Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
467 lượt xem

Cua đá bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Nếu đã từng đặt chân đến đất Cù Lao chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua được hương vị thơm ngọt, đậm đà của thịt cua đá. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cua đá bao nhiêu calo và ăn có béo không. Do đó, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Thông tin chung về cua đá

Thông tin chung về cua đá

Cua đá có tên khoa học là Gecarcoidea lalandii là một loài cua đất lớn thuộc chi Gecarcoidea. Đây là loại cua ăn đêm ban ngày thường trú ẩn trong các hang đào. Thức ăn chính của cua đá là các loại động vật nhỏ. Loài cua này sinh sống chủ yếu trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, từ quần đảo Andaman trở về phía Đông.

Ở Việt Nam cua đá sống chủ yếu ở các vùng biển nổi tiếng như Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ,… và nó cũng sống trên những rặng núi đá, ăn các loại cây rừng, động vật ven suối để tồn tại.

Vào mùa sinh sản, cua đá thường đẻ trứng ở dưới biển. Mai và các chi của cua đá thường có màu nâu tím, phần bụng dưới có màu vàng ươm.

Theo các ngư dân cho biết, cua đá vốn hiếm và rất khó bắt. Khi chế biến lên cua đá có vị ngọt thanh tự nhiên vì thế trở thành đặc sản được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến nếu nhưng không biết cách làm bạn rất có thể vô tình gây nên những tiêu cực về mặt sức khỏe như:

  1. Rất dễ bị ngộ độc: cua đá vốn ăn các loại lá, cỏ cây rừng mọc dại quanh những rặng núi đá để tồn tại vì thế tất yếu đôi khi chúng cũng sẽ ăn phải lá độc, thậm chí có thể bị nhiễm nọc độc của rắn ở trong rừng. Điều này dẫn đến việc cua đá sẽ bị nhiễm độc tố. Trong trường hợp ta ăn phải cua đá bị nhiễm độc tố bạn sẽ có những biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, đau đầu và tim đập nhanh. Nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu sớm còn có thể dẫn đến tử vong.
  2. Nhiễm sán lá phổi: cua đá sống trong môi trường rừng núi vì thế môi trường sống thường không đảm bảo an toàn vệ sinh. Nếu chúng ta không sơ chế cẩn thận thì sẽ rất dễ bị mắc bệnh sán lá phổi bởi theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, phần lớn cua đá đều chứa ấu trùng sán lá phổi. Khi ấu trùng sán lá phổi đi vào một số cơ quan nội tạng của cua đá chúng sẽ làm tổ ở đó và sau khi đi vào cơ thể người, ngoài lá phổi ra, sán còn có thể ký sinh ở một số cơ quan khác như màng não, tim, tủy sống hay cơ ngực.

Cua đá bao nhiêu calo

Cua đá bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia, lượng calo trong cua đá tương đối thấp, nó chỉ cung cấp khoảng 130 calo trong 100g thịt cua. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thịt cua đá cũng cao hơn hẳn so với các loại hải sản khác, đặc biệt hàm lượng protein này của cua đá rất dễ tiêu hóa khi đi vào cơ thể người.

Bên cạnh đó, cứ 100gr thịt cua đá có chứa đến 12,3% protid, 4% lipid, canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm, vitamin b1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin B6, melatonin, folate, omega 3. Do vậy với thành phần dinh dưỡng này thịt cua đá rất quý giá và có lợi cho sức khỏe con người. Chúng còn có tác dụng chữa bệnh còi xương, bổ sung năng lượng rất tốt cho sinh lý nam giới và các bệnh đau bụng ở phụ nữ. Trong đông y, cua đá còn là một loại thuốc tự nhiên quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Ăn cua đá có béo không?

Để trả lời cho câu hỏi ăn cua đá có béo không chúng ta cùng thực hiện một phép tính nhỏ sau:

  1. Lượng calo mà cơ thể cần nạp vào một ngày khoảng 2000 calo, chia cho 3 bữa chính ta có lượng calo cần nạp vào mỗi bữa là 667 calo.
  2. Trên thực tế, lượng calo mà cua đá cung cấp chỉ khoảng 130 calo. Để một người ăn no một bữa với cua đá ta cần ăn khoảng 300 – 500g cua đá, khi đó lượng calo nạp vào cơ thể khoảng 390 – 650.

Như vậy lượng calo mà ta nạp vào cơ thể bằng một bữa no với cua đá vẫn thấp hơn lượng calo cần nạp vào cơ thể cho một bữa. Do đó, ăn cua đá không hề béo.

Cách ăn cua đá sao cho đúng

Cách ăn cua đá sao cho đúng

Vì môi trường sống của cua đá không được đảm bảo an toàn vệ sinh nên khi ăn cua đá ta cần lưu ý:

  1. Tuyệt đối không ăn cua đá khi còn sống hoặc nấu chưa chín kỹ, ăn tái hay ăn gỏi cua
  2. Không ăn cua đá khi được nấu chín để bên ngoài không gian quá lâu bởi lúc này thịt cua có thể bị hỏng, ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể
  3. Không ăn cua đá biển đã bị chết vì có thể vào lúc này các loại vi khuẩn đang phát triển mạnh trong cơ thể cua, khi sử dụng sẽ dễ bị ngộ độc
  4. Không nên ăn cua đá vào buổi tối hoặc ban đêm để tránh bị khó tiêu, đầy bụng
  5. Tránh ăn cua đá với các thực phẩm chứa vitamin C, trái cây
  6. Tránh ăn cua khi uống bia, uống trà

Tuy cua đá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng khi ăn chúng ta cũng cần phải cẩn thận. Hơn nữa, dù ăn cua đá không gây béo nhưng cũng đừng vì thế mà chúng ta lạm dụng ăn quá nhiều bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt, nhất là khi cua đá chứa một lượng lớn chất purin. Đối với cơ thể một số người chất này còn có khả năng gây ra bệnh gout.

NÊN XEM THÊM:

Hy vọng rằng, qua những thông tin trên của bài viết bạn sẽ biết được câu trả lời cho câu hỏi cua đá bao nhiêu calo và ăn có béo không.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!