Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
222 lượt xem

Có thai ăn vú sữa được không và ăn đu đủ chín được không?

Ăn trái cây vốn tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải lựa chọn loại quả phù hợp dành cho bà bầu. Vậy, có thai ăn vú sữa được không, ăn đu đủ chín được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết có trong nội dung bài viết sau đây.

Có thai ăn vú sữa được không?

Quả vú sữa ngọt thanh mọng nước, là loại cây ăn quả nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Có một số ý kiến cho răng mang thai không nên ăn vú sữa vì loại quả này có tính nóng, có mủ, vị chát, ăn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng điều này hoàn toàn không có cơ sở.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả vú sữa có chứa canxi, kali, magie, sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B2 …đều là những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Vì thế khi mang thai mẹ hoàn toàn có thể ăn vú sữa. Bởi loại quả này mang đến nhiều lợi ích như:

–         Cung cấp sắt, canxi dồi dào: sắt cần cho quá trình tạo máu, ngăn chặn chứng thiếu máu thai kỳ, trong khi đó canxi vô cùng quan trọng cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp của bé đồng thời giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ lão hóa sớm, loãng xương sau này.

–         Cung cấp gluxit cho cơ thể: giúp mẹ giảm bớt sự mệt mỏi, thiếu sức sống, ngăn chặn những ảnh hưởng về tế bào thần kinh ở phụ nữ mang thai.

–         Tốt cho hệ tiêu hóa: giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, phòng tránh táo táo, kích thích sự co bóp của nhu động ruột hỗ trợ hệ tiêu hóa.

–         Giúp ăn ngon miệng, làm đẹp da: nếu bà bầu ốm nghén, ăn vú sữa sẽ cung cấp thêm năng lượng đồng thời giảm ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, ăn vú sữa còn có tác dụng làm đẹp dáng, đẹp da.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn vú sữa đó là không nên ăn quá nhiều vú sữa mỗi ngày chỉ nên ăn 100-200g là đủ. Chú ý nên chọn vú sữa có nguồn gốc rõ ràng không sử dụng hóa chất, chất bảo vệ thực vật.

Có thai ăn đu đủ chín được không?

Nếu như đu đủ xanh có thể gây nên tình trạng co bóp tử cung gây động thai thì đu đủ chín hoàn toàn ngược lại, rất tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Vì thế có thai mẹ có thể yên tâm ăn đu đủ chín được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong đu đủ chín có chứa nước chiếm 70%, đường 13%, chất béo 0,9 %, carotene, vitamin A, C, canxi…giúp cung cấp các dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai với một số lợi ích thiết thực như sau:

–         Tăng cường sức đề kháng: với nhiều dưỡng chất quan trọng trong đu đủ chín như vitamin A, B, C, carotene….có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể mẹ khỏi những mầm mống gây nên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.

–         Ngăn ngừa táo bón: trong đu đủ chín có chứa nhiều chất xơ, riboflavin, các loại vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.

–         Tốt cho hệ xương và sự phát triển của thai nhi: trong đu đủ chín giàu canxi- một trong những chất vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần thiết cho em bé phát triển hệ xương chắc khỏe.

Ngoài ra, ăn đu đủ chín còn có thể giúp mẹ làm đẹp da, giảm thiểu sắc tố melanin giúp trị thâm nám hiệu quả. Vitamin E dồi dào trong đu đủ chín giúp da khỏe mạnh, hồng hào, mái tóc khỏe đẹp.

Tuy nhiên, để ăn đu đủ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai thì mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, bởi trong đu đủ chứa nhiều đường có thể gia tăng tiểu đường thai kỳ. Lưu ý hạt đu đủ chín không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên cần loại bỏ hạt trước khi ăn. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý không nên để đu đủ chín quá lâu trong tủ lạnh, không nên ăn đu đủ quá chín đã đổi màu sắc hay có dấu hiệu úng, hỏng…..

NÊN XEM THÊM:

+ Có thai ăn khoai mì được không và ăn mắm nêm được không?

+ Có thai ăn bơ được không và ăn măng cụt được không?

+ Mới có thai ăn khổ qua được không và ăn dứa thơm được không?

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề có thai ăn vú sữa được không? Ăn đu đủ chín được không? Mong rằng những thông tin thông tin chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn. Mọi thắc mắc, bạn có thể comment bên dưới bài viết hoặc gọi (024) 38255599 –  083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Nguồn tham khảo:

+ Is It Safe to Eat Papaya While Pregnant? https://www.healthline.com/health/papaya-in-pregnancy Truy cập ngày 09/10/2020.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!