Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
500 lượt xem

Thai 12 tuần vẫn còn nghén có sao không?

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của thai phụ. Thông thường, khi đến tuần thai thứ 12, tình trạng ốm nghén ở bà bầu sẽ giảm dần hoặc chấm dứt hẳn. Tuy nhiên, có một số trường hợp bà bầu mang thai 12 tuần nhưng vẫn bị ốm nghén nặng. Vậy mang thai 12 tuần vẫn còn nghén có sao không? Dưới đây là những chia sẻ cụ thể của các chuyên gia về vấn đề này !

TÌM HIỂU ỐM NGHÉN LÀ GÌ ?

Ốm nghén là một tình trạng thường gặp khi mang thai, được biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó chịu,…. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng sau khi vừa mới thức dậy và sau mỗi bữa ăn. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể được kích hoạt bởi một số mùi nồng, thức ăn,… hoặc thậm chí là không có tác nhân nào.

Tình trạng ốm nghén khi mang thai thường sẽ không gây hại cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc của mẹ bầu.

VÌ SAO BÀ BẦU BỊ ỐM NGHÉN KHI MANG THAI ?

Trong quá trình mang thai, phần lớn các mẹ bầu đều sẽ trải qua tình trạng ốm nghén ở những mức độ khác nhau. Có người bị nghén nặng, có người thì chỉ bị ốm nghén thoáng qua một vài lần.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng đó có thể là sự kết hợp của những thay đổi về thể chất diễn ra bên trong cơ thể người mẹ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone

Trong thời gian đầu mang thai, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone để hỗ trợ phôi thai phát triển. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ hormone này sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone progesterone còn làm chậm quá trình tiêu hóa, gây tích tụ thức ăn bên trong dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu, buồn nôn, nôn ói.

  • Sự gia tăng hormone thai kỳ hCG

Hormone hCG sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian đầu mang thai. Đây có thể là nguyên nhân khiến các mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn ói.

  • Khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn

Có một số phụ nữ khi mang thai sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mùi, đặc biệt là các mùi hương mạnh hoặc mùi lạ như: Nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm chiên xào, đồ tanh,…. Khi ngửi những mùi này thì sẽ có thể kích hoạt phản xạ buồn nôn và nôn mửa của mẹ bầu. Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, có một mối liên hệ giữa khứu giác và hormone estrogen ở nữ giới. Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng lên sẽ khiến khứu giác của các chị em trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ BỊ ỐM NGHÉN NẶNG KHI MANG THAI

Một số nhóm phụ nữ sau sẽ có nguy cơ dễ bị ốm nghén khi mang thai và nghén kéo dài hơn:

  1. Mang thai lần đầu.
  2. Mang song thai hoặc đa thai.
  3. Mang thai bé gái.
  4. Đã từng có tiền sử bị ốm nghén nặng trong những lần mang thai trước.
  5. Gia đình ( ví dụ như mẹ hoặc chị em) có tiền sử bị ốm nghén nặng khi mang thai.
  6. Cơ thể thai phụ quá gầy hoặc quá béo.
  7. Đã từng bị đau nửa đầu hoặc say tàu xe.
  8. Mang thai bé gái. Nhiếu nghiên cứu đã cho thấy khoảng 55% thai phụ bị ốm nghén nặng trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh con gái.

TÌNH TRẠNG ỐM NGHÉN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI HAY KHÔNG?

Tình trạng ốm nghén xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ốm nghén ở mức độ vừa và nhẹ sẽ không gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Kể cả khi mẹ bầu không tăng cân trong 3 tháng đầu mang thai thì cũng vẫn ổn nếu cơ thể thai phụ không bị mất nước do nôn ói và vẫn giữ được lượng thức ăn. Thông thường, cảm giác thèm ăn sẽ sớm quay trở lại và mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng cân.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng buồn nôn, nôn mửa xảy ra liên tục và kéo dài thì sẽ có thể khiến cơ thể mẹ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và sụt cân nghiêm trọng. Điều này sẽ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai.

Do đó, khi các mẹ bầu có các biểu hiện ốm nghén nặng như: Buồn nôn dữ dội, nôn liên tục, không kiểm soát, sụt cân từ 1 kg trở lên, choáng váng, chóng mặt, sốt, đau đầu,…thì người nhà cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

MANG THAI 12 TUẦN VẪN CÒN NGHÉN CÓ SAO KHÔNG?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tình trạng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Thông thường, tình trạng này sẽ thuyên giảm dần và ngưng hẳn sau tuần thứ 14 của thai kỳ (rơi vào tam cá nguyệt thứ hai). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thai phụ bị ốm nghén kéo dài hơn, thậm chí nghén trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.

Bởi vậy, đối với băn khoăn “ Mang thai 12 tuần vẫn còn nghén có sao không” thì câu trả lời là “ Không”. Tuy nhiên, trong trường hợp các mẹ bị nôn liên tục không ngừng, khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải và sút cân thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Thông thường, trong những trường hợp này, thai phụ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch (IV) để bù nước cho cơ thể và áp dụng các biện pháp làm giảm tình trạng nôn ói.

CÁC CÁCH LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Những cơn buồn nôn, nôn và mệt mỏi có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc của mẹ bầu. Vậy các mẹ cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này?

+ Đối với các mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ:

Trong trường hợp này, các mẹ nên thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của mình để cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm nhẹ các các triệu chứng ốm nghén. Cụ thể như:

  1. Cần chia làm 5 – 6 bữa ăn nhỏ một ngày thay vì ăn 3 bữa chính, không nên ăn quá no.
  2. Sau các bữa ăn, các mẹ có thể ngậm ít kẹo gừng hoặc uống trà gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, trà hoặc kẹo bạc hà cũng là những loại thực phẩm giúp các mẹ bầu bị ốm nghén cảm thấy dễ chịu hơn.
  3. Tránh tiếp xúc với các mùi hương khiến bạn bị buồn nôn.
  4. Hạn chế tiêu thụ các món ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ.
  5. Sử dụng các viên vitamin tổng hợp, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  6. Uống nước giữa các bữa ăn, nhưng không uống nhiều cùng một lúc vì sẽ khiến mẹ bầu bị no.
  7. Nên ăn nhẹ với bánh quy hoặc các loại hạt vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển.
  8. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất như: Thịt bò, trứng, rau xanh có lá màu xanh đậm, táo, chuối, bánh mì nướng,…
  9. Không đi nằm ngay sau khi ăn bởi vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
  10. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi điều độ để làm giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời duy trì một tâm lý thoải mái, tích cực, hạn chế căng thẳng, lo âu vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  11. Bên cạnh đó, tình trạng nôn ói kéo dài có thể khiến axit dạ dày trào ngược làm bào mòn men răng, gây chua miệng. Lúc này, các mẹ có thể sử dụng nước hòa tan với bột baking soda để súc miệng, giúp trung hòa axit, bảo vệ men răng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài ra, sau khi bị nôn mửa nhiều, các chị em có thể uống các loại đồ uống thể thao có chứa glucose, muối và Kali để bù đắp các chất điện giải đã bị mất.

+ Đối với các mẹ bầu bị ốm nghén nặng:

Đối với những trường hợp thai phụ bị ốm nghén nặng, không thể cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén nặng ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  1. Vitamin B6 kết hợp doxylamine: Những phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng có thể sử dụng vitamin B6 tổng hợp để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Doxylamine là một hoạt chất thường có trong các loại thuốc ngủ không kê đơn. Vitamin B6 và doxylamine có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp cùng với nhau để cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn khi mang thai. Cả hai loại thuốc này đều an toàn đối với phụ nữ mang thai và không có tác dụng phụ cho thai nhi.
  2. Thuốc chống nôn: Nếu việc sử dụng vitamin B6 và Doxylamine không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định thai phụ sử dụng các loại thuốc chống nôn. Các loại thuốc chống nôn dùng cho phụ nữ mang thai cần chứa các hoạt chất an toàn cho cả mẹ và em bé. Vì vậy, các mẹ không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống nôn thông thường khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chống nôn, các thai phụ bị ốm nghén nặng cần được nhập viện để bác sĩ theo dõi điều trị cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát. Nếu các mẹ bị nôn mửa quá nhiều khiến cơ thể mất nước, thì sẽ được truyền dịch đường tĩnh mạch để bù nước. Nếu bị nôn ói không thể ăn, các bác sĩ sẽ có thể phải dùng ống truyền thức ăn cho thai phụ. Việc này sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn: Mang thai 12 tuần vẫn còn nghén có sao không? Nếu các bạn có thắc mắc muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hãy đừng ngần ngại để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!