Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
375 lượt xem

Mới có thai ăn vải được không và ăn nhãn được không?

Vải và nhãn là những loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị ngon ngọt cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một điểm chung của 2 loại trái cây này đó là đều chứa lượng đường đáng kể, bởi vậy, nhiều người cho rằng chúng có thể gây nóng trong nên không phù hợp với mẹ bầu mới mang thai, cơ thể còn nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng. Vậy thực hư vấn đề này thế nào? Mới có thai ăn vải được không, ăn nhãn được không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Mới có thai ăn vải được không?

Vải là loại trái cây nhiệt đới rất đặc trưng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Vải được thu hoạch vào mùa hè, khi chín vỏ chuyển màu hồng, thô ráp, phần thịt ăn được có vị ngọt lịm vô cùng hấp dẫn.

Trao đổi về vấn đề mới có thai ăn vải được không, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:

Vải là loại trái cây vô cùng bổ dưỡng, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nhờ vậy, vải mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bà bầu như:

  1. Vải chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp mẹ bầu tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống những bệnh thông thường như cảm cúm,.. trong thai kỳ.
  2. Hàm lượng kali dồi dào có trong vải giúp mẹ bầu duy trì nồng độ natri và chất lỏng, từ đó cân bằng điện giải. Đồng thời, chúng cũng giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  3. Chất xơ trong trái vải hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.
  4. Polyphenol có trong trái vải giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và điều trị tổn thương gan, đồng thời ngăn ngừa đái tháo đường tuýp 2 ở mẹ bầu.

Như vậy, mới có thai ăn vải được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi ăn vào trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  1. Không nên ăn quá nhiều vải một lúc để tránh gây nóng trong, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ.
  2. Không dùng chung vải với thảo mộc bởi có thể gây xuất huyết.
  3. Khi sử dụng các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel) và NSAIDs (naproxen hoặc ibuprofen), nên tránh ăn vải bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Mới có thai ăn nhãn được không?

Bên cạnh vải thì nhãn cũng là loại trái cây có vị ngon ngọt, được nhiều người yêu thích. Nhãn mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người như:

  1. Hạn chế tăng cân do lượng calo thấp
  2. Tốt cho hệ thống miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào
  3. Nhãn chứa chất chống oxy hóa nên có đặc tính chống viêm, giảm các phản ứng do viêm nhiễm gây ra,..

Tuy nhiên, liệu mới có thai ăn nhãn được không?

Theo các chuyên gia y tế, dù nhãn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng lại không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ. Nguyên do là bởi bởi nhãn có tính nóng, khi bà bầu ăn sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể, gây cảm giác nóng bừng và khó chịu. Mặt khác, chị em mang thai nếu ăn nhãn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây đau bụng dưới, chảy máu, gây động thai, thậm chí tổn thương thai khí. Mới có thai ăn nhãn được không thì câu trả lời là không bởi loại quả này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, lượng đường cao trong nhãn còn có thể là nguyên nhân gây đái tháo đường trong thai kỳ.

Như vậy, mới có thai ăn vải được không, ăn nhãn được không thì câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn vải, tuy nhiên cần tránh xa nhãn. Bởi vậy, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Để được tư vấn cụ thể về vấn đề mới có thai ăn vải được không, ăn nhãn được không hoặc tình trạng sức khỏe sinh sản trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tìm đến đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế bằng cách cấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 –  083.66.33.399.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Thời gian làm việc: từ 7h30 đến 20h tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, lễ tết).

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận