Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
542 lượt xem

Có thai 3 tuần bụng có to không?

Mang thai là điều vô cùng thiêng liêng và quý giá trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Đối với những chị em lần đầu mang thai sẽ có nhiều điều bỡ ngỡ và có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề mang thai và nuôi con, điển hình là thắc mắc liệu có thai 3 tuần bụng có to không và cơ thể có những thay đổi như thế nào khi mang thai trong giai đoạn đầu tiên này. Hãy cùng blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu rõ về vấn đề này thông qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

CÓ THAI 3 TUẦN BỤNG CÓ TO KHÔNG?

Thai được 3 tuần tức là bạn vẫn đang ở tháng đầu tiên của thai kỳ và đây là thời điểm để trứng đã được thụ tinh di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung của người mẹ. Khi kết thúc tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng sẽ tự làm tổ trong thành tử cung và phát triển trong 9 tháng tiếp theo và chào đời.

Thai nhi 3 tuần tuổi mới chỉ như một quả bóng bé xíu và được gọi tên theo chuyên ngành là phôi nang, chứa đến hàng trăm tế bào đang nhân lên và chui vào niêm mạc tử cung của mẹ. Các tế bào ở giữa sé trở thành phôi thai và các tế bào bên ngoài sẽ trở thành nhau thai.

Vậy có thai 3 tuần bụng có to không? Câu trả lời là không mẹ nhé bởi ở giai đoạn này thai nhi chỉ vừa mới xuất hiện nên vẫn còn nhỏ xíu, do đó chưa thể làm cho bụng mẹ to lên. Thậm chí, nhiều chị em còn chưa thể xác định được bản thân mình đã mang thai khi cơ thể chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu khác thường như chướng bụng, tức ngực, ra máu báo thai.

Bụng của mẹ sẽ chỉ to dần lên theo sự phát triển kích cỡ của thai nhi trong bụng, thông thường là bắt đầu vào tháng thứ 3 của thai kỳ bụng mẹ mới bắt đầu lộ ra rõ ràng.

NHỮNG DẤU HIỆU MANG THAI CHÍNH XÁC NHẤT

Khi bắt đầu mang thai, cơ thể chị em phụ nữ sẽ xuất hiện những thay đổi nhất định. Dưới đây là 10 dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất mà chị em nên lưu ý để dễ dàng nhận biết:

  1. Xuất hiện máu báo thai

Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn bị chảy máu nhẹ hoặc ra máu thì đó là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt, nhưng rất có thể đây là máu báo thai cho thấy trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung hoặc các tác động bình thường khác của thời kỳ đầu mang thai. Theo kết quả nghiên cứu đã công bố trên American Family Physician, 1/4 phụ nữ mang thai có máu báo thai khi mang thai.

Các chuyên gia cho biết hiện tượng ra máu báo thai thường bắt đầu từ khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Hiện tượng máu báo thai này có thể trông giống như dịch tiết màu nâu hoặc có thể chứa những giọt máu nhỏ màu đỏ.

  1. Tăng tần suất đi tiểu

Đi vệ sinh nhiều lần là điều mà nhiều phụ nữ cho rằng chỉ xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ, khi tử cung đủ lớn để đè lên bàng quang của họ. Nhưng đó cũng là một triệu chứng phổ biến cho biết bạn đang mang thai trong vài tuần đầu tiên. Đó là bởi vì hormone hCG làm tăng lưu lượng máu đến xương chậu của thai phụ và lượng chất lỏng dư thừa có thể gây ra nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.

  1. Cảm Thấy Mệt Mỏi

Ngay từ tuần đầu sau khi thụ thai, chị em có thể thấy mình vô cùng mệt mỏi. Các chuyên gia cho biết cơ thể mẹ tăng cường vận chuyển máu đến thai nhi để cung cấp chất dinh dưỡng, và tất cả các hormone trong cơ thể bắt đầu tăng vọt và khiến chị em cảm thấy mệt mỏi.

  1. Đau ngực, nhạy cảm ở ngực

Chuyên gia sản khoa cho biết ngực căng tức là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất và phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố để bắt đầu quá trình làm cho ống dẫn sữa của bạn sẵn sàng cho em bé bú.

Ngực của thai phụ có thể cảm thấy đau như khi trước kỳ kinh nguyệt thông thường của chị em. Nhưng đau nhức ngực khi mang thai có thể đi kèm những thay đổi khác như: núm vú có thể sẫm màu và to ra, kích thước ngực tăng lên,…

  1. Triệu chứng buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu cho thấy chị em đã mang thai. Cảm giác này thường bắt đầu sau hai đến tám tuần từ khi thụ thai và nó có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ, mặc dù hầu hết thai phụsẽ cải thiện sau tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, thai phụ có thể cảm thấy buồn nôn trong vài giờ mỗi ngày và nôn mửa thường xuyên, được gọi là tình trạng ốm nghén nặng . May mắn thay, điều này chỉ chiếm đến 3% số ca mang thai. Phụ nữ với tình trạng này đôi khi cần phải nhập viện để phục hồi chất dịch cơ thể quan trọng đang bị mất.

Để đối phó với chứng ốm nghén, chị em nên điều chỉnh giờ ăn và loại bỏ những thực phẩm đặc biệt khiến bạn buồn nôn.

  1. Thèm hoặc tránh một số loại thực phẩm

Bình thường có thể chị em không thực sự muốn sự thích một vài món ăn nhưng lại thèm ăn khi mang thai, cũng như việc đột nhiên không thích một món ăn yêu thích trước đây.

Một đánh giá về cảm giác thèm ăn khi mang thai được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology đã cho thấy rằng hiện tượng này xảy ra ở hơn một nửa số ca mang thai. Cảm giác thèm ăn thường bắt đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Trong một nghiên cứu mà những người đánh giá đã trích dẫn, ba phần tư phụ nữ cho biết thèm ít nhất một món ăn vào tuần thứ mười ba của thai kỳ.

Thai phụ có thể rất thèm ăn đồ ngọt, bao gồm trái cây, nước trái cây, sữa, món tráng miệng và thường là sô cô la. Nhưng một số ít phụ nữ thích đồ ăn mặn hoặc chua.

Không rõ tại sao những cảm giác thèm ăn trong thai kỳ này lại xảy ra. Một số giả thuyết cho rằng đó là do sự dao động của hormone, có thể thay đổi vị giác hoặc khứu giác, nhưng những người khác nói rằng nó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của thai nhi hoặc do các yếu tố khác mang lại.

  1. Đau đầu

Theo tổ chức phi lợi nhuận March of Dimes, những cơn đau đầu thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ,  do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các tình huống khác gây ra.

Tất nhiên, đau đầu có thể báo hiệu nhiều thứ ngoài việc mang thai, chẳng hạn như cúm, nhiễm trùng xoang , v.v. — vì vậy, tốt nhất bạn nên theo dõi triệu chứng này cùng với các triệu chứng mang thai sớm khác khi cố gắng xác định xem bạn đã mang thai hay chưa.

Nếu bạn bị đau đầu sớm trong thai kỳ, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước, cố gắng ngủ ngon vào ban đêm, thực hiện các bài tập giảm căng thẳng như yoga hoặc hít thở sâu.

  1. Chuột rút ở bụng hoặc xương chậu

Chuột rút nhẹ ở vùng xương chậu, lưng dưới hoặc bụng thường xảy ra sớm trong thai kỳ, do phôi thai tự bám vào tử cung.

Các chuyên gia cảnh báo rằng những cơn chuột rút này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn là đau đớn. Chuột rút nghiêm trọng hoặc đau chủ yếu ở một bên cơ thể có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc biến chứng khác. Liên hệ với các cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức nếu bạn bị chuột rút như thế này.

  1. Nhiệt độ cơ thể nhạy cảm hơn

Sáng nay, chị em có thể thấy lạnh cóng lúc vừa thức dậy, nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì quá nóng. Sự nhạy cảm với nhiệt độ cũng là một trong những biểu hiện của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

  1. Tâm trạng thất thường

Tâm trạng thay đổi thất thường là một hiện tượng rất phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên – Nemours Children’s Health System chỉ ra. Sự thay đổi tâm trạng là do thay đổi nội tiết tố, cũng có thể làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não (chất truyền tin hóa học trong não) điều chỉnh tâm trạng. Sự mệt mỏi và căng thẳng về thể chất do mang thai sớm cũng có thể góp phần ảnh hưởng đến tâm trạng thai phụ.

Tâm trạng thay đổi thường không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu chúng khiến bạn rơi vào tình trạng trầm cảm nặng hoặc nếu bạn nảy sinh ý nghĩ tự làm hại bản thân thì điều quan trọng là bạn phải liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý để điều trị kịp thời.

Nên ăn gì khi có thai 3 tuần

Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tập trung vào việc bổ sung các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết cho quá trình mang thai.

Nếu chị em gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy thử sử dụng trà gừng hoặc uống một ít nước canh súp hoặc ăn một quả chuối để cải thiện.  Để vừa có thể bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng, chị em cũng có thể sử dụng kem, sữa chua. Bên cạnh đó, hãy ăn kèm thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết khác.

Một điều rất quan trọng là chị em mang thai 3 tuần tuổi nên uống đủ nước mỗi ngày cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Ngoài ra, chị em cũng lưu ý nên thực hiện đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của con yêu trong bụng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có thai 3 tuần bụng có to không? cùng những thông tin xoay quanh vấn đề này. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận