Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
245 lượt xem

Có thai 8 tuần bị đau bụng dưới có sao không?

Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ thể khi mang thai cũng có thể khiến chị em lo lắng và hoảng sợ. Nhiều chị em băn khoăn không biết có thai 8 tuần bị đau bụng dưới có sao không, có nguy hiểm không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

THAI NHI 8 TUẦN NHƯ THẾ NÀO?

Tuần thai thứ 8 là thời điểm thai nhi đã phát triển tương đối các bộ phận trong cơ thể.

Bàn tay và bàn chân của bé đang bắt đầu hình thành những ngón tay và ngón chân nhỏ xíu, và những cánh tay của thai nhi lúc này đã có thể uốn cong ở khuỷu tay và cổ tay.

Tại thời điểm này, mắt của bé bắt đầu phát triển sắc tố và bộ phận sinh dục cũng đang hình thành, mặc dù vẫn còn quá sớm để nhận biết giới tính sinh học của con.

Các cơ quan nội tạng cũng thai nhi 8 tuần cũng đang phát triển nhanh chóng. Khi ruột hình thành, chúng bắt đầu chiếm chỗ trong dây rốn vì vẫn chưa có đủ chỗ trong bụng của bé. Ở giai đoạn đầu này, ruột đang hoạt động để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

CƠ THỂ MẸ BẦU THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ THAI 8 TUẦN?

Khi mang thai 8 tuần, chị em có thể gặp một số triệu chứng sau:

  1. Ốm nghén: Lúc này, bạn có thể đang đối mặt với chứng ốm nghén gây buồn nôn và thậm chí nôn mửa khi mang thai 8 tuần. Tin tốt là các triệu chứng ốm nghén thường giảm dần khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
  2. Nhạy cảm với thức ăn và mùi hương: Do sự gia tăng các hormone thai kỳ nên khứu giác của chị em trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Tình trạng này cũng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn và sẽ giảm bớt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
  3. Tiêu chảy: Hệ thống tiêu hóa của chị em khi mang thai 8 tuần có thể nhạy cảm hơn rất nhiều và xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón và đau dạ dày.
  4. Đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai được 8 tuần và trong suốt thai kỳ, chị em sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường do em bé lớn lên và tử cung mở rộng sẽ gây áp lực lên bàng quang của bạn.
  5. Chuột rút: Đây cũng là một triệu chứng rất phổ biến khi mang thai 8 tuần. Hiện tượng chuột rút nhẹ hoặc cảm giác như sắp có kinh khi thai được 8 tuần có thể liên quan đến sự phát triển liên tục của tử cung. Nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, chị em hãy liên hệ với bác sĩ để ngăn ngừa các rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe.
  6. Đau lưng: Cơn đau lưng dưới có thể ập đến khi bạn mang thai được 8 tuần. Đó là bởi vì các cơ ở lưng của mẹ bầu đang làm việc chăm chỉ hơn bình thường khi trọng lượng của mẹ được phân phối lại để phù hợp với tử cung đang phát triển trong khi mang thai. Hơn nữa, trọng tâm của mẹ bầu có thai 8 tuần cũng đang thay đổi và các hormone thai kỳ đang làm giãn dây chằng ở các khớp xương chậu, điều này có thể dẫn đến cảm giác đau lưng khiến mẹ khó chịu.
  7. Mệt mỏi: Nồng độ hoocmon progesterone của bạn đang tăng lên trong thai kỳ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Để cải thiện tình trạng này, các chuyên gia khuyên chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nếu chị em cảm thấy kiệt sức, hãy lắng nghe cơ thể mình và cố gắng thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  8. Khó ngủ: Thay đổi nồng độ hormone, cảm giác khó chịu và tần suất đi vệ sinh tăng lên khi có thai 8 tuần thường khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị xáo trộn. Mẹ bầu hãy thử nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách nếu cảm thấy tỉnh táo hoặc cũng có thể thử uống sữa ấm hoặc tắm nước ấm nóng trước khi đi ngủ. Một số phụ nữ mang thai chia sẻ rằng nằm nghiêng bên trái rất hữu ích vì nó giúp cải thiện lưu thông máu. Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối cũng có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

CÓ THAI 8 TUẦN BỊ ĐAU BỤNG DƯỚI CÓ SAO KHÔNG?

Nhiều chị em có thai 8 tuần bị đau bụng dưới và rất lo lắng không biết có nguy hiểm không. Trả lời cho vấn đề này, các bác sĩ sản khoa cho biết:

Có thai 8 tuần là thời điểm những tháng đầu của thai kỳ, chị em gặp hiện tượng đau bụng dưới lâm râm là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc để làm tổ và bào thai đang bắt đầu phát triển và lớn dần. Tử cung của mẹ bầu vì vậy mà phải nở to hơn để có đủ chỗ chứa túi thai. Đồng thời, các mô cứng và dây chằng của phụ nữ có thai 8 tuần cũng bị kéo giãn ra để hỗ trợ tử cung phát triển. Ngoài ra, có thai 8 tuần bị đau bụng dưới cũng có thể xuất hiện do mẹ bầu bị ốm nghén.

Thông thường, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 8 tuần sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Hiện tượng này được xem là bình thường nếu chị em chỉ có cảm giác đau lâm râm và cơn đau có xu hướng giảm đi theo thời gian. Do đó, nếu mẹ có thai 8 tuần bị đau bụng dưới như vậy thì mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tập trung vào chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi khoa học để có thai kỳ khỏe mạnh nhé!

CÓ THAI 8 TUẦN BỊ ĐAU BỤNG DƯỚI KHI NÀO NGUY HIỂM?

Đối với một số ít chị em phụ nữ đang mang thai 8 tuần, đau bụng dưới có thể là triệu chứng của các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng cần được bác sĩ sản khoa chú ý ngay lập tức. Một số “dấu hiệu đỏ” cần theo dõi bao gồm chảy máu, đau dữ dội, sốt và rối loạn thị giác bởi rất có thể mẹ bầu đang gặp các tình trạng nguy hiểm sau:

Có thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng là khi trứng làm tổ ở một nơi nào đó không phải tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Chúng xảy ra ở 1 trong số 50 ca mang thai, theo tạp chí sức khỏe March of Dimes. Nếu chị em gặp hiện tượng mang thai ngoài tử cung, chị em có thể bị đau bụng dưới dữ dội và chảy máu âm đạo trong khoảng từ tuần thứ sáu đến tuần thứ mười của thai kỳ do ống dẫn trứng bị căng ra. Đặc biệt, nếu không xử lý kịp thời thì thai có thể bị vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của thai phụ.

Sảy thai

Các chuyên gia sản khoa cho biết khi phụ nữ mang thai 8 tuần bị đau bụng thì nguyên nhân rất có thể là do sảy thai. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), khoảng 10% trường hợp mang thai đã chấm dứt bằng sẩy thai. Các triệu chứng sảy thai bên cạnh đau bụng dưới mẹ bầu cần chú ý bao gồm chảy máu và chuột rút có thể nhịp nhàng hoặc giống như đau bụng kinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Có tới 13% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các chuyên gia cho biết các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm đột ngột muốn đi tiểu, đau hoặc rát khi đi tiểu và nước tiểu có máu nhưng một số thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng bị đau bụng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận, làm tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đường tiết niệu được phát hiện sớm thì sẽ dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh và đó là lý do tại sao bác sĩ sản phụ khoa xét nghiệm nước tiểu của thai phụ trong mỗi lần khám thai.

Viêm ruột thừa

Các chuyên gia cho biết có thai 8 tuần bị đau bụng dưới cũng có thể là do thai phụ đang mắc chứng viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ bởi vì khi tử cung mở rộng, ruột thừa sẽ kéo lên và có thể nhô lên gần rốn hoặc gan. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa khi mang thai. Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư phía dưới bên phải của bụng, nhưng bạn có thể cảm thấy đau ở vị trí cao hơn khi đang mang thai. Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.

CÓ THAI 8 TUẦN BỊ ĐAU BỤNG DƯỚI MẸ NÊN LÀM GÌ?

Khi có thai 8 tuần bị đau bụng dưới, tốt nhất mẹ nên đi gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám nhằm phát hiện và xử lý biến chứng kịp thời nếu có để tránh gây nguy hiểm đến thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau để cải thiện cơn đau bụng khi mang thai:

  1. Thay đổi cách bạn di chuyển, đặc biệt nếu bạn đang bị đau dây chằng tròn. Ví dụ, bạn có thể thử ngồi xuống và đứng dậy chậm hơn và tránh xoay người đột ngột ở thắt lưng.
  2. Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ (bao gồm trái cây, rau củ xanh tươi,…). Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể khiến mẹ gặp các vấn đề về dạ dày, dẫn đến đau nhức bụng dưới nghiêm trọng hơn.
  3. Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày.
  4. Ăn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
  5. Tập thể dục thường xuyên, điều độ với các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng.
  6. Đi vệ sinh thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu.
  7. Xoa bóp, châm cứu hoặc yoga cũng có thể giúp giảm đau bụng khi mang thai.
  8. Dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên.
  9. Nếu có bất kỳ lo lắng nào hoặc bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Bạn có thể cần tham khảo thêm:

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc có thai 8 tuần bị đau bụng dưới có sao không? Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!