Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
356 lượt xem

Uống bột sắn sống có bị sỏi thận không?

Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, là thức uống phù hợp trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, gần đây có nhiều thông tin liên quan đến việc uống bột sắn sống bị sỏi thận. Vậy thực hư chuyện uống bột sắn sống có bị sỏi thận không? Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp qua bài viết sau đây.

Bột sắn dây là gì?

Bột sắn dây được làm từ tinh bột của củ sắn dây. Đây là một bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng của sắn, được sản xuất rất kỹ lưỡng. Sau quá trình chế biến, phần tinh bột thu được mịn, có màu trắng tinh.

Để làm bột sắn dây cần đem củ sắn dây làm sạch và xay nhuyễn cùng với nước rồi lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống, lấy phần bột này đi phơi khô, bẻ miếng nhỏ không cần xay nhuyễn mịn như các loại bột thông thường. Ngoài ra, bột sắn dây còn có thể ướp thêm với hoa bưởi, hoa lài để tăng mùi vị. Tuy nhiên, cách này có thể làm giảm tác dụng của tinh bột.

Dùng bột sắn dây nguyên chất không lẫn tạp chất hàu loại phụ gia nào mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất về sức khỏe.

Uống bột sắn dây có tác dụng gì?

Tinh bột sắn dây không chứa chất béo hoặc cholesterol. Vì vậy, nó là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Không chỉ là nguyên liệu nấu nướng quen thuộc mà sắn dây còn mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe:

+ Giải độc và hỗ trợ điều trị nghiện rượu

Công dụng của bột sắn dây phổ biến nhất là hỗ trợ thải độc. Uống bột sắn giúp hạ huyết áp. chống loạn nhịp tim và hỗ trợ giải độc hiệu quả. Không những thế, bột sắn dây còn có tác dụng như một phương pháp giúp điều trị chứng nghiện rượu nhờ khả năng hạn chế hấp thu lượng rượu vào cơ thể, làm giảm cơn say và bảo vệ gan.

+ Bột sắn có tác dụng giải khát

Tinh bột nguyên chất từ sắn dây còn giúp giải tỏa cơn khát và chống mệt mỏi. Chỉ cần cho bột sắn dây với đường vào nước sôi để nguội, khuấy đều uống vào mùa hè hoặc khi đi đường dài giúp chống được cơn say nắng, giảm đau đầu, mệt mỏi.

+ Cải thiện tiêu hóa

Tinh bột từ sắn dây có giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày. Khi uống bột sắn, tinh bột sẽ giúp trung hòa lượng axit còn trong dạ dày, giúp hỗ trợ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.

Tinh bột sắn là chất thay thế không thể không chứa gluten nên nó rất tốt cho người bị bệnh celiac. Bột sắn là lựa chọn phù hợp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.

+ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Sắn dây không chứa chất béo bão hòa, vì vậy nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim hiệu quả.

+ Kiểm soát bệnh tiểu đường

Uống bột sắn giúp giảm mức insulin trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng bột sắn có khả năng kháng insulin cao hơn, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

Uống bột sắn sống có bị sỏi thận không?

Bột sắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên gần đây nhiều người truyền tai nhau chuyện bột sắn gây sỏi thận hoặc gây hại cho dạ dày.

Vậy uống bột sắn sống có bị sỏi thận không? Theo y học cổ truyền, bột sắn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, giải biểu, chữa cảm mạo, phát sốt, sinh tân dịch nên phù hợp với nhiều đối tượng. Uống bột sắn sống bị sỏi thận là thông tin không có cơ sở khoa học và không chính xác.

Sỏi thận tạo ra khi nồng độ của một trong những chất hòa tan trong nước tiểu cao hơn bình thường và chúng kết tinh lại được. Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hình thành do sự lắng đọng các muối calci trong cơ thể. Trong khi đó, thành phần của bột sắn chủ yếu là tinh bột, không quá nhiều chất calci nên nó không có khả năng gây sỏi thận.

Theo các chuyên gia, thành phần của bột sắn chủ yếu là tinh bột, không chứa nhiều kali nên khả năng gây sỏi thận rất ít. Bột sắn dây khi uống cùng mật ong cũng không nguy hiểm quá mức vì chúng không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì sắn dây có tính hàn và mật ong có tính nóng nên tốt nhất để tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì không nên kết hợp chúng với nhau.

Nếu như lo lắng uống bột sắn sống gây sỏi thận thì nên uống nhiều nước mỗi ngày để phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi uống bột sắn thì nên uống chín và không uống quá 1 cốc/ngày.

Bột sắn có tính hàn mạnh nên trẻ em uống sống dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn thì cần nấu chín bột để làm giảm tính hàn và giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.

Ngoài ra, cần lưu ý những điều cần tránh khi uống bột sắn dây sống:

  1. Không nên ướp hoa bưởi vào sắn dây vì nó làm giảm dược tính của bột sắn dây.
  2. Đối với trẻ nhỏ, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng sống, có tính hàn nên dễ khiến trẻ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn làm giảm bớt tính hàn và dễ tiêu, hấp thụ tốt hơn.
  3. Phụ nữ mang thai nếu cơ thể đang nóng thì có thể uống sắn dây để giải nhiệt, chỉ uống tối đa là 1 cốc/ngày. Tuy nhiên, nếu như cảm thấy lạnh trong người, cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp thì tuyệt đối không nên uống sắn dây vì nó sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể. Nếu có các dấu hiệu động thai, không nên uống sắn dây sống.

Những câu hỏi liên quan đến uống bột sắn sống

Ngoài vấn đề uống bột sắn sống có bị sỏi thận không, các chuyên gia sẽ giải đáp một số thắc mắc khác liên quan đến bột sắn:

+ Uống sắn dây mỗi ngày có tốt không?

Sắn dây có tính hàn giúp giải nhiệt hiệu quả trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống mỗi ngày để giải quyết cảm giác nóng trong người. Bởi tính hàn của sắn dây dễ gây đầy hơi, khó tiêu nếu dùng quá nhiều. Đặc biệt, trẻ nhỏ hoặc người đang yếu, tụt huyết áp uống nhiều bột sắn dây sẽ gây ra các cơn đau quặn bụng, đi ngoài, mệt mỏi, suy nhược.

Mỗi ngày chỉ nên uống một cốc sắn dây và không uống liên tục nhiều ngày mà cần có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các dưỡng chất từ bữa ăn. Ngoài ra, khi trời nóng, vận động nhiều, cơ thể cần cung cấp đủ nước và chất điện giải nên thay vì uống sắn dây hãy bổ sung đủ nước.

+ Uống sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Hầu hết các loại bột sắn dây được bán trên thị trường hiện nay được chế biến thủ công, không qua khử trùng hay đạt tiêu chuẩn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình lọc bột sắn có thể lẫn tạp chất, bụi bẩn và kể cả các loại vi trùng.

Do đó, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên nên sử dụng bột sắn dây chín, được pha với nước nóng có nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh gây hại cho đường ruột, nhất là đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Ngoài ra, khi vừa uống sắn dây liên tục, vừa không qua chế biến, uống sắn dây sống có nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột cao, gây mót rặn, phân lỏng, kaanx với máu, một số trường hợp sốc nhiễm trùng do uống sắn dây sống.

Bên cạnh đó, khi uống sắn dây chín hoặc nấu chè sắn dây, nhiệt độ cao giúp thành phần tinh bột trong sắn dây được phân cắt thành nhiều đoạn nhỏ. Từ đó, dịch pha sắn khi uống vào sẽ dễ dàng hấp thụ hơn, dạ dày cũng nhẹ hơn, tránh đầy bụng, cảm giác đầy hơi.

Tuy nhiên, dùng sắn dây chín không có nghĩa là uống ngay khi còn nóng. Thay vào đó, sau khi pha bột sắn với nước sôi thì nên để nguội hoặc thêm ít đá, với chè sắn dây thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ được nguyên vị thanh mát, giải nhiệt và nhẹ nhàng cho đường ruột.

+ Phụ nữ mang thai uống sắn dây được không?

Các chuyên gia cho biết, sắn dây tốt cho bà bầu do nhiệt lượng luôn giải tỏa giúp bà bầu tránh được cảm giác nóng trong. Tuy nhiên, không nên uống hàng ngày vì uống nhiều sắn dây gây khó tiêu, chán ăn, hạn chế sự hấp thu nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bột sắn dây có nguy cơ gây động thai, co bóp tử cung, dễ thúc đẩy vào chuyển dạ sớm, kích thích sinh non.

Khi bà bầu muốn uống sắn dây hoặc các thực phẩm chế biến khác thì nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, nên ăn sắn dây chín thay vì phải sống.

+ Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất

Hiện nay, có một số loại sắn dây cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm lại kém. Bên cạnh đó, nhiều người vì lợi nhuận và hay trộn bột thường với bột sắn dây để bán ra ngoài. Vì vậy, khi mua sắn dây cần lưu ý lựa chọn lại sắn dây nguyên chất hoặc mua củ sắn dây tươi về tự chế biên để đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng. Có thể phân biệt bột sắn dây nguyên chất dựa vào các biểu hiện:

  1. Bột sắn dây nguyên chất có hạt to, sắc cạnh, màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn sẽ thấy vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Sau khi bột tan ra, lưỡi sẽ thấy sự mềm mịn và không có hạt sạn nào.
  2. Nếu là bột sắn dây giả, có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột sẽ không sắc cạnh, hạt nhỏ, không có màu trắng tự nhiên, không có mùi thơm, khi ăn thấy một mềm.

Ngoài ra, không nên mua loại bột được ướp với các loại hoa bưởi vì sẽ dễ bị mốc hoặc mất đi tác dụng của bột sắn dây.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết vấn đề uống bột sắn sống có bị sỏi thận không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Nên uống bột sắn dây sống hay chín? https://vnexpress.net/suc-khoe/nen-uong-bot-san-day-song-hay-chin-3986283.html Truy cập ngày 14/12/2019.

+ Hướng dẫn uống sắn dây đúng cách https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-uong-san-day-dung-cach/ Truy cập ngày 14/12/2019.

+ Những lầm tưởng tai hại về bột sắn dây bạn cần phải biết https://suckhoedoisong.vn/nhung-lam-tuong-tai-hai-ve-bot-san-day-ban-can-phai-biet-n97996.html Truy cập ngày 14/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận