Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
713 lượt xem

Bánh tráng bao nhiêu calo và ăn bánh tráng có mập không?

Bánh tráng là món ăn vặt quen thuộc và vô cùng hấp dẫn. Cùng vì vậy mà bánh tráng là món ăn chơi được rất nhiều người yêu thích, không chỉ học sinh sinh viên yêu thích và ngay cả người lớn cũng rất thích món ăn này. Bánh tráng bao nhiêu calo và ăn bánh tráng có mập không? Cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.

BÁNH TRÁNH BAO NHIÊU CALO?

Bánh tráng là được làm từ bột gạo hoặc có pha thêm bột sắn, bột khoai… và được tráng mỏng, sau đó phơi khô để sử dụng chế biết thành nhiều những món ăn khác nhau như: bánh tráng trộn, bánh tránh nướng, bánh tráng cuốn, nem, gỏi…

Bánh tráng bao nhiêu calo? Trung bình trong 100g bánh tráng sẽ cung cấp khoảng 275-290 calo.

Dưới đây là một số món ăn với bánh tráng và hàm lượng calo của chúng, bạn có thể dễ dàng tổng hợp, so sánh:

  1. Bánh tráng trắng 100g : 275-290 calo
  2. Bánh tráng gạo lứt 100g : 255-270 calo
  3. Bánh tráng trộn 100g : 280-300 calo
  4. Bánh tráng cuộn 100g: 300-320 calo
  5. Bánh tráng nướng 100g: 320-350 calo
  6. Bánh tráng mè nướng(bánh đa miền Bắc) 100g: 240-250 calo

Thành phần chính của bánh tráng là tinh bột, khi chế biến thành bánh tráng trộn, nướng hoặc bánh tráng cuộn thì sẽ có thêm những nguyên liệu khác nhau như: trứng, xoài, rau răm, đậu phộng, bơ, bò khô, tép khô… vì vậy mà báng tráng có thêm chất béo, protein, vitamin…

ĂN BÁNH TRÁNG CÓ MẬP KHÔNG?

Bánh tráng trộn nguồn gốc từ các tỉnh Miền Tây, ban đầu được chế biến từ phần thừa hoặc những từ những tâm bánh tráng bị vỡ, chúng được tận dụng và kết hợp thêm nguyên liệu để tạo thành món vặt.

Sau này món ăn ngày càng được lan toả rộng rãi và trở thành một món ăn độc đáo có mặt ở khắp mọi nơi. Bánh tráng trộn ngày nay được chế biến sáng tạo với đa dạng các thành phần khá nhau như: muối tôm, sa tế, bơ, hành phi, bò khô, xoài xanh, trứng cứt, rau răm…

Bành tráng trộn có thành phần dinh dưỡng trong 100g bao gồm: 16g chất béo, 33g carbs và 5g protein và thành phần lớn nhất chính là tinh bột đường. Trung bình 100g bánh tráng trộng sẽ chứa khoảng 300 calo, và mỗi bịch bánh tráng trộn khoảng 200g và hàm lượng calo sẽ khoảng 600 calo.

Ăn bánh tráng trộn có béo không? Trung bình một người trưởng thành sẽ cần cung cấp tử 1800-2000 calo mỗi ngày, để đảm bảo cơ thể có hoạt động trao đổi chất bình diễn ra bình thường và đảm bảo các hoạt động, lao động, học tập.

Với lượng calo như vậy thì nếu mỗi ngày bạn ăn 3 bữa, thì trung bình mỗi bữa ăn bạn cần khoảng 650 calo. Mà một phần bánh tráng trộn khoảng 200g lại có đến 600 calo. Như vậy ăn bánh tráng trộn thường xuyên thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

ĂN NHIỀU BÁNH TRÁNG CÓ TỐT KHÔNG? NHỮNG TÁC HẠI KHI ĂN NHIỀU BÁNH TRÁNG

Bánh tráng trộn không chỉ có hàm lượng calo cao, mà món ăn này còn là món ăn khá nghèo dinh dưỡng và thậm chí là không chứa chất xơ. Vì vậy ăn nhiều bánh tráng trộn, ăn thường xuyên có thể khiến cơ thể bị dư thừa tinh bột, chất béo, mất cân bằng dinh dưỡng.

Một số những tác hại đối với sức khoẻ nếu bạn ăn nhiều bánh tránh trộn có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Trong thành phần dinh dưỡng của bánh tráng trộn có chứa hàm lượng lớn acid béo no, nếu ăn nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác bị đầy bụng, chướng bụng, nóng bụng khó tiêu. Nếu ăn nhiều, hàm lượng acid béo này sẽ ngày càng tích tụ và khiến bạn bị tắc ruột hoặc gây rối loạn tiêu hoá.

  • Tăng nguy cơ gây ngộ độc

Bánh tráng trộn được bày bán ở rất nhiều nơi, đặc biệt vì đây là món ăn vặt nên thường xuyên được chế biến và bày bán ngay tại lề đường, vỉa hè, cổng trường, cổng chợ… Cũng vì vậy mà bánh tráng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao.

Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây hại đến những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và khiến bạn tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

  • Tác nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận

Bánh tráng trộn nếu được chế biến từ những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan thận. Đặc biệt là những thực phẩm như: dầu ăn, bò khô, bơ,… là những thành phần, nguyên liệu chất lượng kém sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ.

Những chất độc hại tích trữ sẽ khiến cấu trúc của tế bào bị ảnh hưởng, chất cặn và độc tố sẽ gây áp lực đến hoạt động của gan, thận. Vì vậy, nêu bạn ăn nhiều bánh tráng trộn hoặc ăn quá thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ suy thận, suy gan, viêm túi mật, sỏi thận….

  • Ăn uống kém ngon miệng hơn

Vị chua chua, cay cay, mặn mặn của bánh tráng trộn thường sẽ khiến bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn sau khi ăn xong. Như vậy, nếu ăn quá nhiều bánh tráng trộn sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng chán ăn, ăn uống kém ngon miệng, không muốn ăn thêm bất cứ món ăn nào nữa do cảm giác no thường sẽ kéo dài trong thời gian 4-5 tiếng sau khi ăn.

  • Thường xuyên bị táo bón

Vitamin từ xoài xanh chính là nguyên nhân khiến bạn bị tăng nguy cơ gây ra tình trạng táo bón. Đặc biệt khi bạn ăn bánh tráng trộn vào lúc bụng đang đói thì lại càng dễ gây ra tình trạng táo bón. Khi bị táo bón cơ thể rất khó chịu, thiếu nước, chướng bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ xuất hiện trĩ và các bệnh liên quan đến ruột thừa, các bệnh đường ruột…

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN BÁNH TRÁNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Bánh tráng trộn tuy không tốt cho sức khoẻ những bánh tránh trộng và những món ăn với vặt từ bánh tránh đều rất hấp dẫn. Vì vậy, khi ăn bánh tráng trộn và những món ăn vặt từ bánh tráng thì bạn cần chú ý những điều nhỏ như sau để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé:

  • Không ăn bánh tráng trộn khi bụng đang đói

Bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn khi bụng đã có đồ ăn, ít nhất là nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, không nên ăn khi bụng đang đói. Bởi vì nếu ăn bánh tráng trộn khi bụng đang đói có thể sẽ khiến bạn bị táo bón, đay dạ dày hoặc gây ra những rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đầu hơi, buồn nôn, chóng mặt…

  • Không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn

Những món ăn vặt thường có sức hấp dẫn rất khó cưỡng, và bánh tráng trộn và những món ăn vặt từ báng tráng cũng vật. Tuy nhiên đây đều là những món chứa rất ít chất dinh dưỡng và hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn. Nếu là fan của món ăn này thì một tuần bạn có thể ăn từ 1-2 lần, và mỗi lần thì không nên ăn quá 200g (tương đương với 1 phần bánh tráng).

  • Uống nhiều nước và ăn thêm nhiều rau xanh giàu chất xơ

Sau  khi ăn bánh tránh trộn thì nên uống thêm nhiều nước, tăng cường thêm rau xanh và các loại trái cây, củ quả giàu chất xơ. Làm vậy để hệ tiêu hoá giảm bớt áp lực và hoạt động được ổn định hơn, tránh táo bón và tăng cường thải độc cơ thể.

  • Không ăn bánh tráng trộn vào buổi tối

Ăn bánh tránh trộn vào buổi tối vừa dễ khiến bạn tăng cân vì hàm lượng calo khá lớn, và cơ thể cũng sẽ lười vận động hơn nên rất dễ tăng cân. Ngoài ra ăn bánh tráng vào buổi tối cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều hơn khiến bạn thêm mệt mỏi.

  • Nên tự mình chế biến bánh tráng để đảm bảo vệ sinh

Bánh tráng là món ăn vặt với nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến cũng không quá cầu kỳ. Vì vậy bạn có thể tự mình chuẩn bị nguyên liệu và chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực cũng như hương vị sẽ tươi ngon hơn rất nhiều.

  • Kết hợp với tập luyện và các hoạt động thể chất

Bánh tráng bao nhiêu calo và ăn bánh tráng có mập không? Nếu bạn rất thích ăn bánh tránh nhưng lại sợ tăng cân, hoặc đang cần giảm cân, giữ dáng thì ngoài việc uống nhiều nước, ăn thêm nhiều rau xanh thì bạn cần có kế hoạch tập luyện thể thao chăm chỉ sau khi ăn để giải phóng năng lượng mà bạn đã ăn vào.

CÁCH CHẾ BIẾN BÁNH TRÁNG TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN

+ Bánh tráng nướng

  1. Nguyên liệu cần chuẩn bị: bánh tráng, trứng cút, bò khô hoặc cà bông, ngô ngọt, hành lá, bơ thực vật, tương ớt, sa tế và 1 chiếc chảo chống dính.
  2. Cách làm bánh tráng nướng:

Bạn cho 1 chiếc bánh tráng vào chảo với lửa nhỏ. Tiếp theo thêm một chút bơ thực vật, khi bơ tan thì thêm một quả trứng cút lên, thêm sa tế và dùng thìa đánh tan và dàn đều trên mặt bánh tráng. Tiếp theo là thêm một chút hành lá lên trên.

Tiếp theo bạn thêm lên mặt bánh ngô ngọt, khô bò chờ thêm 1-2 phút để các nguyên liệu chín và lấy bánh ra thưởng thức tương ớt.

Chú ý là ngô ngọt bạn có thể sử dụng ngô tươi luộc qua, hoặc ngô ngọt đóng hộp đều được. Ngoài ra bạn có thể không cho sa tế và bơ nếu bạn muốn giảm chất béo. Bạn cũng có thể sáng tạo và thay khô bò, chà bông bằng xúc xích ăn liền, hành lá bằng rau mùi thơm đều được nhé.

+ Bánh tráng trộn

  1. Nguyên liệu cần chuẩn bị: bánh tráng trắng hoặc bánh tráng gạo lứt, tép khô, bò khô hoặc chà bông, hành phi, đậu phộng, xoài xanh nạo sợi, 3 trái quất hoặc vài lát chanh, ớt bột, sa tế, muối tôm nếu có, rau răm và trứng cút luộc, rau răm.
  2. Cách chế biến bánh tráng trộn:

Bạn lấy bánh tráng cắt thành những sợi nhỏ vừa ăn. Sau đó cho bánh tráng vào 1 chiếc tô lớn, thêm sa tế, muối tôm, bột ớt rồi trộn đều lên.

Tiếp theo thêm vào tép khô, chà bông hoặc khô bò, hành phi, rau răm  và trộn đều tiếp.

Tiếp theo thêm nước cốt của quất vào hoặc 1-2 lát chanh vào và trộn đều, bạn có thể bóp nhẹ để bánh mềm và thấm vị hơn.

Cuối cùng bạn thêm xoài xanh nạo sợi vào trộn cùng, nên thêm gia vị cho vừa miệng, rồi thêm đậu phộng và cho ra đĩa để thường thức nhé.

NÊN XEM THÊM:

+ 1 que kem bao nhiêu calo và ăn kem có mập không?

+ Ăn ổi có mập không? Có nóng nổi mụn? Có bị táo bón không?

+ Sữa fami bao nhiêu calo, có béo không, của công ty nào?

Như vậy trên đây chúnh ta đã cùng nhau tìm hiểu về hàm lượng calo của bánh tráng cũng như những món ăn vặt từ bánh tráng. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng qua những chia sẻ này bạn đã có những thông tin hữu ích và giải đáp được thắc mắc: Bánh tráng bao nhiêu calo và ăn bánh tráng có mập không? Nếu bạn đang giảm cân thì nên hạn chế ăn những món ăn vặt từ bánh tráng, đồng thời hạn chế những nguyên liệu như: bơ, dầu điều, sa tế, hành phi, tép khô, khô bò, chà bông để có thể cắt giảm chất béo và hàm lượng calo trong món ăn.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!