Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
610 lượt xem

Phụ nữ mới có bầu uống panadol được không?

Khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi và nhiều nguyên nhân khác mà mẹ bầu thường phải trải qua nhiều cơn đau như đau dây chằng, đau lưng, đau răng,… Một số chị em lựa chọn chịu đựng cơn đau hoặc áp dụng các biện pháp giảm đau thay thế. Nhưng nhiều người lại sử dụng thuốc giảm đau panadol. Nhưng liệu phụ nữ mới có bầu uống panadol được không? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC PANADOL

Panadol là một loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam với công dụng giảm đau và giúp người dùng nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái. Thông thường, panadol được sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu như: đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,… Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người dùng chỉ nên sử dụng đúng liều lượng quy định vì lạm dụng panadol nhiều sẽ có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Mặc dù thuốc panadol có tác dụng hỗ trợ nhiều chức năng giảm đau nhưng theo các bác sĩ và người tiêu dùng thì loại thuốc này phát huy công dụng điều trị hiệu quả nhất đối với triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, trong thành phần của thuốc panadol còn có chứa vitamin C có khả năng tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Hiện nay, thuốc giảm đau Panadol có các loại sau:

  1. Panadol dạng viên nén 500mg thường được gọi là Panadol xanh.
  2. Panadol extra hay còn được gọi là Panadol đỏ.
  3. Panadol dạng viên nén sủi bọt 500mg thường được gọi là Panadol sủi.

Thuốc Panadol có thể được sử dụng để điều trị cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau về loại thuốc và liều lượng, cách dùng. Cụ thể như:

  • Đối với người lớn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc Panadol và mỗi loại có hàm lượng paracetamol khác nhau. Do đó, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ dành cho mỗi toa thuốc để có thể mua đúng loại panadol phù hợp với tình hình bệnh của mình. Đồng thời, việc đọc kỹ càng và chính xác cũng giúp bạn không mắc phải những sai lầm nếu uống quá nhiều hoặc quá ít so với chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đối với người trưởng thành, khoảng cách thời gian mỗi lần uống thuốc panadol là ít nhất 4 tiếng hoặc nhiều nhất là 6 tiếng. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo người dùng không nên uống quá 4000mg paracetamol trong một ngày.

  • Đối với trẻ em

Bạn lưu ý Panadol chỉ được phép dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi sẽ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Panadol có chứa hàm lượng paracetamol thấp hơn. Trong một ngày, trẻ có thể sử dụng thuốc nhiều lần nhưng phải đúng theo quy định và khoảng cách mỗi lần uống tối thiểu là 4 tiếng và tối đa là 6 tiếng. Liều lượng thuốc panadol sẽ được bác sĩ kê đơn dựa theo cân nặng của trẻ.

PHỤ NỮ MỚI CÓ BẦU UỐNG PANADOL ĐƯỢC KHÔNG?

Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng đau nhức các bộ phận trên cơ thể như đau lưng, đau dây chằng,… hay sốt. Đặc biệt,  sốt ở phụ nữ mang thai có thể tác động tiêu cực đến thai nhi, tăng nguy cơ khiến trẻ mắc các vấn đề như: dị tật ống thần kinh, sứt miệng, dị tật tim bẩm sinh,… Lúc này, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt phù hợp để điều trị nhằm làm giảm những rủi ro không mong muốn này. Trong khi đó, một trong những loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến hiện nay chính là Panadol.

Panadol có thành phần chính của Paracetamol và phụ nữ mới có bầu uống Panadol được không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Giải đáp về vấn đề này, các chuyên gia sức khỏe cho biết Paracetamol không nằm trong danh sách các loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Dựa trên dữ liệu dịch tễ học, chưa có trường hợp nào ghi nhận mẹ bầu sử dụng Paracetamol gây ra sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nếu phụ nữ mới có bầu uống Panadol với liều khuyến cáo trong khi mang thai thì sẽ không dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Do đó, sử dụng thuốc có chứa thành phần Paracetamol như Panadol là phương pháp điều trị phù hợp để giảm đau, hạ sốt ở phụ nữ mới mang thai. Ngoài ra, Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ cũng khuyến cáo có thể chỉ định thai phụ sử dụng Paracetamol như một phần của phương pháp tiếp cận đa phương thức giúp người bệnh cải thiện cảm giác đau đớn sau khi sinh mổ.

Tuy nhiên, một số đặc tính dược động học của Paracetamol có thể bị thay đổi khi mẹ bầu sử dụng do những thay đổi sinh lý khi mang thai Bên cạnh đó, Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không có khả năng điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Paracetamol được các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất để điều trị cho mẹ và bảo vệ sức khỏe thai nhi. Nếu sau khi dùng thuốc Panadol mà không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm thì mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp.

PHỤ NỮ MỚI CÓ BẦU CẦN LƯU Ý GÌ KHI DÙNG PANADOL

Như đã chia sẻ ở trên, việc phụ nữ mới có bầu sử dụng Panadol là tương đối an toàn, tuy nhiên chị em cũng cần đặc biệt lưu ý rằng trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc Panadol với tên gần giống nhau. Các chuyên gia, bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng Panadol xanh chứ tuyệt đối không dùng Panadol Extra – hay còn được gọi là Panadol đỏ bởi loại thuốc này bên cạnh thành phần Paracetamol thì còn có chứa Cafein.

Các nghiên cứu cho biết Caffeine là thành phần không tốt cho sự phát triển của thai nhi bởi nó có thể đi qua nhau thai và nồng độ thuốc trong huyết thanh ở thai nhi tương tự như ở người mẹ. Việc mẹ bầu sử dụng Caffein khi mang thai có nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn như sảy thai tự nhiên hoặc thai nhi chậm phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu sử dụng nhiều caffein trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng cai nghiện ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng nghiêm trọng như ngừng thở, khó chịu, bồn chồn và nôn mửa. Tóm lại, phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý đến thành phần hoạt chất của thuốc giảm đau hạ sốt như Panadol trước khi sử dụng.

Các chuyên gia cũng khuyên mẹ mới có bầu cần lưu ý một số vấn đề sau khi uống Panadol trong thai kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  1. Phụ nữ mới có bầu chú ý uống thuốc Panadol với liều lượng phù hợp hoặc để tốt nhất cho thai kỳ, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
  2. Chỉ dùng Panadol khi cảm thấy quá đau hoặc sốt cao trên 38,5 độ C và sử dụng thuốc liều tiếp theo phải cách liều trước đó 4 – 6 giờ, tuyệt đối không dùng trên 6 viên panadol/ ngày.
  3. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc Panadol dài ngày nếu không có sự chỉ định của bác sĩ vì nếu dùng thuốc liên tục và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và gây ra một số rủi ro sức khỏe không mong muốn cho thai nhi.
  4. Các trường hợp phụ nữ mang thai có tiền sử như mắc các bệnh lý về gan, suy thận, thiếu máu,… cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc kê thuốc Panadol trong thời gian mang thai bởi thuốc có nguy cơ dẫn đến nhiễm độc gan, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ.
  5. Nếu triệu chứng đau hoặc sốt không thuyên giảm sau khi sử dụng Panadol, chị em cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

MỘT SỐ CÁCH ĐỂ GIẢM ĐAU KHI MANG BẦU MÀ KHÔNG CẦN SỬ DỤNG PANADOL

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề phụ nữ mới có bầu uống panadol được không, các chuyên gia khuyên mẹ bầu cũng nên tìm hiểu về các phương pháp chữa đau đầu, cảm cúm thay thế khác. Tốt nhất, nếu bị cơn đau đầu quá  nặng hay bị sốt cao, mẹ nên đến những bệnh viện uy tín để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn về những loại thuốc an toàn cho thai kỳ và có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tuân thủ một cách nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ như loại thuốc, liều thuốc cần dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo rằng thuốc không tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thay vì áp dụng biện pháp dùng thuốc, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện chứng đau đầu. Đầu tiên khi có triệu chứng đau đầu, mẹ bầu hãy uống một cốc nước lọc để giúp tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là quá trình vận chuyển máu lên não. Sau đó tìm một nơi thật thoải mái, yên tĩnh và dành thời gian nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu triệu chứng đau không thuyên giảm, mẹ có thể dùng khăn thấm một chút nước mát để chườm đầu, thái dương hoặc nhờ người thân massage vùng đầu cho để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, để phòng ngừa triệu chứng đau đầu khi mang thai, mẹ cần xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tuyệt đối tránh xa việc sử dụng những thực phẩm chứa thành phần kích thích như rượu, bia – một trong những yếu tố hàng đầu gây ra chứng đau đầu.

Bên cạnh đó, phụ nữ mới có bầu cần có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày vào buổi tối, một giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng vào buổi trưa để giúp hệ thần kinh được thư giãn sau những giờ việc căng thẳng.

Hơn nữa, tập các bài thể dục nhẹ nhàng cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau đầu. Một vài môn thể thao như yoga, thiền, đi bộ,… rất tốt cho sức khỏe chị em khi mang thai.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc phụ nữ mới có bầu uống panadol được không?. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận