Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
387 lượt xem

Sốt nên ăn uống gì và kiêng gì?

Khi bị sốt thân nhiệt cơ thể tăng cao, cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và bị mất nước. Khi bị sốt không chỉ cần được điều trị và nhanh chóng hạ sốt, mà chế độ dinh dưỡng lúc này cũng rất quan trọng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và tăng cường sức đề kháng hãy cùng tìm hiểu sốt nên ăn uống gì và kiêng gì tại nội dung chia sẻ bên dưới.

BỊ SỐT NÊN ĂN UỐNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH

BỊ SỐT NÊN ĂN UỐNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH?

Khi bị sốt thường cơ thể sẽ mệt mỏi, bị mất nước và chán ăn, đắng miệng và khô miệng. Vì vậy việc ăn uống cũng cần chú ý và ưu tiên những món ăn dễ ăn, dễ tiêu hoá. Dưới đây là một số những thực phẩm mà khi bị sốt nên ăn uống bổ sung nhé:

  • Uống nhiều nước hơn

Nhiệt độ cơ thể tăng cao, đổ mồ hôi là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước khi bị sốt. Vì vậy việc bổ sung nước và các khoáng chất là rất quan trọng và cần thiết. Uống nhiều nước hơn một chút sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt và hạn chế tình trạng mất nước.

Đồng thời uống đủ nước cũng là cách hiệu quả để để có thể tăng hiệu quả đào thải độc tố và tăng cường lưu thông máu. Ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm những loại nước ép hoặc sinh tố trái cây để vừa bổ sung chất lỏng vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

  • Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn, giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào mới, đặc biệt còn liên quan đến việc sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể giảm bớt những mệt mỏi, đau nhức và giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khoẻ.

Một số loại thực phẩm giàu protein phù hợp với với người ốm sốt như: thịt heo nạc, thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá basa…

  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, không thể thiếu được của cơ thể. Chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch tự nhiên, sức đề kháng và giúp cơ thể nhanh chóng khoẻ lại.

Một số loại rau xanh mà khi bị sốt bạn nên tăng cường như: Rau cải, rau muống, rau mồng tơi, cải xoăn, cà rốt, dưa chuột, súp lơ, những loại rau xanh đậm…Một số loại trái cây tươi giàu vitamin C như: cam, chanh, ổi, táo, chuối, đu đủ, xoài, dâu tây, nho, kiwi…

  • Bổ sung sữa chua và thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

Khi bị sốt bạn cũng nên ăn bổ sung sữa chua ăn, sữa chua uống và các thực giúp bổ sung vi lợi khuẩn cho đường ruột như: men tiêu hoá, proby, yakult…

Lợi khuẩn sẽ giúp đường ruột hoạt động khoẻ mạnh hơn, giúp đường ruột tăng cường đề kháng, ngăn ngừa tình trạng táo bón, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn và giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Ngoài ra sữa chua cũng là thực phẩm giúp bạn hạ sốt nhanh chóng hơn, khoáng chất và chất dinh dưỡng từ sữa chua cũng giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, đề kháng khoẻ mạnh hơn và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, lấy lại sức khoẻ khi bị ốm, sốt.

  • Khi ốm sốt nên uống nước dừa

Khi bị sốt nên ăn uống như thế nào? Khi bị sốt bạn có thể uống nước dừa, bởi nước dừa giàu khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung chất lỏng, bù nước và cung cấp khoáng cùng các chất điện giải cho cơ thể để cơ thể nhanh chóng hạ sốt và tránh tình trạng mất nước.

  • Nên uống nước bù điện giải

Tình trạng sốt sẽ khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Vì vậy nếu không nhanh chóng bù đắp kịp thời, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, hoạt động bị gián đoạn và ngưng trệ sẽ khiến tình trạng sức khoẻ của cơ thể thêm nặng nề và nghiêm trọng hơn.

Vì vậy người nước lọc, nước dừa thì nên bổ sung nước bù điện giải, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt, hạ sốt nhanh và tránh mất nước.

  • Ưu tiên những món ăn mềm lỏng, dễ nuốt

Khi cơ thể ốm, sốt bạn sẽ vô cùng mệt mỏi và chán ăn, đắng miệng và khó nuốt, Vì vậy hãy ưu tiên những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh hầm nhừ…để người bệnh dễ ăn hơn.

Đặc biệt nên ăn cháo gà hoặc súp gà, món ăn này rất phù hợp khi bị ốm sốt, chúng giúp bạn làm ấm cơ thể, giảm bớt tình trạng ngạt mũi, đồng thời giúp bạn bổ sung chất dinh dưỡng, các acid amin cần thiết cho cơ thể trong quá trình phục hồi.

Súp gà hoặc cháo gà cung cấp hàm lượng sắt dồi dào cũng với hàm lượng protein cao sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn, và giúp bạn nhanh chóng làm dịu những cơn đau họng, đau đầu một cách hiệu quả hơn.

BỊ ỐM SỐT NÊN KIÊNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH

BỊ ỐM SỐT NÊN KIÊNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH?

Bạn cần chú ý:

  • Hạn chế những món ăn dầu mỡ, khó tiêu hoá

Đối với những người đang ốm sốt bạn cần tránh những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc những món ăn tẩm ướp hoặc chế biến với quá nhiều các gia vị khác nhaum, đặc biệt là những gia vị cay nóng. Đồng thời cũng không nên ăn những món ăn khó tiêu như: chiên, xào, nướng, rán…

Những món ăn hoặc những loại thực phẩm này thường gây áp lực cho hệ tiêu hoá, gây khó tiều và khiến cơ thể khó chịu, và khiến cơ thể mệt mỏi hơn và tình trạng bệnh cũng nặng hơn, lâu phục hồi hơn.

  • Nói không với những thực phẩm, món ăn nhiều đường

Những món ăn nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể, chúng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng viêm và làm suy giảm đề kháng, sức miễn dịch của tế bào, làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

Vì vậy để có thể nhanh phục hồi bạn nên tránh ăn những thực phẩm nhiều đường như: đồ ngọt, bánh kẹo, nước uống có gas, nước giải khát…

  • Hạn chế thực phẩm, đồ uống chứa cafein

Khi cơ thể bị ốm sốt bạn cũng nên hạn chế ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa cafein như: cà phê, trà… những loại đồ uống có chứa cafein sẽ gây kích thích thần kinh, có thể khiến bạn mất ngủ, căng thẳng hơn và cơ thể cũng sẽ mệt mỏi nhiều hơn.

Đặc biệt không nên ăn uống trà xanh khi bị ốm sốt, thành phần của trà có chứa tanin và chất này là chất sẽ gây kích thích và khiến tình trạng sốt cao hơn, nghiêm trọng hơn, não bị kích thích nhiều hơn huyết áp cũng tăng lên và kéo theo đó là nhiệt độ cơ thể cũng tăng và sốt sẽ không thể giảm đi được. Trà và cà phê cũng làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.

Vì vậy trong những lúc ốm sốt như thế này bạn không nên ăn uống cà phê, trà hay các loại nước uống tăng lực, có chứa cà phê in.

  • Không sử dụng chất kích thích

Sốt nên ăn uống gì và kiêng gì? Bạn nên tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… Những chất này không bao giờ có lợi cho sức khoẻ mà chỉ khiến cơ thể ốm nặng hơn. Uống rượu bia hoặc hút thuốc lá sẽ khiến thuốc mất tác dụng và  những tổn thương không thể nào phục hồi được, đồng thời cũng khiến cho tình trạng sốt nặng hơn, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng.

Chất kích thích như: rượu , bia, thuốc lá… cũng là nguyên nhân khiến sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể suy giảm và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và gia tăng nguy cơ hình thành những biến chứng nguy hiểm.

  • Hạn chế và tránh những thực phẩm lạnh, nước đá

Khi ốm thì nên ưu tiên những thực phẩm, đồ ăn ấm nóng sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Đồng thời cần hạn chế và tránh ăn hoặc uống đồ lạnh, đồ ăn đồ uống lạnh sẽ khiến mạch máu co lại và việc toả nhiệt của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến tình trạng sốt không giảm được mà ngược lại còn tăng cao hơn (1).

Đặc biệt là trong những trường hợp bị sốt do nhiễm trùng đường tiêu hoá thì tuyệt đối không uống nước lạnh, không ăn đồ lạnh, Vì chúng sẽ khiến vi khuẩn phát triển tăng mạnh và gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

  • Hạn chế sử dụng các gia vi như: tỏi, ớt, hạt tiêu

Sốt nên ăn uống gì và kiêng gì? Khi chế biến những món ăn cho người đang bị ốm sốt thì bạn nên hạn chế những loại gia vị cay nóng như: tỏi, hạt tiêu, ớt, mù tạt…

Những loại gia vị này thường dễ gây kích ứng, khiến cơ thể khó chịu, tăng chất nhầy trong họng, mũi và có thể khiến bạn khó chịu họng, tăng viêm đau và tăng tình trạng nghẹt mũi…

MỘT SỐ NHỮNG MÓN ĂN PHÙ HỢP CHO NGƯỜI ỐM SỐT

1/ Cháo gà rau ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  1. Rau ngót
  2. Thịt gà: 100 g
  3. Gạo tẻ: 70 g
  4. Hành khô
  5. Gia vị: Muối, mắm, bột ngọt, dầu ăn

Cách nấu cháo gà rau ngót:

  1. Đầu tiên bạn sơ chế, rửa sạch thịt gà, băm nhuyễn hoặc cho xay nhỏ cũng được, sau đó ướp thịt gà với một chút gia vị hạt nêm, bột ngọt.
  2. Rau ngót bạn nhặt sạch, rửa nhiều lần với nước sau đó cho vào xay nhuyễn với 1 chút nước để dễ xay hơn.
  3. Gạo vo sạch và ninh nhừ thành cháo.
  4. Trong thời gian chờ cháo nhừ, bạn làm nóng chảo, phi thơm hành tím và cho thịt gà vào xào chín.
  5. Tiếp theo khi cháo sôi thì cho phần rau ngót xay vào nối cháo ninh nhừ. Khi cháo nhừ thì cho thịt gà vào và nấu cùng, cuối cùng là nên gia vị và tắt bếp.

2/ Canh mướp đắng nấu thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  1. Thịt băm: 150 g
  2. Mướp đắng: 4 trái
  3. Hành lá
  4. Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt

Cách nấu canh mướp đắng với thịt:

  1. Mướp đắng bạn sơ chế, rửa sạch, bỏ ruột và thái lát mỏng vừa và ngâm vào nước đá hoặc rửa lại với muối để bớt đắng.
  2. Tiếp theo bạn đun sôi khoảng 1 lít nước, cho thịt băm vào nấu và nêm nếm gia vị vào nồi canh, hớt bọt để nước canh được trong và thanh hơn. Sau khi sôi lại thì thêm mướp đắng vào nấu cũng, nấu sôi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp và thêm hành lá vào và thưởng thức.

Như vậy trên đây là những chia sẻ, gợi ý về băn khoăn thắc mắc ốm sốt nên ăn uống gì và kiêng gì? Hy vọng qua những chia sẻ này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân cũng như người thân nhanh chóng hết sốt và phục hồi lại sức khoẻ nhé.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận