Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
466 lượt xem

Sinh mổ ăn nếp được không?

Sinh mổ ăn nếp được không là thắc mắc phổ biến hiện nay của không ít mẹ bỉm sữa. Thực tế là có rất nhiều các món ăn ngon từ gạo nếp, là khoái khẩu của nhiều mẹ sau sinh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, để vết mổ được nhanh lành, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này thì ăn gì sau sinh mổ là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Sinh mổ là như thế nào? Tại sao phải sinh mổ?

Các bác sĩ cho biết, sinh mổ (còn được gọi là mổ lấy thai) là 1 phẫu thuật nhằm đưa thai nhi, nhau và màng ối qua vết mổ ở thành tử cung. Nếu như trước đây, chỉ định sinh mổ của bác sĩ còn hạn chế do y học chưa phát triển thì ngày nay với sự cải tiến của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, thuốc kháng sinh, kỹ thuật truyền máu, gây mê hồi sức đã giúp giảm hẳn các tai biến, biến chứng của việc mổ lấy thai. Do đó, trong các trường hợp cần thiết, sinh mổ sẽ được chỉ định.

Thông thường, vết rạch để thực hiện việc mổ lấy thai có thể là một vết rạch theo chiều dọc hoặc là vết rạch theo chiều ngang.

  1. Vết rạch dọc: Đường rạch này được các bác sĩ thực hiện kéo dài từ vùng rốn cho đến đường chân lông mu.
  2. Vết rạch ngang: Đường rạch này sẽ được kéo dài qua đường chân lông mu. Nó thường được sử dụng vì mau lành và ít chảy máu hơn.

Thực tế thì loại vết mổ được sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Mặc dù sinh con tuy là 1 tiến trình sinh lý bình thường của người phụ nữ nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Trong trường hợp các bác sĩ tiên lượng nếu sinh thường qua ngả âm đạo không an toàn đối với sức khỏe của mẹ, thai nhi hoặc là cả 2, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thực hiện sinh mổ.

Các trường hợp được chỉ định sinh mổ có thể là:

  1. Về phía người mẹ: Do khung chậu bị hẹp hoặc lệch, dị dạng ở đường sinh dục, bất thường về cơn co tử cung, mẹ khó sinh do cổ tử cung có vết mổ cũ, tình trạng chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung, mẹ mang thai khi tuổi đã lớn,…
  2. Về phía em bé: Có thể được chỉ định trong trường hợp bác sĩ phát hiện sớm có biểu hiện suy thai cần mổ lấy thai để cứu thai nhi, ngôi thai bất thường, thai to, thai suy,…
  3. Về phía phần phụ của thai: Có thể chỉ định mổ lấy thai nếu có hiện tượng sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non,…

Sinh mổ ăn nếp được không?

Trả lời câu hỏi sinh mổ ăn nếp được không, các bác sĩ cho biết, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của các món ăn đến từ gạo nếp. Các thực phẩm từ đồ nếp giàu hàm lượng dinh dưỡng: Trung bình, 100 gr gạo nếu sẽ cung cấp khoảng 1,2 mg sắt. Gạo nếp còn giàu vitamin E cùng các dưỡng chất khác.

Đồ nếp chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan giúp tiêu hóa được dễ dàng hơn. Theo kinh nghiệm dân gian, đồ nếp vị ngọt, có tính ấm, nhờ đó giúp làm ấm bụng khi ăn. Với mẹ bỉm sửa sau khi sinh, đồ nếp không chỉ cung cấp chất sắt giúp cơ thể tái tạo máu mà còn giúp mẹ về sữa rất nhanh. Đó cũng là lý do mà nhiều chị em thường mách nhau ăn nếp sau khi sinh con.

Thực tế là sau khi sinh mổ, các mẹ bỉm sữa vẫn có thể ăn đồ nếp. Tuy nhiên thì các mẹ cũng vì thế không nên ăn quá nhiều bởi vì đồ nếp có thể gây khó tiêu, đầy hơi cho mẹ bỉm.

Sinh mổ sau bao lâu có thể ăn được nếp?

Mặc dù sự thật rằng đồ nếp có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng trong quá trình sử dụng, các mẹ cũng cần chú ý nhiều. Cụ thể, trong đồ nếp thường có chứa nhiều amilopectin. Chất này tạo nên độ dẻo đặc trưng của đồ nếp nhưng chúng có thể gây nên chứng khó tiêu nếu ăn nhiều.

Đặc biệt, đối với những người vừa mới trải qua ca phẫu thuật như sinh mổ, những người đang bị sưng viêm nên kỵ ăn đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Đẻ mổ bao lâu mới ăn được nếp sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cơ địa của mẹ bỉm, tình trạng vết mổ như thế nào,…

Vào những ngày đầu tiên sau khi sinh mổ, mẹ bỉm cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Lúc này, các mẹ bỉm chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo loãng để giúp cho cơ thể được phục hồi lại nhanh nhất, đồng thời những tổn thương ở vết mổ trở về trạng thái dần ổn định.

Từ những ngày sau trở đi, các mẹ bỉm có thể ăn uống được bình thường nhưng do cơ thể lúc này vẫn còn yếu và đang trong thời gian phục hồi, hơn nữa, những thực phẩm mà mẹ bỉm ăn vào có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa nuôi con nên người mẹ cần phải hết sức chú ý nhé.

Các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất mẹ nên ăn nhiều đạm, các thực phẩm chứa nhiều canxi. Cùng với đó thì các chị em nên uống nhiều nước để có sữa cho con bú. Tốt nhất, khi có ý định ăn đồ nếp, nên ăn sau sinh mổ từ 2 tuần trở lên và chỉ ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.

Sau khi sinh mổ mẹ bầu cần hạn chế những gì?

Theo khuyến cáo của bác sĩ mặc dù chế độ ăn của các mẹ bỉm sau sinh mổ nên đa dạng và giàu dinh dưỡng, song chị em nên hạn chế ăn những thực phẩm sau đây:

  1. Các loại thực phẩm có tính hàn (chẳng hạn như rau đay, dọc mùng, cua, ốc, cá,…): Sau khi sinh mổ, cơ thể của mẹ bỉm thường yếu và dễ bị nhiễm lạnh. Do đó, việc sử dụng các loại thực phẩm có tính hàn sẽ khiến cho khí huyết trở nên kém lưu thông, làm chậm quá trình lành vết thương sau sinh mổ.
  2. Tránh ăn rau muống, lòng trắng trứng gà, những loại rau có độ nhớt cao: Bởi vì các loại thực phẩm này đều có thể làm gia tăng quá trình tạo mủ. Nếu như ăn các loại thực phẩm này quá nhiều mẹ sẽ có nguy cơ cao bị viêm tại vết thương và xuất hiện sẹo lồi.
  3. Tránh sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ: Theo các bác sĩ thì thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như các món đồ chiên, xào, rán,… đều không tốt cho mẹ bỉm sau khi sinh mổ. Việc sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm dầu mỡ sẽ khiến cho chị em dễ bị ợ hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này đều có chứa nhiều chất béo, đặc biệt không tốt cho vết mổ.
  4. Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng: Theo khuyến cáo của bác sĩ, việc sử dụng các đồ ăn cay nóng đều sẽ khiến cho cơ thể bị tăng nhiệt, khiến vết thương khó lành hơn, dễ mưng mủ.
  5. Không sử dụng các thực phẩm chưa chín kỹ: Các loại thực phẩm còn sống, chín dở hoặc tái, mẹ bỉm cần tránh tuyệt đối bởi sau khi sinh, hệ thống tiêu hóa của mẹ chưa được ổn định. Do đó, việc sử dụng các loại thực phẩm chưa chín có thể chứa những tác nhân gây hại, khiến cho mẹ bỉm bị tiêu chảy.
  6. Một số lưu ý khác: Mẹ bỉm cũng cần tránh các đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu bia, cà phê. Tránh các loại thức ăn nhanh, giàu đường hoặc giàu muối.

Sau khi sinh mổ mẹ bỉm nên ăn gì?

Theo khuyến cáo của bác sĩ thì sau sinh mổ, một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và phù hợp sẽ giúp cho mẹ bỉm về sữa, nhanh bình phục cũng như tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về sau này.

Sau khi sinh mổ, mẹ bỉm cần lưu ý:

  1. Chỉ nên bắt đầu uống nước trong vòng 6 giờ đầu kể từ khi thực hiện sinh mổ.
  2. Sau khi mẹ bỉm có hiện tượng xì hơi hoặc có thể đi tiêu thì mới nên chuyển sang ăn cháo loãng.
  3. Từ 3 đến 4 ngày sau khi sinh mổ, các mẹ bỉm có thể chuyển sang ăn cơm bình thường.
  4. Thực đơn của mẹ bỉm sau khi sinh mổ nên lựa chọn những nhóm thực phẩm sau:

+ Nhóm thực phẩm giúp mẹ bỉm bổ máu: Các mẹ bỉm thường bị thiếu máu sau sinh mổ nên các bác sĩ khuyến cáo cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt lợn, cá, lòng đỏ trứng, thịt gà,…

+ Nhóm thực phẩm giúp mẹ bỉm nhanh lành sẹo và chống táo bón: Để nhanh lành sẹo và ngăn ngừa tình trạng táo bón, các bữa ăn hàng ngày của mẹ cần đa dạng các loại rau xanh cùng với các loại trái cây giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ.

  1. Nhóm thực phẩm giúp cho mẹ bỉm nhanh co dạ con, đẩy sản dịch: Sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ bị ra sản dịch rất nhiều. Do đó, để dạ con nhanh phục hồi và sản dịch được đẩy ra nhanh hơn, mẹ bỉm nên tăng cường ăn nhiều rau ngót, rau chùm ngây,…
  2. Lưu ý mẹ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày: Chế độ sinh hoạt sau sinh mổ mẹ bỉm cũng cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau đây.

+ Nên ăn thành nhiều bữa và mẹ bỉm không nên ăn quá no. Mẹ bỉm nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Nếu như ăn quá no, thức ăn tiêu hóa chậm, từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, ăn no sẽ khiến cho dạ dày bị kích thích dễ làm đau khu vực vết mổ.

+ Mẹ bỉm chỉ tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh vì điều này dễ gây nhiễm trùng vết mổ và nhiễm lạnh.

+ Chú ý việc vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ, các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất sau 3 đến 4 ngày, mẹ bỉm chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Chỉ vận động mạnh khi vết thương đã bình phục hoàn toàn.

+ Mẹ bỉm chú ý kiêng quan hệ để tránh rách vết mổ, nhiễm trùng cơ quan sinh dục từ bên trong.

+ Mẹ bỉm không nên nịt bụng quá sớm. Sau khi vết mổ đã lành hẳn thì mẹ bỉm mới mới nên áp dụng các biện pháp làm đẹp để cơ thể về dáng nhanh.

Trên đây là giải đáp sinh mổ ăn nếp được không. Nếu bạn có thắc mắc liên quan tới sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận