Trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày thì chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng cả với sức khoẻ của bà bầu và cả sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi mang thai việc bổ sung dinh dưỡng cũng cần có những điểm cần chú ý, bởi cơ thể, thể trạng của bà bầu lúc này thường sẽ nhạy cảm và không phải loại thực phẩm cũng phù hợp với bà bầu. Như vậy thì thai 12 tuần tuổi nên ăn gì và tránh ăn gì? Cùng bác sĩ Chuyên khoa Phụ sản – Đinh Thị Quỳnh Huế của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ ngay dưới đây nhé.
THAI 12 TUẦN TUỔI THÌ NÊN TRÁNH ĂN GÌ?
Thai 12 tuần nên tránh ăn gì để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi? Đây có lẽ là câu hỏi, băn khoăn của không ít những bà mẹ lần đầu mang thai. Vậy thì thai 12 tuần tuổi nên tránh và hạn chế những món ăn như thế nào?
Thai 12 tuần tuổi và trong thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà mẹ nên chú ý và tránh một số những loại thực phẩm như sau:
- Rau mầm
Đối với bà bầu 12 tuần tuổi và trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu nên tránh ăn các loại rau mầm khác nhau như: mầm rau cải, mầu rau muống, giá đỗ… những loại rau mầm thường có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên chúng cũng chứa và tồn tại rất nhiều những vi khuẩn có thể gây hại đến sức khoẻ của bà bầu và thai nhi.
Vì vậy trong thời gian mang thai, bà bầu không nên ăn rau mầm sống, nếu ăn thì cần phải sơ chế thật sạch và nấu chín trước khi ăn, tuyệt đôi không nên ăn sống các loại rau mầm và cả các loại rau sống khác cũng vậy, bà bầu nên hạn chế ăn sẽ tốt hơn cho thai nhi, giảm bớt những nguy cơ nhiễm khuẩn, giun sán tấn công trong thời gian mang thai.
- Đồ ăn muối chua, lên men
Trong thời gian mang thai bà bầu cũng nên tránh ăn những món ăn được chế biến lên men, muối chua như: cà muối, dưa cải muối, hành tây ngâm giấm, dưa chuột muối… Thường thì những món ăn được lên men chua dưới tác động, hoạt động của các vi sinh vật, vì vậy rất dễ gây ngộ độc. Không chỉ vậy mà trong quá trình lên men, vi sinh vật chuyển hoá Nitrat và sinh ra Nitrit, mà hàm lượng Nitrit cao sẽ gây hại đến sức khoẻ.
- Một số loại hải sản
Hải sản được biết đến là một trong những thực phẩm giúp bổ sung protein rất hữu ích cho cơ thể. Tuy nhiên với và bầu 12 tuần và trong 3 tháng đầu thì nên hạn chế sử dụng hải sản, đặc biệt là các loại hải sản như: cá thu vua, cá ngừ, cá kiếm, cà kình, …
Thai 12 tuần tuổi nên ăn gì và tránh ăn gì? Nguyên nhân thai 12 tuần tuổi nên hạn chế ăn hải sản. Bởi nguyên nhân đầu tiên là chúng có mùi tanh và có thể khiến tình trạng ốm nghén tăng nặng hơn. Và nguyên nhân chính, quan trọng hơn là trong hải sản có chứa một hàm lượng thuỷ ngân nhất định, hải sản càng lớn thì hàm lượng thuỷ ngân càng cao và sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh, khuyểt tật…
- Một số loại đồ uống
Trong những tháng đầu tiên khi mang thai, bà bầu cũng nên thận trọng với một số loại đồ uống tưởng như vô hại, nhưng lại rất nguy hiểm và có thể khiến bạn bị sảy thai như: trà thảo mộc, cà phê, đồ uống chứa cồn, nước giải khát có gas…
Nhưng loại đồ uống này đôi khi không chỉ khiến bạn gia tăng nguy cơ sảy thai, mà còn làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, quái thai…
- Một số loại thực phầm đặc biệt cần tránh
Ngoài những loại thực phẩm cần tránh như ở trên ra thì còn có một số những loại thực phẩm đặc biệt khác mà bà bầu cần tránh tuyệt đối trong quá trình mang thai như: rau ngót, quả đào, rau răm, củ dền, đu đủ xanh, …
Những loại thực phẩm này bà bầu nên kiêng trong thời gian mang thai, bởi chúng có thể gây ra những kích thích và khiến tử cung co thắt, dẫn đến chuyển dạ gâu sảy thai hoặc gây ra tình trạng sinh non rất nguy hiểm.
THAI 12 TUẦN NÊN ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI PHÁT TRIỂN KHOẺ MẠNH
Trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống của bà bầu cần được xây dựng với đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau, nhưng cần cân bằng và đa dạng. Tuy nhiên cũng nên chú ý bổ sung và tăng cường một số những loại thực phẩm đặc biệt có loại cho quá trình mang thai:
- Tăng cường các sản phẩm từ sữa
Thai 12 tuần tuổi nên ăn gì và tránh ăn gì? Khi mang thai thì nên tăng cường bổ sung thêm sữa vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Nên từng cường bổ sung sữa bởi sữa chính là thực phẩm và cũng là nguồn cung cấp canxi, viatmin D, protein và Folate rất lý tưởng cho cơ thể. Vì vậy trong chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu nên bổ sung sữa thường xuyên và đều đặn.
Sữa giúp bổ sung canxi và folate vì đây là thành phần chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng trong việc hình thành nên khung xương và răng cho thai nhi, đồng thời cũng hạn chế và ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi, loãng xương đối với bà mẹ sau sinh.
Đồng thời sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, là một thực phẩm giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, cung cấp một số những lợi khuẩn sẽ kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu Folate
Folate là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình mang thai. Thông thường nếu có kế hoạch mang thai thì bác sĩ sẽ khuyến kích phụ nữ nên bổ sung folate đều đặn ít nhất là từ 1-2 tháng trước khi mang thai.
Folate có chức năng và vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai và sau đó là ngăn ngừa một số những dị tật bẩm sinh, những dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh. Bởi folate tham gia vào quá trình sửa chữa DNA và có cả chức năng ngăn ngừa thiếu máu.
Một số những thực phẩm giàu folate mà bà bầu có thể tăng cường trong các bữa ăn của mình như: súp lơ xanh, cải xoăn, măng tây, trái cây thuộc họ cam quýt, một số loại đậu (đậu lăng, đậu gà, đậu đỏ, đậu đen, đậu hà lan…)
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp Carbohydrate lành mạnh cho cơ thể, đồng thời các loại ngũ cốc nguyên hạt cxung cung cấp hàm lượng chất xơ, các vitamin nhóm B và các khoáng chất cần thiết khác như: sắt, magie, selen…
Một số những loại ngũ cốc nguyên nguyên hạt mà bà bầu nên tăng cường bổ sung: gạo nâu, hạt kê, yến mạch, lúa mì, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạnh nhân, óc chó…
- Bổ sung trứng và thịt gia cầm
Trứng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao và được coi là “siêu thực phẩm”. Trứng chính là nguồn cung cấp proteion rất lành mạnh cho cơ thể mà không làm gia tăng hàm lượng cholesterone xấu trong máu.
Trứng và thịt gia cầm chính là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin D, omega 3 và nhiều những dưỡng chất cần thiết khác có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là sự phát triển của xương, răng và não bộ, thần kinh và nhận thức.
Vì vậy khi mang thai bà bầu nên bổ sung trứng gà, thịt gà, vịt… và chế độ ăn của mình để đem lại nhiều những lợi ích dinh dưỡng khác nhau nhé.
NHỮNG LƯU Ý MÀ BÀ BẦU CẦN NẮM ĐỂ CÓ MỘT THAI KỲ KHOẺ MẠNH
Ngoài chế độ dinh dưỡng, thai 12 tuần tuổi nên ăn gì và tránh ăn gì? Thì còn cần lưu ý một số những điều nhỏ như sau để có một thai kỳ khoẻ mạnh, thai nhi được phát triển toàn diện nhất nhé:
- Khi bà bầu mang thai thì không nên ăn kiêng
Thông thường nữ giới thường ăn kiêng để giữ dáng hoặc giảm cân cân, tuy nhiên khi mang thai bà bầu không nên ăn kiêng. Bởi khi mang thai cơ thể cần nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy bà bầu cần an uống đa dạng các loại thực phẩmn khác nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
Nếu ăn kiêng bạn có thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Vì vậy nếu bạn ăn kiêng hoặc bị hạn chế với một số thực phẩm thiết yếu, thì nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, để tìm giải pháp thay thế và bổ sung.
- Hạn chế trang điểm, thẩm mĩ và làm đẹp
Trong thời gian mang thai, bà bầu nên hạn chế trang điểm, hạn chế sử dụng các loại mĩ thẩm một cách tối thiểu nhất, để tránh một số những chất hoá học có trong mĩ phẩm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là không sơn móng tay, khô sơn móng tay, bởi trong thành phần của sơn móng tay có chứa các thành phần hoá học ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến não bộ và sự phát triển trí não của thai nhi.
Ngoài ra và bầu cũng cần hạn chế các hoạt động như: triệt lông, xông hơi, massage… bởi các hoạt động có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Vận động với mức độ phù hợp
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là thai 12 tuần và trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì nên hạn chế đi xa và hạn chế những vận động mạnh, quá sức. Tuy nhiên hạn chế những vận động mạnh không có nghĩa là bạn luôn ngồi hoặc nằm ì một chỗ, mà vẫn cần vận động. Tuy nhiên những vận động lúc này nên nhẹ nhành, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Đồng thời trong thời gian mang thai, bà bầu không nên thức khuya, không nên làm việc quá sức, hạn chế và tránh những tình huống khiến bà bầu cảm thấy stress để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thăm khám và siêu âm thai theo đúng chỉ định của bác sĩ
Khi mang thai thì việc thăm khám và siêu âm định kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kỳ không chỉ giúp bà bầu ghi nhận được sự phát triển của thai qua các giai đoạn, mà còn kịp thời phát hiện những nguy cơ dị tật, bất thường có thể xuất hiện trong thời gian mang thai.
Vì vậy khi mang thai bà bầu cần tuân chỉ thăm khám và siêu âm theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những chia sẻ về băn khoăn: thai 12 tuần tuổi nên ăn gì và tránh ăn gì? Hy vọng thông qua những thông tin được chia sẻ này, bà bầu đã hiểu hơn về những thực phẩm tránh và những thực phầm cần bổ sung để có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn. Nếu bạn có thêm những thắc mắc liên quan đến quá trình mang thai, hãy liên hệ đến hotline: hoặc chọn tư vấn để nhận được hỗ trợ và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa của Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!