Ong là loài vật thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, việc bị ong đốt không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính điều này khiến cho nhiều người lo lắc, đặc biệt là các bà bầu. Vậy có bầu bị ong đốt có sao không? để có được câu trả lời cho vấn đề này. Mời các bà bầu hãy cùng tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Có bầu bị ong đốt có sao không?
Ong là loài côn trùng rất phổ biến ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Chúng ta có thể vô tình bắt gặp ong ở bất cứ đâu, đặc biệt là nơi có nhiều cây cối, hoa lá. Hằng năm vào mùa hè số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải… thu hút ong.
Có rất nhiều loại ong khác nhau, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Nọc của ong rất độc và nguy hiểm. Theo các chuyên gia thì nọc độc của ong có thành phần chính là protein, ngay khi đốt sẽ gây tổn thương tại vị trí đốt gây đau và hoại tử tại chỗ, sau đó xâm nhập vào máu gây vỡ hồng cầu, tổn thương cơ, suy thận, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Nếu bệnh nhân bị đốt nhiều nốt có thể bị tổn thương cơ tim, suy tim, chảy máu phổi, suy hô hấp… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, mức độ nặng, nhẹ của mỗi trường hợp bị ong đốt tùy thuộc vào loài ong, số lượng nốt đốt, trong đó 2 loài ong nguy hiểm nhất là ong vò vẽ và bắp cày. Nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí đầu, cổ, ngực sẽ càng nhiễm độc nặng.
Do đó, khi bị ong đốt, nhất là bà bầu cần xử trí càng nhanh càng tốt. Vì khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ có nhiều biến đổi. Thường thì, bà bầu sẽ có sức đề kháng cũng như sức khỏe kém hơn người bình thường. Những ảnh hưởng khi bị ong đốt mà bà bầu có thể gặp phải như:
+ Gây đau nhức: Đây là đầu đầu tiên mà bà bầu sẽ gặp phải khi bị ong đốt. Lúc này, chỗ bị đốt có thể sưng tấy và gây ra hiện tượng đau tê rất khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng đau sẽ tùy vào loại ong, nếu là ong bắp cày đốt thì sẽ đau hơn so với những loại ong thông thường khác.
+ Sốc phản vệ: Như đã nói thì bà bầu sẽ có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường. Do đó khi bị ong đốt dễ dễ gây sốc phản vệ cho dù đó là loại ong gì. Đầu tiên khi bị ong đốt bà bầu có thể thấy ngứa ngáy, mẩn đỏ hiện tượng này ngày một tăng mạnh và kéo dài sẽ khiến cơ thể bà bầu yếu dần. Đồng thời, chất độc nọc ong làm cho sưng lưỡi, họng, mạch đập không đều, gây buồn nôn, tiêu chảy, có thể dẫn tới mất ý thức. Đây là triệu chứng đưa bà bầu dần tới bước sốc phản vệ. Lúc này nếu không có sự can thiệp kịp thời dễ ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.
+ Gây nguy hiểm tính mạng: Trong trường hợp nếu bị ong độc đốt thì mức độ tai hại rất cao. Vì nọc độc của ong khi vào cơ thể sẽ gây rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận, nếu không được cứu chữa kịp thời dễ gây tử vong nhanh chóng. Đây được xem là tình trạng nguy hiểm nhất khi bị ong đốt, nhất là những người bị đốt nhiều và đốt ở phần đầu và gáy thì độc tố càng cao. Với những ảnh hưởng này, việc cấp cứu bỏ con, truyền kháng sinh gây hại tới sự phát triển của thai nhi rất dễ gặp.
Như vậy, đối với câu hỏi có bầu bị ong đốt có sao không? câu trả lời là CÓ. Việc bà bầu bị ong đốt không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm đến em bé trong bụng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, khi bị ong đốt bà bầu cần phải tìm cách xử lý càng sớm càng tốt.
Cách xử lý khi bị ong đốt
Với những ảnh hưởng từ việc bị ong đốt mà bà bầu có thể gặp phải thì điều quan trọng là cần được xử lý đúng cách. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị sớm. Vì bất cứ khi nào tình trạng nguy hiểm cũng có thể xảy ra với bà bầu và thai nhi. Nhất là khi không xác định được độc tính của loài ong tấn công mình.
Theo đó, để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra, sau đây là cách xử lý sau khi bà bầu bị ong đốt như sau:
- Cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.
- Ong sau khi đốt hầu hết sẽ để lại vời trích và túi nọc ở vết đốt trên da. Vậy nên sau khi bị ong đốt cần lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bà bầu có thể lấy vòi chích bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra. Tuyệt đối không được cần nặn ép bằng tay vì điều này có thể khiến nọc độc ong lan rộng ra.
- Nếu không tự rửa được thì nên nhờ người khác giúp rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ hoặc dung dịch sát trùng như Povidine 10% lên vết đốt. (1)
- Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giảm sưng do ong đốt rất hiệu quả.
- Đồng thời, chú ý nên uống thật nhiều nước. Vì khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Từ đó, giúp bà bầu giảm nguy cơ suy đa tạng.
- Cuối cùng là sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, bà bầu nên thông báo ngay cho cơ sở y tế để hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn các bước chăm sóc tiếp theo.
Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm
Sau khi xử lý như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay đến đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Bị ong đốt nhiều nốt (số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên) và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,…
- Xác định loài ong đã đốt để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.
- Trường hợp nêu sau khi bị ong đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu, vàng mắt, vàng da,… cần nhanh chóng đưa đưa đi khám.
Một số cách giúp bà bầu phòng tránh bị ong đốt
Ong là loại côn trùng mà chúng ta có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu, do đó việc phòng tránh ong không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, các bà bầu vẫn có thể phòng tránh ong đốt thông qua một số cách như sau:
+ Không tiếp xúc với ong: Bà bầu nên cố gắng hạn chế việc tiếp xúc với ong hoặc chọc phá ong.
+ Kiểm soát đồ ăn, thức uống: Ong rất ưa ngọt, trong khi đó bà bầu thường là tín đồ ăn vặt. Đây cũng là mục tiêu ong thường ghé thăm. Để tránh việc vô tình mẹ bầu bị ong đốt, trước khi ăn bà bầu cần quan sát xem bên cạnh mình có ong không.
+ Dọn dẹp chỗ ở, nơi làm việc sạch sẽ: Những nơi như thùng rác, nơi có thức ăn thừa, trái cây ăn dở cũng là một trong những nơi ong hay ghé thăm. Nên để tránh việc ong ghé thăm, bà bầu cần dọn sạch nơi ở và chỗ ngồi làm việc của bạn, tốt hơn hết là dùng sọt rác có nắp đậy sạch sẽ.
Bên cạnh đó, không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.
+ Trang phục: Không nên mặc quần áo có màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
+ Địa điểm: Khi đi ra ngoài bà bầu nên tránh những nơi nhiều cây, hoa lá. Vì đây thường là những nơi tập trung nhiều ong đi tìm hoa làm mật. Trường hợp nếu thấy ong bay đến không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).
Ngoài ra, bên cạnh việc quan tâm đến việc có bầu bị ong đốt có sao không? thì trong thời gian mang thai bà bầu cũng cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời, bà bầu cần thực hiện thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Bởi thông qua việc thăm khám không chỉ giúp bà bầu biết được sự phát triển của thai nhi. Mà còn giúp phát hiện sớm những bất thường, từ đó có hướng xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề có bầu bị ong đốt có sao không? nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thai kỳ. Hãy để lại câu hỏi tại mục liên hệ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!