Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
612 lượt xem

Mít bao nhiêu calo? Có tăng cân béo mập không hay hỗ trợ giảm cân

Mít là loại trái cây rất đỗi quen thuộc  người Việt Nam bởi mùi vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Trên thực tế, có không ít người lo lắng về hàm lượng calo trong mít có thể gây béo. Cùng Hoàn Mỹ Blog sức khoẻ tìm hiểu cho thắc mắc mít bao nhiêu calo và ăn mít có béo không tại nội dung dưới đây.

Mít bao nhiêu calo?

Mít là loại trái cây rất giàu năng lượng. Theo đó, trong 100g (1 lạng) mít có chứa khoảng 94 calo. Ngoài ra, trong trái mít còn có chứa tới 0,3 g chất béo, trong đó có 0,1g chất béo bão hòa. Đặc biệt, trong mít có chứa khoảng 24g bột đường, chất xơ 1,6g và còn chứa rất nhiều vitamin A, C…. lượng protein trong mít khoảng 1,5g trong 100g mít tươi.

Nhiều bạn hỏi 1 quả mít, 1 múi mít bao nhiêu calo. Câu trả lời cho bạn là hãy ước lượng số kg và tính tỷ lệ với 100g cho ra kết quả nhé(tại một múi mít hay quả mít ở mỗi bạn là có khác nhau về to – bé):

+ Thông thường 1 quả mít nặng 3-6kg, sau khi lọc phần ăn được còn khoảng 2-4kg và lượng calo lúc này 1880 – 3760 calo

+ Thông thường 3-4 múi mít sau khi bỏ hạt cho trọng lượng 100g 94 calo. Tính ra mỗi múi mít có lượng calo từ 23 – 31 calo

Ăn mít sấy bao nhiêu calo?

Nhiều chị em cho rằng đồ ăn khô sẽ ít dinh dưỡng hơn khi tươi. Nhưng đó là sai lầm đồ khô sẽ nhiều calo hơn khi tươi, hầu hết lượng nước bị rút đi.

Với con số mít tươi là 94 calo/100g. Nhưng bạn có biết bao nhiêu g mít tươi để hoàn thành sản phẩm ra 100g mít sấy khô

Các chuyên gia dinh dưỡng đã cho kết luận: “Trái cây sấy khô – hầu như gần hết dung lượng nước của các loại trái cây tươi. Do đó, giá trị calo của trái cây khô là rất cao – trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3 – 5 lần so với ở các loại quả ban tươi đầu, và 65% lượng calo cung cấp bởi loại trái cây có chất bột khô.”

Ăn sữa chua mít bao nhiêu calo?

Đây là một suất sữa chua mít phổ biến ở nhiều cửa hàng, nó là sự kết hợp của nhiều thành phần. Và nếu bạn muốn biết lượng calo thì dưới đây là phân tích cho bạn

ăn sữa chua mít có béo không

Với nhiều bạn tự làm tại nhà thì thường chỉ kết hợp đá + sữa chua + mít thì con số calo sẽ giảm đáng kể hơn.

+ Bình quân thì 1 hộp sữa chua ăn trắng Vinamilk Ít đường 100g có chứa khoảng 85.3kcal kết hợp với 100g mít tươi sẽ cho bạn con số tổng 179.3 calo.

+ Bình quân thì 1 hộp Sữa chua ăn trắng Vinamilk Không đường 100g 61kcal kết hợp với 100g mít tươi sẽ cho bạn con số tổng 155 calo.

+ Bình quân thì 1 hộp Sữa chua ăn trắng Vinamilk Có đường 100g 105kcal kết hợp với 100g mít tươi sẽ cho bạn con số tổng 199 calo.

Ăn mít có béo không?

Việc béo tăng cân lên hay hỗ trợ giảm cân với một món ăn cần chú ý phân tích: Số lượng kg đồ ăn dung nạp vào cơ thể, lượng calo là bao nhiêu nhiều hay ít, chất xơ, chất béo, tinh bột, …

Tại phần trên bài viết có đưa ra đầy đủ thành phần dinh dưỡng từ mít, nhận thấy con số là hợp lý rất ít nguy cơ tăng cân: Lượng calo thấp 94 cho 100g, có nhiều chất xơ, chất béo với hàm lượng ít và nó chỉ là chất béo bão hòa. Bạn có thể cho nó vào danh sách thực phẩm hỗ trợ giảm cân với cách ăn điều độ dưới 100g hằng ngày, kết hợp với nhiều thực phẩm giảm cân khác, tập thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng khoa học

Ăn hạt mít có tăng cân không?

Một khẩu phần 100 gram hạt mít (hoặc 3,5 ounces) cung cấp khoảng 185 calo. Nó cũng chứa 7 gram protein, 38 gram carbs và 1,5 gram chất xơ. Và hạt mít chứa ít hơn 1 gram chất béo.

Theo những dinh dưỡng tìm được cho thấy Hạt mít cũng như những múi thịt mít đều chứa những dưỡng chất hỗ trợ giảm cân. Bạn có thể dùng nó ở mức vừa phải mà không lo tăng cân nhé

Ăn mít nhiều có béo không?

Nhưng với những người nhiện ăn mít (ăn nhiều hằng ngày) thì việc nó không có nguy cơ tăng cân còn có đúng?

Ví dụ như mít sấy: Có vị ngọt dịu rất dễ gây cảm giác thèm ăn cho người dùng, đã ăn thường phải ăn hết mới dừng nổi. Xem một tập phim 2h đồng hồ thì một bạn có thể dung nạp 300g mít sấy tương đương lượng calo sẽ lên đến con số 825 calo (Nguy cơ béo phì tăng cân)

Còn với mít tươi: 94 calo/100g nhưng nếu một ngày bạn dung nạp 1 đến 3kg (1 quả) thì con số 940 calo (Nguy mập lên là có)

Với sữa chua mít cũng vậy, một ngày làm 2 cốc thì con số calo nhân lên không hề nhỏ 300 đến 600 calo

Với lượng dung nạp nhiều như vậy kết hợp với lười vận động thể thao kèm ngủ nhiều chắc chắn sẽ gây béo cho bạn

Ngoài nguy cơ gây béo mập việc ăn nhiều mít còn có thể gây nhiều nguy hại khác cho bạn?

Nếu bạn ăn quá nhiều mít có thể gây phản tác dụng. Bởi, trong mít có chứa chất đông máu không tốt đối với người bị rối loạn đông máu. Chúng có chứa hàm lượng đường khá cao nên đối với người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, mít còn có thể gây giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa hoặc nếu bạn có cơ địa nóng trong thì không nên ăn mít quá nhiều. Đặc biệt khi đói thì không nên ăn mít. Đối với những người mắc bệnh suy thận mãn tính thì ăn mít cũng có thể gây hại bởi trong nó có chứa nhiều chất kali.

Nói như vậy không có nghĩa bạn nên tuyệt đối không ăn mít mà ăn với lượng vừa phải, hãy kết hợp hài hòa với các loại trái cây tươi mát khác,….bồi bổ cơ thể.

Ăn mít đúng cách hỗ trợ giảm cân mà còn nhiều tác dụng tốt khác

+ Hỗ trợ tiêu hóa:

Mít góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa khi ăn thường xuyên do hàm lượng chất xơ cao (3g cho mỗi 160g). Nó không gây đau dạ dày ngay cả khi ăn với số lượng lớn và cải thiện nhu động ruột. Nó cũng bảo vệ ruột kết bằng cách loại bỏ các thành phần gây ung thư ra khỏi ruột già.

+ Tốt cho mắt và da:

Mít có chứa rất nhiều vitamin A, rất tốt cho việc duy trì thị lực khỏe mạnh và hoạt động như một chất chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cũng được coi là một thành phần chống lão hóa tích cực cho làn da rạng rỡ hơn.

+ Tốt cho hệ thần kinh, cơ bắp:

Trong mít có chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Do vậy mít tốt cho cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chữa bệnh loét dạ dày: Một trong những tác dụng mít là chữa bệnh lở loét vì nó có đặc tính chống loét, sát trùng, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

+ Hỗ trợ xương chắc khỏe:

Việc ăn mít rất được khuyến nghị vì nó giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Bên cạnh việc cung cấp canxi cho cơ thể, nó còn chứa vitamin C và magie giúp cơ thể tiếp tục hấp thu canxi.

+ Cải thiện chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương:

Hạt mít làm tăng các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh

Chiết xuất từ ​​lá mít có hoạt tính chữa lành vết thương tương tự như một loại kem sát trùng

+ Phòng thiếu máu, chống đông máu:

Mít có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, nó cũng chứa magiê, mangan, folat, đồng, axit pantothenic, vitamin B6, tất cả các thành phần này đều cần cho quá trình tạo ra máu

+ Giảm chứng hen suyễn:

Theo các nghiên cứu thì nước ép mít có thể giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn

+ Hỗ trợ phòng ngừa ung thư:

Mít chứa các chất chống oxy hóa và phytonutrient, cộng với hàm lượng vitamin C, vì thế nó có thể hỗ trợ phòng ngừa các loại ung thư khác nhau như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt. Những đặc tính này điều trị tổn thương tế bào và phát triển sức đề kháng.

+ Giảm huyết áp:

Với lượng kali cao, mít làm giảm và kiểm soát huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và rối loạn tim mạch nói chung.

Cách ăn mít hỗ trợ giảm cân

Nếu biết cách, một người cũng có thể giảm cân nhờ ăn mít. Để ăn mít hỗ trợ giảm cân, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo sau:

  1. Bạn không nên ăn quá nhiều mít: Mít cung cấp một lượng đáng kể calo nên nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho tổng lượng calo nạp vào tăng lên, có thể dẫn tới tăng cân nếu như trong ngày bạn cũng nạp nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng. Theo khuyến cáo, để hỗ trợ giảm cân tốt, mỗi ngày không nên ăn quá 100 gram mít.
  2. Ăn mít vào các bữa phụ: Chia mít thành các bữa ăn nhỏ, vào giữa các bữa ăn chính trong ngày sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Mít cung cấp một lượng đáng kể calo và chất xơ. Khi ăn vào giữa giờ ăn chính sẽ làm giảm cảm giác đói và thèm ăn vặt.
  3. Kết hợp với tập luyện: Quá trình giảm cân chắc chắn sẽ không có hiệu quả nếu chỉ ăn kiêng mà không có tập luyện. Tập luyện sẽ giúp đốt cháy calo, tiêu hao lượng calo dư thừa, nhờ đó giúp bạn nhanh chóng đạt được mục đích giảm cân theo ý muốn.

⇒⇒⇒ Bạn có muốn tìm hiểu thêm về Miến bao nhiêu calo? [có giảm cân không] or [Tăng cân mập béo]? Hãy đến với link: https://hoanmybreastcare.com/mien-bao-nhieu-calo-co-giam-can-khong-or-tang-can-map-beo/

Một số lưu ý khi ăn mít

Để đảm bảo những lợi ích của mít và tránh gặp phải những vấn đề tiêu cực do ăn loại quả này, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý như sau:

  1. Không ăn mít khi bụng đói
  2. Nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1 đến 2 tiếng
  3. Ăn mít với một lượng vừa phải
  4. Khi ăn mít, có thể ăn kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  5. Nhai kỹ khi ăn mít
  6. Tránh ăn mít vào buổi chiều tối
  7. Uống nhiều nước sau khi ăn mít

+ 1 ngày nên ăn bao nhiêu mít là đủ?

Các chuyên gia khuyến cáo một ngày người dân chỉ nên ăn khoảng 80 – 100 gram mít tươi.

+ Ăn mít vào lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để ăn mít, giúp nhận được tối đa những lợi ích từ sức khỏe của loại quả này là sau ăn 1-2 giờ.

+ Những ai nên hạn chế ăn mít?

Một số người nên hạn chế ăn mít vì loại quả này có thể gây hại tới sức khỏe. Bao gồm:

  1. Những người đang bị nhiệt: Không nên ăn mít khi đang bị nhiệt vì loại quả này có tính nóng, có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  2. Những người đang bị mụn nhọt: Hàm lượng đường cao trong mít có thể kích thích mụn mới phát triển, làm gia tăng tình trạng viêm nang lông.
  3. Những người mắc bệnh đái tháo đường: Mít có hàm lượng đường cao nên người bị tiểu đường không nên ăn vì có thể khiến cho đường huyết tăng cao trong máu.
  4. Những người có bệnh thận: Mít giàu kali không thích hợp với người mắc bệnh thận do thận yếu, hoạt động không tốt có thể gây tăng kali trong máu rất nguy hiểm.
  5. Những người bị gan nhiễm mỡ: Mít là trái cây giàu đường nên cũng không tốt cho những người bị gan nhiễm mỡ.
  6. Người bị suy nhược cơ thể: Mít không phù hợp với những người cơ thể yếu, bị suy nhược.

+ Ăn mít kiêng ăn gì?

Là loại quả nóng, không nên ăn mít cùng với những thức ăn khác cũng có tính nóng như thức ăn chứa tiêu ớt, sả,… vì có thể làm tăng tình trạng nóng trong.

Các câu hỏi thường gặp

+ Sau sinh ăn mít được không? Có mất sữa không?

Sau khi sinh, các chị em phụ nữ có thể ăn mít. Đặc biệt, nếu đang cho con bú thì ăn mít non sẽ giúp lợi sữa.

+ Bầu ăn mít được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ miễn là hàm lượng vẫn nằm trong khuyến cáo của chuyên gia về dinh dưỡng.

+ Ăn mít có nóng nổi mụn không?

Mít có nguy cơ gây nóng nhé, việc ăn nhiều mít nhất là trẻ em sẽ phải đối mặt với rôm sảy và mụn nhọt. Bạn nên ăn mít với số lượng vừa phải để vẫn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mà không phải đối mặt với rôm sảy mụn nhọt.

+ Có nên ăn mít khi đói?

Không nên ăn mít khi đói vì nó sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao đột ngột, gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới bữa ăn chính

+ Ăn mít có đau dạ dày không?

Ăn mít với lượng khuyến cáo sẽ không gây đau dạ dày.

+ Ăn mít uống cà phê có sao không?

Không nên ăn mít khi uống cà phê vì thức uống này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ các dưỡng chất có trong mít.

+ Ăn mít uống nước ngọt có sao không?

Ăn mít có thể uống nước ngọt nhưng nếu ăn nhiều mít, uống nhiều nước ngọt có thể gây tăng cân.

+ Ăn mít uống sữa có sao không?

80% lượng protein trong sữa là casein. Khi ăn mít kết hợp với việc uống sữa sẽ khiến một lượng lớn casein bị kết tủy trong cơ thể, điều này có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể.

+ Ăn mít và uống nước dừa được không?

Có thể ăn mít và uống nước dừa nhưng cần lưu ý về lượng mít khuyến cáo.

+ Ăn mít uống pepsi có sao không?

Có thể ăn mít uống pepsi nhưng nên tránh sử dụng chúng vào bữa ăn chính.

+ Ăn mít mọc mầm có sao không?

Ăn mít mọc mầm có thể gây hại, ảnh hưởng tới chức năng của gan.

+ Ăn mít uống nước cam được không?

Có thể ăn mít và uống nước cam cùng lúc.

+ Ăn mít với trứng có sao không?

Ăn mít với trứng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nên tránh ăn quá nhiều mít hay trứng vì có thể tác động không tốt tới hệ tiêu hóa.

+ Ăn mít xong uống coca có sao không?

Ăn mít xong uống coca không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không sử dụng thường xuyên.

+ Ăn mít với ổi có sao không?

Bạn hoàn toàn có thể ăn mít với ổi cùng lúc.

+ Ăn mít với chuối có sao không?

Ăn mít với chuối không gây ảnh hưởng sức khỏe, mít với chuối trên thực tế còn là công thức được nhiều người lựa chọn kết hợp để xay sinh tố uống rất ngon.

+ Ăn mít với xoài có sao không?

Tương tự, ăn mít với xoài không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Kết luận

Trên đây là giải đáp mít bao nhiêu calo và ăn mít có béo không. Tóm lại, mít là loại thực phẩm có lượng calo đáng kể, không gây béo nếu như sử dụng đúng cách. Với thành phần giàu dinh dưỡng, mít mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khi ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mít có thể gây hại tới sức khỏe và không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng.

Chúc bạn sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

+ Tác dụng của quả mít ít người biết đến https://eva.vn/suc-khoe/tac-dung-cua-qua-mit-it-nguoi-biet-den-c131a385214.html Truy cập ngày 06/12/2019.

+ Jackfruit, raw https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/174687/nutrients Truy cập ngày 06/12/2019.

+ TRÁI CÂY KHÔ – MÓN ĂN HỮU ÍCH CHO TRẺ http://namhuydongthap.com/News/60/trai-cay-kho—mon-an-huu-ich-cho-tre Truy cập ngày 06/12/2019.

+ Sinh mổ có được ăn mít không? https://benhvienthucuc.vn/sinh-mo-co-duoc-an-mit-khong/ Truy cập ngày 06/12/2019.

+ SỮA CHUA MÍT http://calofood.vn/chi-tiet/Sua-chua-mit-14313.html Truy cập ngày 06/12/2019.

+ Sữa chua Vinamilk – Bí quyết ngon khỏe từ thiên nhiên https://vinamilk.com.vn/sua-chua-vinamilk/vi/bi-quyet-ngon-khoe-tu-thien-nhien/ Truy cập ngày 06/12/2019.

+ 9 Wonderful Benefits Of Jackfruit Seeds You Probably Didn’t Know + A Killer Recipe https://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-jackfruit-seeds-for-skin-hair-and-health/#gref Truy cập ngày 06/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!