Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1501 lượt xem

Sảy thai có ăn được khoai lang không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tinh thần của phụ nữ sau sảy thai. Vậy sảy thai có ăn được khoai lang không? Lưu ý gì khi ăn khoai lang? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

Chế độ dinh dưỡng sau sảy thai

Sau sảy thai cơ thể phụ nữ còn rất yếu, do đó lúc này chị em cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn sau sảy thai.

+ Thực phẩm giàu sắt

Việc bổ sung sắt cho cơ thể sau sảy thai là rất cần thiết bởi lúc này cơ thể chị em mất máu nhiều dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Theo các nghiên cứu, có 2 loại sắt chứa trong thực phẩm là heme iron và non heme. Thông thường, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu sắt từ thịt động vật là heme iron như thịt bò, thịt lợn,…

Bên cạnh đó, tăng cường các thực phẩm chứa non heme như bí ngô, súp lơ xanh, rau bina, ngô, mía, nho, chuối, các loại hạt, các loại ngũ cốc, quả chà là…. sẽ giúp chị em mau chóng hồi phục sức khỏe. Lưu ý rằng vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt non heme trong thực vật. Do đó nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa sắt.

+ Thực phẩm giàu magie

Bổ sung các thực phẩm giàu magie vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp cải thiện tâm trạng buồn bã, lo lắng do mất con. Chị em có thể ăn dưa hấu, gạo, yến mạch, hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu, hướng dương, hạnh nhân, cải xoăn lá, rau bina,… đều là những thực phẩm chứa nhiều magie tốt cho cơ thể.

+ Bổ sung canxi

Sau khi sảy thai chị em cần bổ sung canxi để bù lại lượng canxi mất đi. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trái cây sấy khô, cải chíp, chuối, hạt dẻ, súp lơ,… cũng được đánh giá là thực phẩm, giàu canxi mà chị em nên thêm vào thực đơn hàng ngày.

+ Axit folic

Với những phụ nữ vừa sảy thai, bổ sung đầy đủ axit folic sẽ tránh được những tổn hại do sảy thai gây ra và có thể xuất bị tốt hơn cho những lần mang thai sau.

Axit folic có nhiều trong đậu lăng, trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, các loại quả thuộc giống cam quýt, rau bina, cà rốt, bánh mì, thịt bò, hướng dương, chuối, dưa hấu, chanh….

+ Thịt nạc lợn

Tương tự như thịt bò, thịt nạc lợn cũng bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể, cần thist cho quá trình tạo máu. Đặc biệt, thịt nạc lợn chứa rất ít chất béo và bổ sung cho cơ thể nhiều protein cũng như kẽm, kali, natri.

Khi chế biến thịt lợn nạc, nên băm nhỏ hoặc nấu chín để dễ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng cho đường ruột.

+ Hoa quả sấy khô

Các loại hoa quả sấy khô có hàm lượng canxi cao, đây là những thực phẩm lý tưởng có lợi cho việc bổ sung canxi bị thiếu hụt cho phụ nữ sảy thai.

Sảy thai không nên ăn gì?

  • Đồ ăn vặt

Các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh, xèo,… có hàm lượng calo và chất béo cao nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và hỗ trợ hồi phục nên chị em sau khi sảy thai nên hạn chế tiêu thụ.

Pizza, hamburger, xúc xích… bị coi là những thực phẩm có tác dụng khiến chứng trầm cảm sau sảy thai trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy nếu không muốn phải ở vào trạng thái đau buồn, chán nản, mệt mỏi, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng thất thường…

  • Đậu nành

Đậu nành cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng các bác sĩ khuyên rằng bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này sau khi sảy thai vì trong đậu nành có mức phytate cao gây trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt, khiến bạn dễ bị thiếu máu.

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Người vừa sảy thai không nên ăn các sản phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn vì chúng có chứa chất bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe.

Sảy thai có ăn được khoai không?

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, cụ thể trong 100g khoai lang có chứa:

–     Năng lượng: 90kcal

–     Canxi: 38mg

–     Chất xơ: 3,3g

–     Chất béo: 0,15g

–     Sắt: 0,69 mg

–     Magie: 27mg

–     Mangan: 0,5mg

–     Phốt pho: 54mg

–     Kali: 475mg

–     Đạm: 2g

–     Vitamin B2: 0,11mg

–     Natri: 36mg

–     Kẽm: 0,32mg

–     Tinh bột: 7,05g

–     Đường: 6,5g

–     Thiamine : 0,11mg

–     Vitamin B3: 1.5mg

–     Vitamin A: 961 μg

–     Vitamin B6: 0,29mg

–     Vitamin C: 19,6mg

–     Vitamin E: 0,71mg

Đặc biệt, khoai lang có đặc tính nhuận tràng tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này giúp phụ nữ mới sảy thai nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Thành phần tinh bột dồi dào có trong khoai lang cũng giúp bổ sung cho cơ thể nguồn năng lượng giúp chị em tỉnh táo, bớt mệt mỏi. Đặc biệt, khoai lang cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

Vì vậy, sảy thai có ăn được khoai lang không thì câu trả lời là Có. Chị em nên bổ sung các món được chế biến từ khoai lang vào thực đơn hàng ngày.

Tác dụng của khoai lang với người sảy thai

  • Ngăn ngừa thiếu vitamin A

Khoai lang chứa lượng beta carotene cao nên nó là nguồn cung cấp vitamin A tốt cho cơ thể. Sau khi sảy thai chị em cần bổ sung vitamin A để chống lại nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch cơ thể.

  • Giảm căng thẳng

Các chuyên gia cho biết, lượng magie trong khoai lang khá cao, đây là một chất quan trọng giúp cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có khả năng giảm căng thẳng và lo lắng cho chị em sau sảy thai. Đặc biệt, ăn khoai lang có thể phòng tránh nguy cơ trầm cảm, hỗ trợ điều trị các hành vi liên quan đến lo lắng.

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường

việc tiêu thụ khoai lang giúp giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin. Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, giúp giải phóng đường vào máu chậm hơn so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

  • Điều chỉnh cân nặng 

Một trong những tác dụng của khoai lang được nhiều người biết đến là hỗ trợ giảm cân. Trong thực phẩm này chứa lượng chất xơ dồi dào có thể lên men và hòa tan, điều này giúp cơ thể tự duy trì và tự điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể để giảm cân hiệu quả.

  • Chống viêm

Khoai lang cũng chứa nồng độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng tuyệt vời. Một trong những lợi ích lớn nhất của choline là nó làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, do đó làm giảm viêm. Ngoài ra, tác dụng chống viêm của khoai lang còn đến từ hàm lượng anthocyanin phong phú của chúng. Hoạt chất này cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm ở các tế bào ung thư ruột kết. Anthocyanin cũng giúp giảm sự tăng sinh tế bào trong một số tế bào ung thư.

Nhờ hàm lượng choline và anthocyanin, khoai lang là thực phẩm cần thiết giúp giảm và ngăn ngừa viêm nhiễm.

  • Cải thiện trí nhớ

Ít ai biết rằng một trong những lợi ích của khoai lang là cải thiện trí nhớ. Khoai lang chứa anthocyanins, chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, sử dụng khoai lang có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả. Bổ sung chiết xuất khoai lang giàu anthocyanin cũng đã được chứng minh là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.

Mặc dù vẫn cần thêm những nghiên cứu kiểm tra những tác động này ở người. Nhưng nhìn chung, chế độ ăn giàu trái cây, rau quả và chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư

Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Nồng độ anthocyanin cao trong khoai lang tím là lý do giải thích vì sao loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.

Chiết xuất từ ​​khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các hoạt chất này cũng đảm bảo rằng ung thư không lan rộng hoặc phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.

  • Bảo vệ vết loét

Khi phá thai, các vết loét xuất hiện khi các mô bị viêm bong ra gây đau đớn. Ăn khoai lang giúp chị em giảm tình trạng lở loét nhờ các chất bảo vệ mô đường tiêu hóa.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch. Các chất có trong khoai lang đã được chứng minh có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp giảm nguy cơ phát triển của các bệnh tim mạch.

Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.

Chú ý gì sau sảy thai

  1. Kiêng nước, kiêng gió. Không nên tắm ngay sau khi phá thai vì cơ thể chị em còn rất yếu và dễ nhiễm lạnh, chỉ nên dùng khăn thấm nước ấm lau người.
  2. Không nên tắm bồn hoặc ngâm nước vì tử cung bị tổn thương dễ khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lên trên theo âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
  3.  Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tổn thương vùng kín nghiêm trọng hơn.
  4. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 1- 3 tháng vì tử cung phụ nữ sau sảy thai bị tổn thương, rất dễ nhiễm trùng.
  5. Nên có kế hoạch có thai trở lại sau ít nhất 3 tháng để tử cung và âm đạo hồi phục và đảm bảo tình trạng sức khỏe. Đối với những trường hợp sảy thai do mang thai ngoài tử cung cần đợi từ 4- 6 tháng mới có thể mang thai trở lại.
  6. Kiêng vận động mạnh, làm việc nặng sau khi sảy thai.
  7. Không nên ngồi xổm và gập bụng vì âm đạo chưa ổn định, khiến vị trí của các bộ phận sinh dục bị lệch hoặc chảy máu tử cung.

Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp sảy thai có ăn được khoai lang không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận