Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
444 lượt xem

Protein trong đậu phụ là bao nhiêu?

Đậu phụ là một món ăn dân dã quen thuộc được rất nhiều người ưa thích, bởi chúng không chỉ dễ ăn mà còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đậu phụ được làm từ nguyên liệu gì? protein trong đậu phụ là bao nhiêu? hay lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe ra sao? thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này.

Đậu phụ được làm từ nguyên liệu gì

Đậu phụ được làm từ nguyên liệu gì?

Đậu phụ là một món ăn dân dã quen thuộc của rất nhiều người ở một số quốc gia Đông Á. Theo lịch sử, đậu phụ đã được con người tạo thành từ các hạt đậu nành cách đây 2000 năm. Quốc gia đầu tiên làm đậu phụ chính là Trung Quốc (1). Chính vì sự dễ làm, dễ ăn và bổ dưỡng mà đậu phụ trở nên phổ biến. Sau đó được du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Đậu phụ có nhiều cách gọi khác nhau như khuôn đậu ở miền Trung và đậu hũ hoặc tàu hủ ở miền Nam. Ngày nay ở nước ta, đậu phụ được sử dụng phổ biến, hầu như khắp các khu chợ lớn nhỏ đều có bán đậu phụ với giá thành khá rẻ. Bạn có thể chế biến đậu phụ với nhiều món ăn khác nhau, tùy vào sở thích của bạn. Vậy đậu phụ được làm từ nguyên liệu gì?

Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành. Để làm được đậu phụ, đầu tiên người ta sẽ lấy những hạt đậu nành to đem ngâm qua đêm hoặc ít nhất là từ 7-8 tiếng cho hạt nở ra và dễ bóc vỏ. Sau đó cho hạt đã ngâm vào máy xay, xay nhuyễn với một ít nước, lấy hỗn hợp vừa xay ra lọc tách riêng phần nước và xác đậu nành bằng rây hoặc 1 túi vải sạch. Tiếp tục lấy phần nước cho lên bếp nấu sôi, cho giấm , chanh, muối vào rồi để nguội. Khi nguội sẽ thấy phần nước đóng lại thành từng mảng, lúc này cho đậu vào khuôn đã trải sẵn khăn sạch rồi tiến hành ép đậu. Sau vài tiếng sẽ thu được những miếng đậu phụ thơm ngon.

Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất đậu phụ đang rất phát triển và cực kỳ lớn mạnh với trên 200.000 nhà sản xuất. Theo như khảo sát thì các nhà máy lớn nhất tại nhật bản có thể làm ra hơn 50 tấn đậu phụ mỗi ngày.

Protein trong đậu phụ là bao nhiêu

Protein trong đậu phụ là bao nhiêu?

Do được làm từ đậu nành nên đậu phụ được biết đến là một loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ thực vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phụ là một trong những loại thực phẩm tự nhiên có nguồn dưỡng chất hoàn hảo, rất phù hợp cho những người có ý định giảm cân. Trong 100g đậu phụ có chứa tới 8g protein kèm theo đó là 70 calo sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Với nguồn protein này, chế độ ăn của bạn sẽ không hấp thụ cholesterol nào cả và nguồn carbs tự nhiên không chứa gluten, chế độ ăn kiêng của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra trong 100g đậu phụ còn chứa 2 gam carb, 1 gam chất xơ, 4 gam chất béo tốt. Đặc biệt, một vài nghiên cứu còn chỉ ra được đậu phụ là protein thực vật duy nhất chứa tất cả 8 axit amin thiết yếu bởi nó được làm từ đậu nành. Cùng với đó là rất nhiều dưỡng chất quý giá khác như: Vitamin K, Riboflavin, Thiamin, Vitamin B6, Niacin, Choline, Foliate, isoflavone, Selen, Mangan, Photpho, canxi, đồng, sắt, kẽm, magie,…

NÊN XEM THÊM:

Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe

Đậu phụ được làm hoàn toàn từ đậu nành mà không thêm vào bất kỳ hóa chất nào khác. Nên đây không chỉ là nguồn protein hoàn hảo dồi dào cho người ăn chay và ăn kiêng mà còn rất nhiều bằng chứng khoa học khẳng định rằng đậu phụ cực kỳ tốt cho sức khỏe và phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe có thể kể đến như:

+ Giảm nguy cơ mắc một số bệnh về ung thư: Theo nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn các sản phẩm từ đậu nành ít nhất mỗi tuần một lần giảm 48-56% nguy cơ mắc ung thư vú. Tác dụng này được cho là xuất phát từ isoflavone, điều này cũng đã được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt và lượng oestrogen trong máu.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn các sản phẩm từ đậu nành ít nhất một lần mỗi tuần trong suốt tuổi vị thành niên và giai đoạn trưởng thành. Có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 24% so với những người chỉ ăn đậu nành trong thời kỳ thanh thiếu niên.

+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đậu nành, có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Điều này được lý giải là bởi chất isoflavone đậu nành có thể làm giảm chứng viêm và cải thiện tính đàn hồi của mạch máu. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung 80 mg isoflavone mỗi ngày trong 12 tuần đã cải thiện lưu lượng máu đến 68% ở những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ

Nạp vào 50 gam protein đậu nành mỗi ngày cũng có liên quan đến việc cải thiện chất béo trong máu và ước tính giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, ở phụ nữ sau mãn kinh, lượng isoflavone trong đậu nành còn giúp bảo vệ tim. Bao gồm cải thiện chỉ số khối lượng cơ thể, chu vi vòng eo, insulin nhịn ăn và cholesterol HDL

Bên cạnh đó, đậu phụ còn chứa saponin, các hợp chất được cho là có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy saponin cải thiện lượng cholesterol trong máu và làm tăng việc thải bỏ axit mật, cả hai đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

+ Giảm nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn đậu phụ có thể giúp làm giảm 61%  nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở nam giới và 59% ở nữ giới. Hơn nữa, đánh giá gần đây của 633.476 người tham gia đã liên kết việc tiêu thụ đậu nành cao hơn với việc giảm 7% nguy cơ ung thư hệ tiêu hoá.

+ Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt: Hai nghiên cứu tổng quan cho thấy nam giới ăn nhiều đậu nành, đặc biệt là đậu phụ, có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xuống 32-51%. Một nghiên cứu khác cũng đã công nhân điều này, nhưng lại đưa ra các tác dụng có lợi của isoflavone này phụ thuộc vào lượng tiêu thụ và loại vi khuẩn có trong đường ruột.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường: Một số nghiên cứu trên tế bào và động vật cho thấy chất isoflavone trong đậu nành có thể có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Cùng với đó, một nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh, việc bổ sung 100 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu xuống 15%, và mức độ insulin là 23%.

Còn đối với phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh đái tháo đường, việc bổ sung 30g protein đậu nành sẽ giúp làm giảm 8,1%, mức insulin nhịn ăn, 6,5% kháng insulin, 7.1% cholesterol LDL và 4,1% cholesterol toàn phần.

Trong một nghiên cứu khác, dùng isoflavone mỗi ngày trong khoảng một năm còn giúp cải thiện độ nhạy insulin và chất béo trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, những phát hiện này thường không phổ biến. Một đánh giá gần đây của 24 nghiên cứu ở người cho thấy protein đậu nành nguyên chất – trái với các chất bổ sung isoflavone hoặc chất chiết xuất ​​protein – có thể làm giảm lượng đường trong máu.

+ Bảo vệ gan: Nhiều kết quả thí nghiệm lâm sàng đã cho thấy, lipit rất dễ bị tích tụ trong gan gây tình trạng gan nhiễm mỡ, hợp chất kiềm trong đậu phụ giàu photpho có tác dụng chuyển hóa mỡ, đồng thời duy trì ổn định màng tế bào, giúp chức năng gan hoạt động bình thường.

Ngoài những lợi ích vừa kể trên thì nhờ có chứa hàm lượng isoflavone cao, nên khi ăn đậu phụ còn có thể đem lại những lợi ích tiềm năng như:

+ Sức khoẻ xương: Một số nghiên cứu cho thấy isoflavone trong đậu nành và protein đậu nành giúp xương chắc khỏe hơn bằng cách ngăn ngừa mất xương. Ngoài ra, nó có thể làm giảm nguy cơ loãng xương, nhất là ở nữ giới trong giai đoạn mãn kinh sớm.

+ Chức năng não: Các isoflavone đậu nành có thể có có thể giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não, đặc biệt đối với phụ nữ cao tuổi.

+ Cải thiện tâm trạng của tuổi mãn kinh: Ăn đậu phụ làm chậm lão hóa, nội tiết tố nữ cân bằng, hạn chế những cảm xúc tiêu cực khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh

+ Tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng: Đậu phụ cung cấp protein tự nhiên cho cơ thể phần nào giúp tóc được nuôi dưỡng đủ chất, óng mượt.

ăn đậu phụ giúp da đẹp hơn

Ăn đậu phụ giúp da đẹp hơn

+ Da đẹp hơn: Nếu bổ sung 40 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày cho cơ thể, có thể giúp làm giảm đáng kể nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da sau 8-12 tuần.

+ Giảm cân: Trong một nghiên cứu, dùng isoflavone đậu nành trong 8-52 tuần làm giảm trọng lượng trung bình 10 lbs (4,5 kg), nhiều hơn so với nhóm dùng hạn chế.

Với những lợi ích vừa kể trên thì có thể thấy đậu phụ là một ăn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý là không nên ăn quá nhiều đậu phụ trong 1 ngày. Các bác sĩ của khoa dinh dưỡng khuyến khích mỗi người chỉ nên ăn khoảng 70gr đậu phụ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe. Đây là lượng đậu phụ trung bình có thể ăn hàng ngày, nếu muốn bạn vẫn có thể sử dụng nhiều hơn trong một lần ăn nhưng nên hạn chế vào những ngày tiếp theo để tránh việc ăn quá nhiều đậu phụ cũng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ.

Đồng thời, cần chú ý là tuyệt đối không được ăn đậu phụ đã bị biến đổi gen. Khi ăn đậu phụ, để chọn được đậu phụ ngon các bạn nên chọn đậu phụ có màu hơi vàng. Còn nếu thấy đậu có màu trắng nhợt thì có thể bị cho thêm thuốc tẩy trắng, không nên mua. Hơn nữa, đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein, dễ bị ôi thiu nên cần chọn loại đậu tươi. Còn đối với đậu phụ đóng hộp cần được bảo quản lạnh, nên các bạn cần mua ở cửa hàng có trang thiết bị bảo quản lạnh. Nếu bao bì đậu phụ đóng hộp bị phồng lên, bên trong thấy đậu phụ đã ngả màu đục, có nhiều bọt lớn thì đó là loại đậu mất phẩm chất, tuyệt đối không nên mua.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây thì nên hạn chế ăn đậu phụ, tốt nhất là không nên ăn. Cụ thể như sau:

  1. Mắc bệnh sỏi thận hoặc túi mật.
  2. Ung thư vú
  3. Các vấn đề về tuyến giáp
  4. Người bị viêm dạ dày, bệnh gout
  5. Người bị thiếu máu, bị bệnh tiêu hóa
  6. Người cao tuổi, mắc bệnh thận
  7. Người thiếu iot

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề protein trong đậu phụ là bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *