Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
203 lượt xem

Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu và khám thai 12 tuần ở đâu tốt?

Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu và khám thai 12 tuần ở đâu tốt? Nhịp tim thai 12 tuần cũng được đánh giá là một trong những dấu hiệu giúp các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ phát triển của bé. Điều này khiến nhiều chị em lo lắng về chỉ số nhịp tim và kết quả siêu âm thai 12 tuần. Cùng các bác sĩ chuyên khoa tại blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Sự phát triển của thai 12 tuần tuổi

Tại thời điểm thai 12 tuần, thai nhi có chiều dài khoảng 5.4cm tính từ đỉnh đầu đến đầu mông và nặng khoảng 58g. Các bộ phận quan trọng như đầu, tim, gan, thận,… đã hoàn thành. Cùng với đó xương sống đã được hình thành một cách rõ rệt, các ống thần kinh ở cột sống bắt đầu căng ra từ tủy.

Ruột của em bé đã phát triển nhanh chóng và nô vào dây rốn, bắt đầu di chuyển vào trong khoang ổ bụng. Thận cũng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu xuống bàng quang của thai nhi. Các tế bào thần kinh lúc này tăng lên một cách nhanh chóng, trong não các khớp nối thần kinh cũng đang hình thành một cách mạnh mẽ.

Thai 12 tuần khuôn mặt em bé đã dần rõ hơn, hai mắt bắt đầu di chuyển về phía trước, tiến lại gần nhau hơn so với trước đây, hai tai quay về đúng vị trí. Các ngón tay của bé đã tách rời nhau và cách xương cũng trở nên cứng cáp hơn. Thời điểm này bé đã có những phản xạ đầu nhiên như nắm, buông bàn tay, đá chân,…

Nhìn chung, thai 12 tuần đã mang hình dáng và có đủ các bộ phận cơ thể. Thời điểm này, thai nhi có sự phát triển nhanh chóng và có các phản xạ với những thứ xung quanh. Các ngón tay bé đá đóng, mở linh hoạt hơn, các ngón chân cong, hai mắt nhắm chặt và miệng có động tác giống như mút nước ối. Nếu có thể nhìn được vào bên trong bụng, sẽ thấy được bé bắt đầu vặn vẹo, dù bên ngoài cũng không cảm nhận được sự thay đổi nào rõ nét.

Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Tim của thai nhi là một trong những bộ phận được hình thành sớm nhất. Vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim thai lúc này đã co bóp tốt và đập khá rõ.

Đo tim thai giúp xác định được nhịp bình thường, nhanh hay chậm, từ đó giúp bác sĩ nắm bắt được mọi thay đổi liên quan đến tim thai nhưng như sức khỏe của bé và những nguy cơ có thể xảy ra để điều trị kịp thời.

Thông thường, thai 12 tuần sẽ có nhịp tim từ 120- 160 lần/phút. Đây được gọi là nhịp tim bình thường. Đôi khi có thể tăng lên 180 lần/phút khi em bé cử động nhiều. Các mẹ có thể nghe nhịp tim ngay từ tuần thứ 6- 7 của thai kỳ,  một số trường hợp khác, đến khoảng tuần thứ 8- 10 của thai kỳ mẹ có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và các mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập nghe được càng to và càng dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Nhịp tim thai 12 tuần như thế nào là bất thường?

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường của thai nhi để có thể kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé. Dưới đây là những trường hợp nhịp tim thai 12 tuần được xem là bất thường:

  • Nhịp tim quá chậm

Nhịp tim thai nhi chậm là dấu hiệu báo hiệu các bất thường nguy hiểm ở thai nhi. Trong tuần thai thứ 6-8, khi đã có tim thai và nhịp tim nhưng tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên đến 90%. Đối với thai nhi đã ổn định tim hoàn thiện, nếu tim thai dưới đập dưới 120 lần/phút được xem là nhịp tim chậm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Khi phát hiện ra tim thai đập chậm đi, mẹ cần phải biết mình đang ở trong trường hợp nguy hiểm và đến bệnh viện để có sự can thiệp của bác sĩ ngay.

  • Nhịp tim quá nhanh 

Quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh. Nhịp tim thai nhanh là khi nhịp tim có thể tăng lên đến 15 nhịp/phút, thường kéo dài tối thiểu 15 giây. Nguyên nhân nhịp tim tăng nhanh có thể do thai đang cần lượng oxy để thở nên mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim thai nhi tăng nhanh đột ngột diễn ra nhiều lần trong thời điểm khác nhau thì mẹ cần đến gặp các sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Siêu âm thai 12 tuần mẹ biết được những thông tin gì?

Thai 12 tuần tuổi là 1 trong 3 mốc thời gian siêu âm quan trọng mà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Lúc này, thai đã hình thành cột sống và các bộ phận cơ quan quản trọng. Điều này cho phép các bác sĩ siêu âm và làm một số xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của thai nhi. Siêu âm thai 12 tuần mẹ bầu sẽ biết một số thông tin quan trọng sau đây:

+ Vị trí và tuổi thai

Siêu âm thai 12 tuần mẹ có thể biết được tuổi và ngày dự sinh. Đây là giai đoạn lần đầu tiên mẹ thực hiện siêu âm sau khi biết có sự xuất hiện của con ở trong bụng mẹ. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ thấy rõ vị trí của thai nhi qua hình ảnh siêu âm. Thai đã nằm đúng vị trí hay là nằm ngoài tử cung.

Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm nếu mang thai ngoài tử cung. Sau đó mẹ sẽ biết được kích thước và tuổi của con, từ đó có thể dự kiến ngày sinh của mẹ.

+ Độ mờ da gáy

Thai nhi 12 tuần tuổi là thời điểm tốt để bác sĩ tiến hành xác định độ mờ da gáy. Thông thường, độ mờ da gáy của thai nhi chỉ có thể xác định vào tuần thứ 12- 14 của thai kỳ. Nếu như mẹ bầu làm siêu âm đo độ mờ da gáy vào thời gian khác sẽ cho ra kết quả không chính xác. Độ mờ da gáy là chỉ số quan trọng trong việc phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể.

+ Những chỉ số khác

Ở tuần thứ 12, chỉ số chiều dài cơ thể thai nhi là 3-5 cm, cân nặng khoảng 10 gam, nhịp tim thai dao động trong khoảng 120-160 nhịp/phút, vị trí bánh nhau: bánh nhau bám phía trước hoặc phía sau nhau, …

Ngoài ra, siêu âm khi thai được 12 tuần, bác sĩ có thể thông báo cho mẹ những bất thường ở trẻ nếu có như: vô não, thiểu năng, nhau thai bám thấp, đơn thai, song thai hay đa thai…

Siêu âm thai 12 tuần là thời điểm quan trọng để các bác sĩ kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu phát triển bất thường của thai nhi, can thiệp kịp thời và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nên thai phụ không được bỏ qua mốc thời gian này.

Nhịp tim thai nhi có dự đoán được giới tính không?

Các bà mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên thường có mẹo đoán giới tính thai nhi thông qua nhịp tim thai. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp/phút là con gái và dưới 140 nhịp/phút là con trai. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo dân gian mang tính chất tham khảo và không có cơ sở khoa học.

Do đó nếu mẹ muốn biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái thì nên dựa vào siêu âm hoặc các xét nghiệm khác.

Ngoài ra, không phải trường hợp siêu âm nào cũng chính xác 100%, vì độ chính xác của kết quả siêu âm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dụng cụ siêu âm, trình độ chuyên môn của bác sĩ tiến hành siêu âm,… Nên thai phụ cần lựa chọn địa điểm thăm khám, siêu âm là những địa điểm uy tín với trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có trình độ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm.

Khám thai 12 tuần ở đâu tốt

Giới thiệu đến bạn một số bệnh viện:

+ Bệnh viện phụ sản Hà Nội địa chỉ 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

+ Bệnh viện phụ sản Trung Ương địa chỉ 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Bệnh viện Bưu Điện số 49 phố Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

+ Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bạch Mai địa chỉ 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

+ Bệnh viện Thanh Nhàn địa chỉ số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Khoa Sản Phụ khoa địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

>> NÊN XEM THÊM:

+ Có thai ăn sứa biển được không và ăn sò huyết được không?

+ Có thai 2 tuần bụng có to không?

+ Chậm kinh 15 ngày thai chưa vào tử cung có sao không?

Trên đây là những thông tin về thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu và khám thai 12 tuần ở đâu tốt. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!