Có bầu uống alverin được không? Khi mang thai, mọi loại thuốc trước khi dùng cần thật cẩn trọng để tránh ảnh hưởng xấu tới em bé. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, tất cả các loại thuốc mẹ bầu muốn sử dụng đều cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Đôi nét về thuốc alverin
Phân loại nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
Tên gốc là: Alverin citrate
Dạng bào chế: viên nén, viên nang
Thành phần: Alverin citrat
Thuốc Alverin có những dạng và hàm lượng sau:
o Viên nén, thuốc uống: alverin 40mg, 60 mg;
o Viên nang thuốc uống: alverin 40mg, 60 mg, 120 mg.
o Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên nén bao phim
Thuốc alverin có tác dụng gì?
Alverin là thuốc đường tiêu hóa, thành phần chính là Alverin citrat. Thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh chóng; tác dụng làm giảm chứng sưng phù và những cơn đau co thắt ở vùng bụng, hội chứng co thắt ruột kết, bệnh Crohn và bệnh túi thừa.
Cách dùng thuốc Alverin
Như đã trình bày nêu trên, thuốc alverin gồm có hai loại với hàm lượng khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người mà bác sĩ chỉ định sử dụng hợp lý. Trước khi sử dụng thuốc bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng thuốc Alverin
Đối với người lớn: đối với những trường hợp bị hội chứng co thắt ruột kết, đau bụng kinh, bệnh túi thừa: sử dụng hàm lượng 60mg – 120mg, uống từ 1 – 3 lần tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ em trên 12 tuổi: có thể tham khảo liều dùng của người lớn. Tuy nhiên, cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để biết mức độ và liều dùng phù hợp nhất.
Cách dùng như thế nào?
Cũng như các loại thuốc dùng đường uống khác, bạn nên dùng alverin với nước lọc, không nên uống thuốc với nước ngọt, nước có gas sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Đối với thuốc này bạn có thể uống trước hoặc sau khi ăn đều được.
Trường hợp sau 2 tuần dùng thuốc mà bạn thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh tình trở nên nặng hơn thì nên đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Bạn nên làm gì khi uống alverin quá liều?
Trong trường hợp nếu như bạn sử dụng thuốc quá liều hoặc trong những trường hợp khẩn cấp, nên gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách xử trí. Bởi vì, nếu như sử dụng quá liều alverin có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ như: chóng mặt, tim đập nhanh, đồng tử giãn, mắt mờ, cổ họng khô hoặc khó đi tiểu.
Chú ý: bạn nên mang theo vỏ thuốc và tất cả các loại thuốc bạn từng sử dụng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn để bác sĩ có thể dễ dàng tìm nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp.
Bạn nên làm gì khi quên 1 liều?
Nếu như bạn quên uống thuốc thì nên uống trở lại ngay khi nhớ ra, tốt nhất là trong vòng 4 tiếng. Tuy nhiên, nếu như bạn quên uống thuốc quá 4 tiếng thì hãy bỏ qua liều dùng và chỉ dùng liều kế tiếp. Tuyệt đối không tự ý tăng gấp đôi liều thuốc sẽ rất nguy hiểm.
Bảo quản thuốc như thế nào?
Bảo quản thuốc alverin nơi khô ráo, thoáng mát dưới 25 độ C; cần tránh xa ánh sáng mặt trời, tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc alverin có thể tương tác với loại thuốc nào?
Theo khuyến cáo, nếu như bạn sử dụng nhiều thuốc đồng thời có thể gây nên tương tác, có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ. Vì thế, bạn hãy lên một danh sách các loại thuốc đang dùng để bác sĩ có thể xem xét thay đổi thuốc hoặc tăng giảm liều phù hợp nhất.
Có bầu uống alverin được không?
Hiện nay có nhiều mẹ bầu thường xuyên gặp phải những rối loạn đường tiêu hóa như táo bón nặng, đại tiện ra máu, sốt, chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường; tình trạng tiểu tiện hoặc đau khi tiểu tiện….đã tham khảo thuốc Alverin với mong muốn loại bỏ triệu chứng này. Vậy theo đánh giá từ chuyên gia, có bầu uống alverin được không?
Bác sĩ chuyên Sản phụ khoa cho biết rằng: Thuốc alverin tuyệt đối không sử dụng đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, không sử dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh thì cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên mua thuốc uống tùy tiện.
Dưới đây là chống chỉ định của thuốc alverin
o Mẫn cảm với thuốc hoặc thành phần của thuốc
o Tắc ruột hoặc liệt ruột
o Mất trương lực đại tràng
o Đau không rõ nguyên nhân
o Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú
o Người bị huyết áp thấp
o Trẻ em dưới 12 tuổi
Theo chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào xác định được rủi ro của thai phụ khi dùng thuốc alverin. Tuy nhiên, vì trong thời điểm mang thai vô cùng nhạy cảm, tất cả các loại thuốc kháng sinh mẹ sử dụng có thể để lại nhiều rủi ro như sảy thai, thai lưu, đẻ non, thai dị tật, tai biến sản khoa, nhiễm độc thai nghén…chính vì thế, tốt nhất mẹ bầu không sử dụng thuốc tùy tiện cho dù là thuốc alverin hay bất kỳ loại thuốc nào. Trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo thì hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và ảnh hưởng mà thuốc alverin có thể mang đến.
Tác dụng phụ mà thuốc alverin có thể gây ra- mẹ bầu nên biết
Khi sử dụng thuốc alverin trong điều trị các chứng bệnh co thắt, rối loạn tiêu hóa hay chống phù nề, một số người có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như sau:
o Bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở bất ngờ sau khi dùng thuốc; thở khò khè.
o Một số bộ phận trên cơ thể có thể có dấu hiệu phù nề, có biểu hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng, vàng da và mắt.
o Đau đầu, choáng váng và cảm giác mệt mỏi sau khi sử dụng thuốc
o Xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi phát ban, ngứa ngáy…
Phải nhắc lại rằng, không phải tất cả mọi người khi sử dụng thuốc alverin đều gặp phải một vài tác dụng phụ nào đó mà chỉ một số nhỏ. Tuy nhiên, chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Đối với những người mắc chứng tắc ruột hoặc có vấn đề tại ruột non, tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không nên sử dụng thuốc này.
Trường hợp nếu uống thuốc alverin và gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì nên ngừng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và tìm ra giải pháp an toàn nhất.
Làm thế nào để bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh?
Trong suốt thời gian thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe của mẹ bà em bé thật tốt, bé yêu chào đời khỏe mạnh thì bạn cần phải chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt. Hãy chú ý lắng nghe cơ thể của mình, nắm bắt những vấn đề đang gặp phải và xử lý kịp thời.
Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, như sau:
– Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng của bạn sẽ tăng cao trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là nhu cầu bổ sung DHA, ALA, sắt, axit folic, canxi, vitamin D….Vì thế, một chế độ ăn uống bổ dưỡng, lành mạnh, đủ dưỡng chất luôn luôn quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Vì thế, bên cạnh những loại thực phẩm chính như thịt cá, trứng, sữa thì mẹ nên bổ sung đầy đủ rau xanh và hoa quả tươi sẽ rất tốt trong thai kỳ.
– Uống đủ nước mỗi ngày
Mẹ bầu đừng quên uống nước mỗi ngày để duy trì lượng nước ối cho thai nhi phát triển, từ đó giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 2 lít nước.
– Thường xuyên vận động để có một thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai chính là thời điểm có nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ. Một trong những thay đổi rõ nét nhất đó chính là cân nặng và hình dáng bên ngoài. Theo khuyến cáo, khi mang thai nếu mẹ không gặp các vấn đề dọa sảy thai, động thai, đau bụng hay ra máu thì nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục, yoga mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
– Nghỉ ngơi đầy đủ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
Phụ nữ mang thai cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý ngủ đủ giấc. Nếu như mẹ bị mất ngủ thường xuyên có thể tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp…
– Nói không với rượu, bia, chất kích thích
Mẹ bầu không nên sử dụng rượu bia hay bất kỳ chất kích thích nào, bao gồm cả đồ uống có gas. Cần tránh xa môi trường có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ, chì hoặc thủy ngân….
– Hiểu về thai kỳ
Mẹ bầu khi mang thai nên chủ động tìm hiểu những kiến thức về thai kỳ. Điều này sẽ giúp mẹ biết được các dấu hiệu bình thường và bất thường, khi nào cần gặp bác sĩ….
– Tuân thủ lịch khám thai định kỳ
Mẹ bầu chú ý khi mang thai, để có một thai kỳ khỏe mạnh thì cần phải thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Mong rằng những chia sẻ từ bài viết đã giúp mẹ bầu biết có bầu uống alverin được không. Nếu còn thắc mắc, các mẹ có thể để lại câu hỏi tại mục liên hệ
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!