Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
310 lượt xem

Có thai ăn dừa nước được không và ăn bòn bon được không?

Mang thai là thời điểm cơ thể chị em phụ nữ rất nhạy cảm, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng khi mang thai là việc vô cùng quan trọng. Trong đó, những loại trái cây giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến khích chị em nên tích cực bổ sung trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng. Liệu có thai ăn dừa nước được không và ăn bòn bon được không? Hãy cùng giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây.

DỪA NƯỚC LÀ QUẢ GÌ?

Dừa nước hay còn được gọi là dừa lá và có tên khoa học là Nypa fruticans. Dừa nước là loại cây thuộc họ Cau (Arecaceae và xuất hiện từ 70 triệu năm về trước, được trồng và phát triển nhiều nhất ở miền Nam của các quốc gia châu Á và bắc Úc.

Dừa nước có thân cây mọc ngang dưới lòng đất còn phần lá và cuống hoa của cây thì có xu hướng mọc lên trên. Do đó, dừa nước không được xếp vào loại cây thân gỗ dù tán lá của nó cao đến 9m. Hoa cái của cây dừa nước nở rộ thành chùm và hoa đực thường có màu vàng hoặc màu đỏ, dạng hình đuôi sóc.

Khác với những loại trái cây thông thường, quả dừa nước không chứa nước mà chỉ có một lớp cùi dừa màu trắng đục, hình dạng như quả nhót. Thịt quả dừa nước có vị ngọt thanh vừa phải, dẻo bùi, thanh mát rất “nịnh miệng”.

Quả dừa nước có chứa rất nhiều các thành phần giá trị dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Do đó, dừa nước mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:

  1. Hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường type 2: Trái dừa nước có chứa hàm lượng amino acid và chất xơ có khả năng giúp các mô tăng độ nhạy cảm với insulin và gây cản trở quá trình hấp thu đường của cơ thể. Từ đó, dừa nước góp phần hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
  2. Tác dụng hạ áp: Theo nghiên cứu, hàm lượng kali và acid lauric có trong dừa nước rất dồi dào, có thể hỗ trợ giãn mạch và điều hòa huyết áp luôn ở mức ổn định.
  3. Ngăn ngừa táo bón: Nhờ vào lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào chứa trong dừa nước, loại trái cây đặc biệt này có tác dụng hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, duy trì một lượng chất lỏng nhất định trong ruột kết. Do đó, tiêu thụ dừa nước đúng cách có thể giúp phòng ngừa tình trạng táo bón một cách đáng kể.
  4. Nuôi dưỡng làn da: Các thành phần dinh dưỡng có trong dừa nước có khả năng giúp duy trì độ ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.

CÓ THAI ĂN DỪA NƯỚC ĐƯỢC KHÔNG?

Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia cho biết phụ nữ có thai có thể ăn dừa nước. Bổ sung dừa nước trong thai kỳ có thể giúp duy trì nước ối và giúp em bé khi sinh ra có làn da trắng hồng, mịn màng. Bên cạnh đó, ăn dừa nước có thể giúp mẹ cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ như táo bón, tiêu chảy,…

Tuy nhiên, khi muốn dùng dừa nước khi mang thai để giải nhiệt, bổ sung khoáng chất, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn dừa nước để tránh bị nặng bụng, khó tiêu, từ đó có thể gây khó chịu và khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn.
  2. Dừa nước là loại trái cây ít ngọt, ít đường nhưng mẹ bầu cũng nên tránh ăn quá nhiều vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường huyết trong thai kỳ.
  3. Không nên sử dụng dừa nước khi cơ thể mệt mỏi hoặc vừa đi nắng về.
  4. Không sử dụng dừa nước để qua đêm hoặc đã bị ôi thiu, có mùi vị lạ để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

BÒN BON LÀ QUẢ GÌ?

Quả bòn bon hay còn được gọi là quả dâu da đất, là một loại trái cây có vỏ màu vàng nhạt và mọc thành chùm, ruột quả bòn bon có múi màu trắng đục. Quả bòn bon khi chín có vị vừa chua vừa ngọt, rất dễ ăn và được rất nhiều người yêu thích.

Trong 100g bòn bon có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như:

  1. Chất xơ: 2.3 g
  2. Chất đạm: 0.8 g
  3. Carbohydrates: 9.5 g
  4. Canxi: 20 mg
  5. Phốt pho: 30 mg
  6. Vitamin B1: 0.09 mg.

CÓ THAI ĂN BÒN BON ĐƯỢC KHÔNG?

Các chuyên gia cho biết phụ nữ có thai hoàn toàn có thể ăn bòn bon bởi loại quả này đem đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu:

  1. Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu có thể bị suy yếu và do đó có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lý như cảm cúm. Trong khi đó, bòn bon là một loại trái cây cung cấp hàm lượng vitamin C phong phú giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
  2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa mẹ bầu khỏe mạnh: Quả bòn bon có chứa thành phần chất xơ dồi dào giúp mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai. Ăn bòn bon có thể giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ.
  3. Bổ sung sắt và canxi: Nhu cầu bổ sung canxi và sắt trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu tăng lên để có thể đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể ăn bòn bon bởi loại trái cây này có hàm lượng canxi, sắt dồi dào giúp ngăn ngừa thiếu máu, chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, trong bòn bon có có chứa hàm lượng khoáng chất phốt pho có khả năng hỗ trợ bảo vệ men răng và giúp răng của mẹ luôn chắc khỏe trong suốt thai kỳ.
  4. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Quả bòn bon cung cấp lượng vitamin B thuộc nhóm thiamin có khả năng kích thích quá trình thanh thải đường trong máu và vitamin B thuộc nhóm riboflavin đóng vai trò như chất xúc tác thúc đẩy sản sinh năng lượng từ carbohydrate, từ đó giúp kiểm soát cân nặng và giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  5. Cải thiện sức khỏe làn da cho mẹ bầu: Trong quả bòn bon có chứa lượng vitamin A,C B, E dồi dào giúp mẹ bầu duy trì làn da khỏe mạnh và cải thiện những vấn đề về da do thay đổi nội tiết tố gây ra.

Khi ăn bòn bon, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  1. Ăn bòn bon với số lượng vừa phải và không ăn liên tục trong thời gian dài mà phải cân bằng với các loại trái cây khác nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  2. Không ăn bòn bon khi đói và khi ăn mẹ bầu lưu ý bỏ vỏ và hạt, tuyệt đối không cắn vỏ bòn bon vì phần vỏ có chứa acid lansium là thành phần có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch.
  3. Khi ăn bòn bon mẹ chú ý lựa chọn những quả tươi và vừa chín.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM PHỤ NỮ CÓ THAI NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Bên cạnh việc quan tâm có thai ăn dừa nước được không và ăn bòn bon được không, chị em cũng cần biết cách xây dựng một kế hoạch ăn uống cân bằng, bổ dưỡng. Dinh dưỡng khi mang thai là điều cần thiết để em bé khỏe mạnh, đồng thời có thể cải thiện khả năng sinh sản của bạn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh khi mang thai và giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng, thuận lợi hơn. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng có thể giúp thiết lập các nền tảng thiết yếu cho sự tăng trưởng và sức khỏe tổng thể cho con bạn.

Một số loại thực phẩm bà bầu nên ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi:

  1. Các loại rau xanh: Rau xanh là một nguồn tuyệt vời của nhiều loại vitamin và khoáng chất như axit folic, vitamin C, vitamin K, canxi và sắt. Bà bầu nên ăn nhiều rau củ quả tươi như: cà rốt, khoai lang, rau xanh nấu chín, cà chua,… để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe.
  2. Các loại trái cây và nước ép trái cây tươi: Trái cây là một nguồn tuyệt vời của vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bà bầu nên ăn các loại trái cây như cam, quýt, táo, lê, kiwi, chuối, dâu tây, nho, vải, thanh long, xoài ,…
  3. Các loại đậu và hạt: Đậu và hạt có chứa nhiều protein, chất béo không bão hòa, chất xơ và vitamin B, giúp cung cấp năng lượng cho bà bầu và thai nhi. Những loại đậu và hạt nên ăn bao gồm đậu đen, đậu tương, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương, hạt chia, hạt bí.
  4. Các loại cá và thủy sản: Các loại cá và thủy sản chứa nhiều axit béo Omega-3 và protein, giúp phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Các loại cá nên ăn gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá tuyết, cá saba,… Các loại thủy sản nên ăn gồm tôm, cua, sò, hàu, mực,…
  5. Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp canxi và protein cho bà bầu và thai nhi.

Ngoài ra, có một số loại thực phẩm phụ nữ có thai không nên ăn:

  1. Các loại thực phẩm chứa caffeine: Caffeine có thể làm tăng nguy cơ sinh non và khó ngủ cho thai phụ. Bà bầu nên giảm tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước ngọt có ga, nước năng lượng,…
  2. Các loại thực phẩm chứa đường và chất béo: Các loại thực phẩm chứa đường và chất béo cao có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường cho bà bầu. Bà bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt, kem và bánh ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…
  3. Các loại thực phẩm chứa chất bảo quản: Các loại thực phẩm chứa chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, thực phẩm đông lạnh,…
  4. Các loại thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng: Các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không được chế biến đúng cách có thể chứa các vi khuẩn và độc tố gây hại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bà bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này và chỉ tiêu thụ những loại thực phẩm được chế biến và bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc có thai ăn dừa nước được không và ăn bòn bon được không?. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận