia, ở những tuần đầu thai kỳ, bụng bầu chưa lớn thì mẹ có thể nằm ngửa. Nhưng bắt đầu từ tuần thai thứ 8 thì mẹ không nên nằm tư thế này. Bởi trọng lượng thai có thể đè lên cột sống, cơ lưng và các mạch máu lớn…khiến mẹ có thể phải đối mặt với nguy cơ đau nhức khớp hoặc phù nề.
– Nằm nghiêng phải: mẹ có thể nằm nghiêng bên phải khi ngủ. Nhưng khi bụng bầu lớn thì tư thế này không phù hợp cho phụ nữ mang thai những tháng cuối thai kỳ.
– Nằm nghiêng mình qua bên trái khi ngủ: khi nằm nghiêng bên trái sẽ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng thai nhi đồng thời giúp máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó, nằm ngủ tư thế này có thể giúp giảm áp lực lên tử cung, tránh để tử cung đè lên gan. Ngoài ra, khi ngủ nghiêng trái có thể giúp giảm áp lực phía dưới chân, tránh tình trạng phù nề sinh lý… (1)
Một số cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn, mẹ có thể tham khảo sau đây:
– Massage trước khi đi ngủ: để ngủ thoải mái nhất, mẹ bầu nên massage trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn nhẹ nhàng. Một số tư thế massage phù hợp cho mẹ bầu như: nâng đầu, thư giãn phần cổ, vuốt vùng chân mày, xoa lưng…
– Uống sữa trước khi đi ngủ: theo một số nghiên cứu chứng minh rằng, nếu như mẹ bầu uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Áp dụng cách này có thể giúp mẹ bổ sung được dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
– Tập thể thao: khi bạn tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút. Đặc biệt nếu như bạn tập yoga trước khi đi ngủ sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Chú ý tập những bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu.
– Tạo thói quen cho giấc ngủ: đồng hồ sinh học góp phần quan trọng giúp cho ngủ ngon giấc hơn. Mẹ bầu hãy tập thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, không nên dùng quá nhiều điện thoại trước khi đi ngủ.
– Mặc đồ ngủ thoải mái: tất nhiên rồi! khi mẹ bầu mặc đồ ngủ thoải mái, phù hợp sẽ giúp thư giãn các cơ nhanh chóng, giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
– Dùng chiếc gối dành cho bà bầu: hiện nay trên thị trường có các loại gối ôm, gối nằm kê bụng rất thoải mái, giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn.
– Không tạo áp lực trước khi đi ngủ: mẹ bầu chú ý hãy để tâm trạng thật thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực….để có một giấc ngủ ngon hơn
– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: ngoài chế độ nghỉ ngơi, chế độ chăm sóc thì mẹ bầu cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn uống đủ chất, khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu nằm đất có sao không. Nếu bạn còn có thắc mắc có thể để lại câu hỏi tại mục liên hệ để được tư vấn miễn phí.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!