Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
353 lượt xem

Mang thai 3 tuần đầu nên ăn gì?

Mang thai 3 tuần đầu nên ăn gì là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ khi lần đầu làm mẹ. Theo các bác sĩ, những tuần đầu tiên của thai kỳ, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng bởi đây là giai đoạn khởi đầu cho quá trình phát triển của bào thai.

Mang thai 3 tuần đầu nên ăn gì?

Các bác sĩ cho biết, 3 tuần đầu của thai kỳ thuộc tam cá nguyệt thứ 1. Đây là giai đoạn thai nhi hình thành và bắt đầu phát triển những cơ quan quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như tim, tủy sống, gan, não, phổi,… Do đó, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong thời gian này tương đối quan trọng. Vậy, mang thai 3 tuần đầu nên ăn gì?

  • 3 tuần đầu tiên nên ăn thực phẩm giàu đạm:

Theo bác sĩ, thịt là nguồn cung cấp đạm rất dồi dào như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò,…), thịt trắng (thịt gia cầm,…). Trong đó, cùng với việc bổ sung chất đạm, thịt đỏ còn bổ sung các khoáng chất rất quan trọng trong thời kỳ mang thai như sắt và kẽm. Đây là những khoáng chất cần thiết giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Đối với thịt trắng, cùng với đạm, chúng giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác, chẳng hạn như vitamin thuộc nhóm B, vitamin A, vitamin E, vitamin D, các khoáng chất như phốt pho, canxi,… Ngoài thịt, chất đạm cũng có nhiều trong các loại trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

  1. Ăn cá hồi thường xuyên khi mang thai 3 tuần đầu: Cá hồi là loại cá tốt nhất mà mẹ nên bổ sung khi mới mang thai. Chúng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, canxi cùng với axit béo omega-3.
  2. Mẹ nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C: Rau xanh và trái cây giàu vitamin C rất quan trọng khi mang thai trong những tuần đầu tiên. Rau xanh cùng các loại trái cây giúp tăng cường chất xơ cải thiện tiêu hóa, đặc biệt là vitamin C sẽ giúp cho mẹ bầu tăng cường hấp thu sắt của cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch.
  3. Mang thai 3 tuần đầu nên ăn măng tây: Theo các nhà nghiên cứu, măng tây là một trong các loại thực phẩm giàu axit folic. Axit folic là một dưỡng chất rất quan trọng khi mang thai bởi nó giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
  4. Mang thai 3 tuần đầu nên ăn nho và chuối: Theo bác sĩ, trong các loại trái cây thì nho và chuối cần thiết hơn cả. Bởi vì đối với mẹ bầu, chúng chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Cụ thể như quả chuối rất giàu chất sắt. Nhờ đó giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Đồng thời, nó cũng giúp khắc phục và phòng chứng táo bón, khó tiêu thường gặp trong thai kỳ. Còn đối với nho, loại quả này lại chứa nhiều vitamin, đặc biệt là canxi cần thiết cho bà bầu. Các bác sĩ khuyến cáo là mẹ bầu chỉ nên ăn chuối chín, từ 1 đến 2 quả mỗi ngày và nên ăn chuối sau các bữa ăn chính khoảng từ 1 đến 2 giờ. Mẹ bầu cũng không nên ăn nho hoặc là chuối cùng một lúc vì chúng có hàm lượng đường cao.
  5. Sữa chua nên ăn khi mang thai 3 tuần đầu thai kỳ: Sữa chua là một sự lựa chọn rất tuyệt vời nên được bổ sung khi mới mang thai. Bởi món ăn này chứa nhiều canxi, cung cấp các lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa và phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra khi mang thai.

Mang thai 3 tuần đầu không nên ăn gì?

Các bác sĩ cho biết, vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi cũng có thể đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật bẩm sinh nếu như mẹ bầu ăn uống không khoa học. Một số loại thực phẩm bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn vào 3 tuần đầu và trong suốt thai kỳ là:

  1. Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân mẹ bầu không nên ăn: Bác sĩ cho biết, cá ngừ, cá kiếm và một số loại cá biển khác có chứa nhiều thủy ngân thuộc nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh. Nguyên nhân bởi các loại thủy hải sản chứa thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi.
  2. Trong thời gian mang thai không ăn các loại thịt sống: Trên thực tế, mẹ bầu sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu ăn các loại thịt còn sống, chưa được nấu chín. Theo các bác sĩ, dù nhiễm khuẩn hay nhiễm giun sán từ thịt sống, việc ăn phải đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy cho nên, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần đảm bảo việc ăn chín uống sôi.
  3. Bà bầu không ăn đu đủ sống khi mang thai 3 tuần đầu: Nguy cơ sảy thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thường cao hơn. Theo các bác sĩ, đu đủ sống là loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh. Nguyên nhân bởi mủ của đu đủ còn sống có khả năng gây ra các cơn co thắt tử cung. Bên cạnh đó, chúng còn có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng với các triệu chứng bao gồm phát ban trên da, sưng ở miệng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng khó thở, thậm chí là sốc phản vệ. Thay vào đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn quả đu đủ chín. Nó giúp cung cấp thêm các chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C cùng các khoáng chất khác như kali, folate,… rất quan trọng đối với sự phát triển của bào thai.
  4. Mang bầu không nên ăn quả dứa (quả thơm): Ngoài quả đu đủ sống, bà bầu cũng không nên ăn quả dứa khi mang thai bởi nó có chứa một chất có tên gọi là bromelain. Chất bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung, từ đó gây ra trạng thái chuyển dạ sớm.
  5. Các chất kích thích không nên sử dụng trong suốt thời gian mang thai: Khi mang thai, mẹ bầu cần từ bỏ các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… Việc tiêu thụ các chất kích thích không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai.
  6. Mang thai 3 tuần đầu và xuyên suốt thai kỳ nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối cùng với đường: Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các loại bánh kẹo ngọt, nước trái cây đóng hộp, đồ ăn dược chế biến sẵn như mì ăn liền, …. là những loại thực phẩm chứa khá nhiều đường, muối cùng với các hóa chất bảo quản, phụ gia trong công nghiệp thực phẩm. Chúng có thể gây ngộ độc, tăng cân, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt

Nhận biết các dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt có ý nghĩa quan trọng giúp mẹ tiếp tục duy trì thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Các dấu hiệu này thường là:

  1. Mẹ có cảm giác khó tiêu, ợ nóng: Nếu như có hiện tượng khó tiêu, ợ nóng, điều này tức là hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường. Điều này khiến quá trình tiêu hóa của cơ thể bị cản trở.
  2. Mẹ cảm thấy đau nhức cơ thể, đau nhức toàn thân: Kể từ những tuần đầu tiên khi mang thai, cơ thể người mẹ bắt đầu có dấu hiệu đau nhức vùng lưng và vùng tay, chân.
  3. Mẹ tăng cân một cách đều đặn: Các bác sĩ cho biết việc tăng khoảng 0.5kg mỗi tuần có nghĩa là bé đang phát triển rất tốt.
  4. Có triệu chứng ốm nghén: Tình trạng ốm nghén có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu nhưng điều này chứng tỏ rằng em bé đang phát triển trong bụng mẹ.
  5. Huyết áp và lượng đường trong máu của mẹ ổn định: Nếu như hai chỉ số này của mẹ ổn định thì sẽ không phải lo lắng về vấn đề tiền sản giật.

Các triệu chứng bất thường mà mẹ bầu cần lưu ý

Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy rằng thai nhi đang trong quá trình phát triển tốt, mẹ bầu cũng nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể mình, bao gồm:

  1. Có dấu hiệu bị nghén nặng: Mặc dù các triệu chứng ốm nghén chứng tỏ rằng thai nhi đang phát triển tốt nhưng nếu như mẹ bầu có biểu hiện nôn quá nhiều, mệt mỏi, quá trình phát triển của thai nhi cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nên khi có dấu hiệu của ốm nghén nặng thì bà bầu nên đi khám.
  2. Xuất hiện triệu chứng đau bụng và ra máu: Đây là dấu hiệu mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai vào những tuần đầu tiên. Nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bé cũng như cả sức khỏe, tính mạng của người mẹ. Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến triệu chứng có thể do bị động thai, mẹ chửa trứng hoặc chửa ngoài dạ con.
  3. Có hiện tượng ra khí hư và bị ngứa ở âm đạo: Theo các bác sĩ thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Mặc dù không nguy hiểm, bệnh lý nếu để kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc bị sảy thai.
  4. Xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt: Nếu mắc phải triệu chứng này, mẹ bầu có thể bị viêm đường tiết niệu, cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và chỉ định điều trị kịp thời bằng các phương pháp thích hợp.

Tóm lại, mang thai vào những tuần đầu tiên, đặc biệt là tuần thứ 3 của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây là khoảng thời gian mà nhiều cơ quan của cơ thể bé dần hình thành và phát triển. Các bác sĩ nhấn mạnh khi mang thai 3 tuần đầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, cá hồi, các loại rau và hoa quả giàu vitamin C. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần chú ý tới các loại thực phẩm không nên ăn vì chúng có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ lẫn em bé, thậm chí là sảy thai.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ mang thai 3 tuần đầu nên ăn gì. Nếu mẹ có thắc mắc về sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần được các bác sĩ sản phụ khoa có kinh nghiệm tư vấn, đừng ngần ngại để lại comment cuối bài.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận