Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
2267 lượt xem

Sốt ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích bởi cái vị ngon ngọt, béo ngậy và hương thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được. Hơn nữa, sầu riêng còn đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn sầu riêng cũng tốt và không phải ai cũng nên ăn sầu riêng. Vậy sốt ăn sầu riêng được không? Thắc mắc này sẽ được Hoàn Mỹ giải đáp thông qua bài viết dưới đây trên

Ăn sầu riêng có tốt không

Ăn sầu riêng có tốt không?

Sầu riêng là một loại hoa quả nhiệt đới rất nổi tiếng ở Đông Nam Á. Các múi sầu riêng bên trong trái sầu rất thơm ngon, hấp dẫn, có vị ngọt, bùi, béo và mùi vị đặc trưng. Mọi người thường nói với nhau rằng đã không biết ăn sầu riêng thì thôi, chứ biết ăn rồi thì chắc chắn sẽ “nghiện”.

Mọi người thích ăn sầu riêng không chỉ bởi cái vị ngọt béo nịnh miệng của nó mà còn bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại. Cụ thể:

  1. Tăng cường hệ miễn dịch: Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C có trong sầu riêng có tác dụng chống lại các gốc tự do, từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh tấn công vào cơ thể.
  2. Cải thiện sức khỏe tim mạch: Sầu riêng chứa nhiều chất xơ, kali và các chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, lưu huỳnh organosulfur trong sầu riêng còn có thể điều chỉnh các enzyme gây viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  3. Ổn định huyết áp: Kali được biết đến với công dụng làm giảm và cân bằng huyết áp rất hiệu quả. Trong khi đó, sầu riêng lại là loại trái cây rất giàu kali. Do vậy, ăn sầu riêng sẽ giúp làm giãn mạch máu nhờ khả năng duy trì sự cân bằng giữa lượng muối và chất lỏng trong cơ thể. Nhờ đó giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ rất hữu hiệu.
  4. Tốt cho hệ tiêu hóa: Sầu riêng có chứa đường tự nhiên, khi ăn vào sẽ lên men tự nhiên và sẽ rất hữu ích cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột (probiotics). Thêm vào đó hàm lượng chất xơ trong sầu riêng khá cao nên hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp giảm các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, ợ chua,…
  5. Giảm nguy cơ ung thư: Sầu riêng chứa polyphenol có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư và thậm chí hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm, chiết xuất sầu riêng đã cho thấy loại quả này có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào ung thư vú lây lan.
  6. Chống trầm cảm, giảm căng thẳng: Các chuyên gia cho rằng sầu riêng có thể giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng nhờ vào chất serotonin có trong nó. Nếu mức serotonin trong cơ thể thấp có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm.

Sốt ăn sầu riêng được không

Sốt ăn sầu riêng được không?

Chúng ta có thể khẳng định rằng sầu riêng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và đem lại vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị sốt có được ăn sầu riêng không vẫn là một câu hỏi khó được nhiều người quan tâm.

Theo như bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu thì rất tiếc, đáp án cho câu hỏi sốt ăn sầu riêng được không“Không” bạn nhé.

Theo quan niệm Đông y, sầu riêng là loại trái cây mang đặc tính nóng. Những người có thể trạng nóng khi ăn quá nhiều sầu riêng có thể sẽ bị ho đờm, đau họng và táo bón.

Khi sốt, cơ thể mọi người sẽ nóng hơn rất nhiều so với bình thường. Do vậy, ăn sầu riêng khi sốt sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, theo Tây y, để tiêu thụ lượng dưỡng chất lớn trong sầu riêng, hệ tiêu hoá đang yếu của người ốm phải tăng cường hoạt động. Vì thế, người ốm có thể tăng thân nhiệt nhẹ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa,…

Như vậy, khi bị sốt bạn không nên ăn sầu riêng để tránh làm cản trở quá trình hồi phục bệnh. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác kết hợp với chế độ nghỉ ngơi khoa học để cơ thể nhanh chóng cắt sốt và khỏe mạnh nhé.

Những đối tượng nào không nên ăn sầu riêng?

Bên cạnh những người bị ốm sốt, đau họng, những đối tượng sau đây cũng nên hạn chế tiêu thụ sầu riêng để tránh biến cái lợi thành cái hại:

  1. Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ không tốt cho thai nhi và những người bị cao huyết áp.
  2. Những người có cơ địa nóng trong: Nếu bạn là người có thể chất nóng, thường xuyên bị mụn nhọt, phát ban, bạn nên tránh xa món ăn này bởi sầu riêng cũng là loại quả có bản chất nóng.
  3. Người mắc bệnh tiểu đường: Theo ước lượng, hàm lượng đường trong sầu riêng rất cao. Trong 3 múi sầu riêng có thể chứa tới 20 -30g carbohydrate, tương đương với lượng đường trong nửa lon nước ngọt hoặc một bát cơm trắng. Do đó, sầu riêng là một loại quả “cấm kỵ” với những người bị tiểu đường.
  4. Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt: Biểu hiện của tình trạng này là người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.
  5. Người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến: Đối với những người bị bệnh tim mạch và tai biến, ăn sầu riêng có thể dẫn đến nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch đột ngột gây đột quỵ.
  6. Người bị bệnh thận: Sầu riêng chứa hàm lượng kali cao và kali trong cơ thể thường được đào thải qua nước tiểu. Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê tay chân. Chính vì vậy, sầu riêng không tốt cho người bị bệnh thận.
  7. Người có u nang buồng trứng: Tính nóng và các chất dinh dưỡng có trong sầu riêng không tốt với bệnh nhân u nang buồng trứng. Bởi các yếu tố này có khả năng phát triển u nang buồng trứng, từ đó chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng, gây chảy máu hoặc nghiêm trọng hơn là xoắn u nang, đe dọa tới tính mạng.
  8. Người có tỳ vị yếu: nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Cần lưu ý gì khi ăn sầu riêng?

Tác dụng của sầu riêng với sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Nhưng bạn cũng cần nắm được một vài lưu ý sau:

  1. Không ăn sầu riêng và uống rượu cùng lúc: Theo các nghiên cứu, sầu riêng khi ăn kèm với thức uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể. Nguyên nhân là do các hợp chất giống như lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzyme phân hủy chất cồn, từ đó làm tăng nồng độ cồn trong máu, gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh. (1)
  2. Không ăn sầu riêng khi sử dụng thức uống có chứa caffeine: Caffeine có trong coca, cà phê sẽ phản ứng với một số hợp chất trong trái sầu riêng làm ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase. Điều này sẽ cản trở quá trình chuyển hóa các chất oxy hóa trong tế bào và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
  3. Không ăn sầu riêng kết hợp với ăn hải sản: Hải sản là thực phẩm có tính hàn, trong khi sầu riêng lại có tính nóng. Vì vậy, khi 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây nên các hiện tượng liên quan đến tiêu hóa như: lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy,…
  4. Không ăn sầu riêng với các loại thịt bò, thịt cừu: Vì hàm lượng đường, chất béo, kali và glycemic trong sầu riêng có thể sẽ làm tăng đột ngột nồng độ cholesterol trong máu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  5. Các gia vị cay, nóng: Các gia vị cay, nóng như: gừng, ớt, tiêu,… và sầu riêng đều là những thực phẩm có tính nóng. Nếu dùng chung, chúng sẽ gây khó chịu, bốc hỏa và bứt rứt trong người và tác động xấu tới sức khỏe.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Sốt ăn sầu riêng được không?”. Hoàn Mỹ hy vọng hữu ích với bạn đọc, giúp bạn ăn uống an toàn thực phẩm

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận