Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
422 lượt xem

Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?

Mang thai là trải nghiệm thiêng liêng và quý giá nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Thực tế, nhiều chị em đi siêu âm thai 8 tuần có yolksac nhưng chưa có phôi thai. Điều này khiến cho mẹ bầu lo sợ không biết có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vậy thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp. 

YOLKSAC LÀ GÌ?

Yolksac hay thường được gọi là túi noãn hoàng. Túi noãn hoàng là một túi nhỏ làm từ màng mỏng. Túi noãn hoàng là một trong những cấu trúc đầu tiên phát triển trong thai kỳ và là một trong những thứ đầu tiên mà bác sĩ siêu âm của bạn có thể nhìn thấy khi siêu âm thai kỳ.

Túi noãn hoàng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ban đầu của thai nhi, đặc biệt là trong tuần thaithứ 5 đến 10, được gọi là giai đoạn phôi thai. Chức năng của túi noãn hoàng bao gồm:

  1. Khí lưu thông giữa em bé và người mang thai.
  2. Tạo ra dạng tế bào máu đầu tiên.
  3. Hình thành nên các tế bào mà sẽ trở thành các cấu trúc quan trọng khác.
  4. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
  5. Cung cấp cho thai nhi sự trao đổi chất và chức năng miễn dịch.

Túi noãn hoàng cung cấp cho em bé mọi thứ chúng cần trong giai đoạn mang thai đầu tiên. Nó cũng chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào cho nhiều cấu trúc quan trọng mà em bé của bạn sẽ cần trong suốt phần còn lại của thai kỳ.

Túi noãn hoàng bắt đầu phát triển trong tuần thứ hai của thai kỳ, ngay sau khi trứng và tinh trùng tạo thành phôi thai và làm tổ bên trong tử cung của người mẹ. Yolksac bắt đầu co lại vào khoảng tuần thứ mười, và cuối cùng, em bé của bạn sẽ hấp thụ nó. Bác sĩ của bạn thường có thể nhìn thấy túi noãn hoàng qua việc siêu âm qua âm đạo vào khoảng tuần thứ năm của thai kỳ.

Yolksac điển hình có hình tròn hoặc hình quả lê. Khi siêu âm, nó có thể trông giống như một chiếc nhẫn có viền màu trắng và bên trong màu đen. Dù vậy thì kích thước của Yolksac – túi noãn hoàng tương đối nhỏ, chỉ khoảng hạt vừng.Hầu hết các túi noãn hoàng có đường kính từ 3 đến 5 mm. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kích thước của Yolksac để giúp xác định bạn đang mang thai bao xa.

THAI 8 TUẦN CÓ YOLKSAC CHƯA CÓ PHÔI CÓ SAO KHÔNG?

Mẹ bầu đã có thai được 8 tuần và thời điểm này thì thai cũng đã làm tổ trong tử cung. Phôi thai thường xuất hiện cạnh túi noãn hoàng – yolk sac và có thể thấy rõ khi thai được 6 – 6,5 tuần qua siêu âm.  Nếu thai nhi không có gì bất thường thì có yolksac thì chắc chắn sẽ có phôi thai.

Tuy nhiên, thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không? Việc này còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng thai phụ cũng như sự tự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Do đó, có thể nói khi mẹ siêu âm nhìn thấy yolksac chưa thấy phôi là bình thường. Lúc này, phôi thai có thể vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc đã hình thành nhưng kích thước còn quá nhỏ nên chưa thể nhìn rõ được qua siêu âm.

Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Tính nhầm tuổi thai

Thông thường, tuổi thai sẽ được tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai. Ở những chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều thì việc tính tuổi thai thường bị nhầm lẫn, sai sót. Tuổi thai có thể bị tính toán chênh lệch đến 1-2 tuần. Trong nhiều trường hợp, thai kỳ được xác định là 8 tuần nhưng thực tế chị em mới mang thai 6-7 tuần mà thôi.

Nếu trước đó chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn thì việc thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có thể do mẹ tính tuổi thai sai. Mẹ nên kiên trì đợi thêm và đi siêu âm lại sau 1 tuần. Đến lúc đó, phôi thai sẽ hoàn thiện hơn và có thể thấy rõ hơn qua siêu âm.

  • Trứng rỗng

Trứng rỗng là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh có di chuyển vào tử cung nhưng không có khả năng phát triển thành phôi thai, trong khi túi thai và yolksac vẫn được hình thành và phát triển bình thường. Mặc dù phôi thai không tồn tại nhưng lượng hormone hCG vẫn tiếp tục tăng do nhau thai vẫn phát triển. Người phụ nữ lúc này vẫn có những triệu chứng mang thai thông thường như trễ kinh, chóng mặt, buồn nôn,… Khi xét nghiệm máu hoặc thử que thử thai vẫn cho kết quả đang mang thai mặc dù không có phôi thai. Hiện tượng trứng rỗng thường xảy ra ở tuần thai thứ 8 đến 13 và cuối cùng dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, cơ thể mẹ có thể xuất hiện kèm một vài dấu hiệu như: đau bụng dưới, ra máu âm đạo, ngực cương cứng,…

  • Chửa trứng toàn phần

Chửa trứng là hiện tượng nhau thai trong bụng phát triển quá mức và tạo thành một khối. Khối nang được tạo thành chùm có hình dạng như quả trứng nên được gọi là chửa trứng. Chứa trứng được chia làm 2 loại là chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Chửa trứng toàn phần sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn khi các tổ chức thai, gai rau phình to. Trong khi đó mạch máu lông rau biến mất và các lớp tế bào nuôi phát triển mạnh mẽ.

Chửa trứng toàn phần xuất hiện là do sự thụ tinh với trứng không chứa thông tin di truyền. Chính vì vậy mà hình thành một thai trứng không có phôi.

TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM KHI SIÊU ÂM CÓ YOLKSAC

Phụ nữ có thai nên chú ý rằng siêu âm có Yolksac không phải trường hợp nào cũng thể hiện bạn đang có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh.

Thông thường, bác sĩ của bạn có thể dựa vào sự xuất hiện của túi noãn hoàng trên hình ảnh siêu âm để giúp xác định xem thai kỳ của bạn có khỏe mạnh và khả thi hay không.

Chẳng hạn, thông thường túi noãn hoàng chỉ dày dưới 5mm nhưng khi Yolksac – túi noãn hoàng có kích thước quá lớn (lớn hơn 6 mm ở mặt trong của vành) có thể cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Nó có thể là một dấu hiệu sớm của hiện tượng sảy thai, hay còn được gọi trong y học là sảy thai tự nhiên. Sảy thai được định nghĩa là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp sảy thai nằm ngoài tầm kiểm soát của người mang thai. Khoảng 15% trường hợp mang thai kết thúc bằng sẩy thai và 80% trong số đó xảy ra trong ba tháng đầu, cho đến tuần 13 của thai kỳ.

Túi noãn hoàng bị thiếu cũng có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc nó có thể cho thấy bạn đang ở giai đoạn mang thai xa hơn so với ước tính ban đầu. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa của bạn có thể muốn theo dõi bằng một lần siêu âm khác sau một hoặc hai tuần. Nhiều túi noãn hoàng có thể cho thấy bạn đang mang nhiều hơn một em bé, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba.

Nếu túi noãn hoàng có hình dạng kỳ lạ, điều đó có thể cho thấy thai kỳ của bạn có vấn đề, nhưng cũng không nhất thiết phải như vậy. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết nếu bạn nên quan tâm.

Khối u túi noãn hoàng. Khối u Yolksac, đôi khi được gọi là khối u tế bào mầm, là những tế bào bất thường phát triển trên túi noãn hoàng. Sau khi em bé được sinh ra, những tế bào này, thường trở thành một phần của buồng trứng hoặc tinh hoàn, tiếp tục phát triển và tạo thành một khối u đáng kể. Hầu hết các khối u này được tìm thấy ở trẻ em khi chúng được một hoặc hai tuổi, nhưng một số có thể không được phát hiện cho đến sau này.

Khối u túi noãn hoàng rất hiếm nhưng chúng có thể trở thành ung thư. Các khối u xuất hiện trên cơ quan sinh sản cũng có thể gây ra tình trạng dư thừa hormone sinh dục như testosterone hoặc estrogen, dẫn đến dậy thì sớm. Phương pháp điều trị khối u này thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị tùy thuộc vào vị trí của khối u và liệu nó có lan rộng hay không.

MẸ NÊN LÀM GÌ KHI THAI 8 TUẦN CÓ YOLKSAC CHƯA CÓ PHÔI?

Nếu gặp phải tình trạng thai 8 tuần có Yolksac chưa có phôi, chị em cần hết sức bình tĩnh và tránh lo lắng quá mức bởi đây là thời điểm rất nhạy cảm trong thai kỳ. Mẹ bầu trong thời điểm này cần theo dõi sức khỏe thường xuyên một cách sát sao để phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần chủ động tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra lại, đồng thời tuân thủ nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đây cũng là thời điểm mẹ và thai nhi cần được chăm sóc nhiều nhất. Do đó, mẹ cần xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho thai nhi. Mẹ nên bổ sung nhiều chất sắt từ các thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, bột yến mạch… Sữa tách béo hay sữa chua, sữa tươi ít đường cũng được khuyến khích sử dụng trong thời gian này.

Đồng thời, mẹ cần thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ và hạn chế tối đa leo cầu thang hay làm việc nặng. Bên cạnh đó, mẹ bầu 8 tuần cần ngủ đủ giấc và dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe cẩn thận trước khi đến lần siêu âm tiếp theo.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không? cùng những thông tin xoay quanh vấn đề này. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận