Sau khi siêu âm và thăm khám thai sẽ có những chỉ số khác nhau. Rất nhiều người băn khoăn và chưa nắm được những chỉ số này có ý nghĩa là gì. Chỉ số CRL xuất hiện rất nhiều trong kết quả thăm khám thai. Như vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem chỉ số CRL là gì và thai 10 tuần CRL là bao nhiêu qua những chia sẻ bác sĩ Chuyên khoa II Sản phụ – Hà Thị Huệ, hiện bác sĩ đang công tác tại Đa Khoa Y Học Quốc Tế nhé.
CHỈ SỐ CRL LÀ GÌ?
Chỉ số CRL là gì? Thai 10 tuần CRL bao nhiêu? Đây có lẽ là câu hỏi, băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đặc biệt là những bà mẹ lần đầu mang thai. Vậy thì chỉ số CRL là gì? Mang thai 10 tuần chỉ số CRL là bao nhiêu?
Chỉ số CRL là từ viết tắt của Crown Rump Length, chỉ số CRL được tính bằng đơn vị mm, chỉ số thể hiện và cho thấy chiều dài được tính từ đầu đến mông của thai nhi. CRL chính là chỉ số mà bác sĩ dựa vào để đánh giá sự phát triển về kích thước của thai nhi, đánh giá được tốc độ phát triển của thai trong bụng mẹ.
Chỉ số CRL thường sẽ được đo khi phôi thai xuất hiện, tức là từ khoảng tuần thai thứ 6 của thai kỳ trở đi. Tuy nhiên đến đến khoảng tuần thai thứ 14-15 thì thai nhi chuyển sang tư thế cuộn tròn, lúc này thay vì CRL-đo chiều dài từ đầu đến mông thì bác sĩ sẽ đo các chỉ số như: vòng đầu, bụng, đùi…
Ý nghĩa của chỉ số CRL là giúp bác sĩ xác định tuổi thai, một số nguy cơ hoặc bất thường có liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi.
THAI 10 TUẦN CRL BAO NHIÊU?
Thông thường thai 10 tuần sẽ có chỉ số CRL từ 31 – 40 mm.
Khi thai nhi ở tuần thứ 10 của thai kỳ, thai nhi sẽ có những điểm mốc phát triển cụ thể như sau:
Thai nhi sẽ có chiều dài tính từ đầu đến mông là từ 31 – 40 mm, chỉ số chiều dài này chính là chỉ số CRL. Ngoài ra thai nhi 10 tuần tuổi cũng sẽ nặng khoảng 35g. Đồng thời lúc này những màng giống chân vịt giữa các ngón tay, ngón chân cũng dần biến mất. Móng tay và móng chân cũng bắt đầu hình thành.
Phần đầu của thai nhi đang dần to hơn, cho thấy sự não bộ đang phát triển một cách vô cùng nhanh chóng. Lúc này răng của thai nhi cũng bắt đầu hình thành ở bên dưới lợi và dần dần cứng hơn và xuất hiện những liên kết đến xương hàm. Tuy nhiên trong tuần thai thứ 10 này thì thai nhi vẫn sẽ nhắm mắt và chỉ mở mắt khi đến tuần thai thứ 27 trở đi.
Thai nhi ở tuần thai thứ 10 cũng có phẩn xương và phần sụn ở chân đang dần được hình thành và phát triển. Phần chân cũng sẽ hình thành đầu gối, mắt cá chân. Phần tay thì bắt đầu hình thành khuỷu tay.
Cơ quan bên trong như dạ dày cũng đã bất đầu chức năng tiết dịch vị, thận cũng đang bắt đầu hoạt động và tạo ra nước tiểu. Nếu giới tính của thai nhi là nam thì hormone Testosterone cũng được sản xuất, tiết ra trong giai đoạn này.
Tim thai ở tuần thứ 10 cũng đã hình thành và đập tương tự như một trái tim trưởng thành. Nhịp đập trung bình của tim thai lúc này sẽ dao động từ 140-170 nhịp/phút.
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ CRL ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ BÀ MẸ
Chỉ số CRL khi mang thai không chỉ là chỉ số đo chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi, chỉ số CRL là còn mang đến một số những ý nghĩ khác như sau:
- Chỉ số CRL sẽ giúp bác sĩ xác định được độ tuổi của thai nhi
Chỉ số CRL được ghi nhận vào lần siêu âm đầu tiên sẽ là cơ sở để xác định tuổi của thai nhi, và cũng là cơ sở cho những lần tính tuổi tiếp theo của thai nhi.
Thông thường thì độ chính xác của việc xác định tuổi của thai nhi bằng phương pháp siêu âm có độ tin cậy và chính xác cao, khoảng 95% vì vậy bà bầu có thể yên tầm về cách tính tuổi thai này.
Công thức tính tuổi của thai nh thông qua chỉ số CRL được tính như sau: tuổi thai (theo tuần) = Chỉ số CRL (cm) + 6,5.
- Chỉ số CRL có thể là cẳn cứ để xác định một số nguy cơ nguy hiểm đối với thai nhi
Chỉ số CRL khi tiến hành siêu âm cũng thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ cơ thể của người mẹ như: yếu tố di truyền, số lượng thai trong tử cung, sức khoẻ và hiện trạng sức khoẻ, tuổi tác…
Như vậy, khi thăm khám siêu âm thai, bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số khác nhau trong đó có chỉ số CRL để giúp bạn chỉ ra những nguy cơ đối với sự phát triển của thai nhi.
Những chỉ số không bình thường cũng đồng thời cho thấy tình trạng, nguy cơ bất thường về an toàn, sức khoẻ của thai đang có những vấn đề bất thường. Thông thường các chỉ số sẽ có sự thay đổi theo sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên chúng cần phải được đảm bảo trong những ngưỡng cho phép.
Sự thay đổi tích cực cho thấy sự phát triển bình thường của thai nhi, thai đang phát triển và tăng trưởng tốt. Ngược lại những chỉ số có sự thay đổi tiêu cực, thì có thể là dấu hiệu, nguy cơ đối với sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Ngoài chỉ số CRL ra thì trong thăm khám, siêu âm còn rất nhiều những chỉ số liên quan và có ý nghĩa quan trọng khác nhau như: GA, BPD, FL, HC…
CHỈ SỐ CRL BẤT THƯỜNG VÀ CRL BÌNH THƯỜNG Ở THAI NHI?
- Chỉ số CRL cho thấy những điểm bất thường ở thai nhi
Một số những bất thường liên quan đến chỉ số CRL, là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm mà bà mẹ cần chú ý :
Chỉ số CRL liên quan đến những dấu hiệu sảy thai:
Khi chỉ số CRL của thai ghi nhận được lớn hơn 7mmm thù khi siêu âm chúng ta có thể ghi nhận được nhịp tim của thai nhi. Trong trường hợp nếu CRl lớn hơn 7mm mà không ghi nhận, không phát hiện được nhịp tim thai, tim thai không hoạt động thì có khả năng cao là thai lưu và sảy thai.
Thực tế việc thai lưu và sảy thai trong những trường hợp này thường sẽ không dấu hiệu, không xuất những triệu chứng sảy thai như bình thường. Bởi trong trường hợp này nhau thai có thể vẫn tiếp tục kích thích và trao đổi nội tiết tố nên cơ thể có thể không xuất hiện những dấu hiệu sảy thai.
Không chỉ có chỉ số CRL mà để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ tiến hành ghi nhận chỉ số MSD – đây là chỉ số cho thấy đường kính của túi thai. Nếu trong trường hợp túi đường kính túi thai trừ đi chiều dài đầu mông cho kết quả nhỏ hơn 5 cảnh báo nguy cơ có thể sảy thai trong 3 tháng đầu là rất cao. Chỉ số CRL có thể cho thấy những bất thường liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể:
Thai 10 tuần CRL bao nhiêu? Chỉ số CRL trong thăm khám và siêu âm thai còn có thể giúp bác sĩ xác định được một số những bất ổn, vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể như: ba nhiễm sắc thể 18 hay còn là hội chứng Edwards, tam bội…
- Chỉ số CRL bình thường của thai nhi
Thai 10 tuần chỉ số CRL là bao nhiêu? Chỉ số CRL có những ý nghĩa tổng quát quan trọng. Vậy thì chỉ số CRL như thế nào là bình thường:
Thai 6 tuần có chỉ số CRL: 4-7 mm
Thai 7 tuần có chỉ số CRL: 9-15 mm
Thai 8 tuần có chỉ số CRL: 16-22 mm
Thai 9 tuần có chỉ số CRL: 23-30 mm
Thai 10 tuần có chỉ số CRL: 31-40 mm
Thai 11 tuần có chỉ số CRL: 41-51 mm
Thai 12 tuần có chỉ số CRL: 53 mm
Thai 13 tuần có chỉ số CRL: 74 mm
Thai 14 tuần có chỉ số CRL: 87 mm
NHỮNG THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ NGƯỜI MẸ KHI MANG THAI ĐƯỢC 10 TUẦN
Khi mang thai đến tuần thứ 10, cơ thể người mẹ cũng sẽ có những thay đổi nhẩt định, đánh dấu những bước phát triển của thai nhi.
Nhưng thay đổi về mặt thể chất, thể trạng sức khoẻ khi mang thai được 10 tuần:
- Màu sắc ở núm vú có thể thay đổi
Do sự tác động, thay đổi và tăng cường của nội tiết tố vùng da quanh đầu ngực và núm vú có thể có những thay đổi về máu sắc, chúng có thể sậm màu hơn. Đặc biệt, nếu bà bầu xuất hiện một đường màu sẫm, đậm và kéo dài từ vùng ngực đến rốn và đến tận vùng bụng dưới.
Đường thẳng sậm màu này sẽ đậm dần trong suốt quá trình bạn mang thai và chúng sẽ mờ dần và biến mất dần sau khi bạn sinh em bé.
- Tăng cảm giác mệt mỏi
Khi mang thai đến tuấn thứ 10 bà bầu có thể có những cảm giác mệt mỏi hơn so với giai những tuần thai trước đó. Nguyên nhân khiến bà bầu gia tăng những mệt mỏi, ểu oải này chính là do trong tuần thai này, thai nhi đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng.
Để giảm bớt những cảm giác mệt mỏi bà mẹ có thể tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga cho bà bầu… để cơ thể tăng cường lưu thông máu và giúp bạn cảm thấy thoải mái, minh mẫn hơn và bớt đi cảm giác bức bối, mệt mỏi và uể oải.
- Gặp phải một số những vấn đề về tiêu hoá
Trong tuần thai thứ 10 này bà mẹ có thể xuất hiện những biểu hiện khó chịu như: ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng, táo bón… Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá này, bà bầu nên tăng cường bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, đồng thời nên hạn chế những món ăn cay nóng. Ngoài ra khi ăn no cũng nên nghỉ ngời, nhưng tuyệt đối không được nằm xuống ngay sau khi ăn, nguyên nhân là có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản…
- Thường xuyên đau đầu và chóng mặt
Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh chóng vì vậy lượng máu và nhu cần về máu cho thai nhi cũng như cho cơ thể của người mẹ đều tăng cao. Vì vậy hãy chú ý nghỉ ngơi và tăng cường những thực phẩm giàu sắt và bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sản xuất máu.
Thai 10 tuần chỉ số CRL là bao nhiêu? Không chỉ có chỉ số CRL thay đổi theo từng tuần thai, mà cảm xúc và tình cảm của người mẹ cũng có những thay đổi nhất định trong tuần thai thứ 10 này như: biểu hiện ốm nghén tăng nhiều hơn, tăng cảm giác buồn nôn, khó chịu… ngoài ra cảm xúc của người mẹ cũng rất dễ xúc động, dễ bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ những yếu tố bên ngoài.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!