Đo độ mờ da gáy là xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down của thai nhi từ trong bụng mẹ. Vậy thai 12 tuần độ mờ da gáy 1.5mm có sao không? Hãy cùng giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng sau cổ thai nhi. Dựa vào chỉ số này có thể xác định nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác nếu có. Thông thường, việc đo độ mờ da gáy cần thực hiện khi thai nhi được 11- 13 tuần tuổi.
Việc xác định độ mờ da gáy sẽ dựa vào kết quả siêu âm, kiểm tra sức khỏe của thai nhi ở thời điểm 11- 14 tuần. Bác sĩ sử dụng máy siêu âm ổ bụng để đo chiều dài từ đỉnh đầu đến hết xương sống của bé, sau đó sẽ đo độ mờ da gáy.
Một số trường hợp thai phụ bị thừa cân hoặc tử cung ngả về sau sẽ được siêu âm đầu dò qua âm đạo để xác định độ mờ da gáy. Siêu âm không chỉ giúp xác định độ mờ da gáy để chẩn đoán khả năng dị tật của trẻ mà còn giúp mẹ có thể theo dõi được sự phát triển hoặc dấu hiệu bất thường của thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện đo độ mờ da gáy từ tuần thứ mấy?
Để có được kết quả đo độ mờ da gáy chính xác nhất, cần thực hiện xét nghiệm đo từ tuần 11- 13 của thai kỳ. Đây có thể coi là mốc thời gian quan trọng mà mẹ cần lưu ý.
Trường hợp thai bé hơn 11 tuần thì lúc này da gáy còn mờ nên không thể có kết quả chính xác khi thực hiện. Do đó, bác sĩ khuyên chị em lựa chọn thời gian thích hợp để đo độ mờ da gáy, tránh xét nghiệm quá sớm khiến mọi chẩn đoán đều không có độ chính xác cao.
Đối với thai trên 14 tuần tuổi, độ mờ da gáy vào thời điểm này đã trở về mức bình thường. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm lúc này không còn ý nghĩa và các bác sĩ cũng không thể đưa ra được chẩn đoán hay đánh giá chính xác nào về tình trạng của thai nhi.
Thai 12 tuần độ mờ da gáy 1.5mm có sao không?
Siêu âm đo độ mờ da gáy thường được thực hiện vào tuần 12 của thai kỳ để xác định chỉ số độ mờ da gáy có bình thường không. Nếu như phát hiện ra dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ làm thêm một số xét nghiệm khác như NIPT, chọc ối để có kết quả chính xác hơn.
Đối với trẻ phát triển bình thường, chỉ số độ mờ da gáy thường dưới 3.5mm. Do đó, độ mờ da gáy 1.5mm ở tuần thứ 12 được cho là chỉ số bình thường mà mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo độ mờ da gáy bình thường ở các tuần khác:
– Tuần 11 thai kỳ, độ mờ da gáy tối đa là 2mm
– Tuần 12 thai kỳ, độ mờ da gáy tối đa là 2.5mm là chuẩn nên độ mờ da gáy 1.5 là bình thường.
– Tuần 13 thai kỳ, độ mờ da gáy tối đa là 2.8 mm.
Càng về sau thai kỳ, độ mờ da gáy 1.5 sẽ giảm, nên nếu kết quả do thấy độ mờ da gáy hơn 3mm thì đây được xem là dấu hiệu bất thường mà mẹ không nên chủ quan. Độ mờ da gáy tăng lên 6mm thì đây là dấu hiệu chẩn đoán hội chứng Down, thai nhi có thể mắc thêm các dị tật khác như hội chứng Edwards, hội chứng Patau, dị tật tim,…
Trường hợp thai có độ mờ da gáy 2.9- 3mm để chắc chắn hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm thêm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Các xét nghiệm này nên thực hiện sớm trong tam cá nguyệt đầu tiên để giúp can thiệp kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường.
Kết quả siêu âm độ mờ da gáy có thể cho ra nhiều kết quả khác nhau. Mỗi thai nhi sẽ có kích thước khác nhau. Độ mở da gáy thông thường sẽ dao động từ 1- 3.5mm.
– Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.
– Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.
– Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.
– Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
– Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên khiến độ mờ da gáy cao lên. Do đó, phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán được các dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ là siêu âm đo độ mờ da gáy. Nguy cơ dị tật càng cao khi độ mờ da gáy càng cao kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể.
Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc độ mờ da gáy 1.5mm có bình thường không. Theo đó, đây là kết quả siêu âm bình thường, cho thấy trẻ không mắc dị tật bẩm sinh nào cả.
Vì sao cần đo độ mờ da gáy?
Trong quá trình phát triển của phôi thai, các mạch bạch huyết ở cổ thông với xoang hàm ở tuần thứ 11- 14 của thai kỳ. Trước khi thông, một lượng nhỏ dịch bạch huyết sẽ tạm thời tích tụ ở cổ và giảm dần sau 14 tuần.
Nếu quá trình này bị chậm lại sẽ cản trở sự dẫn lưu bạch huyết ở cổ dẫn đến tích tụ quá nhiều dịch ở cổ.
Siêu âm đo độ mờ da gáy đóng vai trò quan trọng giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Độ mờ da gáy bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý bẩm sinh ở trẻ:
- Bất thường nhiễm sắc thể
Đây là nguyên nhân dẫn đến độ mờ da gáy bất thường. Đặc biệt, đối với thai nhi tam nhiễm 21, da cổ và tích tụ dịch bạch huyết ở cổ dày lên là dấu hiệu của hội chứng Down.
Thai nhi mang thể tam nhiễm 18, thể tam nhiễm 13 và dị bội nhiễm sắc thể giới tính cũng dày hơn đáng kể.
- Dị tật tim bẩm sinh
Trong số những thai nhi có bất thường mà ngoài nhiễm sắc thể, dị tật cấu trúc tim bẩm sinh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến độ mờ da gáy dày lên. Những dị tật cấu trúc tim này có thể dẫn đến suy tim, rối loạn hồi lưu tĩnh mạch,…
- Các bệnh khác
Độ mờ da gáy bất thường còn liên quan đến các hội chứng di truyền, nhiễm trùng và các yếu tố khác. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, độ mờ da gáy càng dày thì tỷ lệ tử vong chu sinh càng cao.
Khi nào thai phụ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down?
Hội chứng Down là tình trạng nhiễm sắc thể bị lỗi trong quá trình phân chia khiến thừa một nhiễm sắc thể 21. Đây là một trong những dị tật thai nhi phổ biến nhất và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down bao gồm:
– Các thai phụ tuổi cao, đặc biệt là người trên 35 tuổi: nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ mắc dị tật thai nhi càng tăng.
– Người đã từng sinh trẻ mắc bệnh Down hay dị tật bẩm sinh
– Người làm việc, tiếp xúc thường xuyên với các chất bức xạ, hóa chất độc hại.
– Thai phụ có tiền sử lưu thai không xác định được nguyên nhân
– Gia đình có người bị tâm thần, dị tật…
– Thai phụ nhiễm virus khi mang thai 3 tháng đầu, bị sốt cao hoặc sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng tới sư phát triển của thai nhi giai đoạn này.
Mẹ cần làm gì khi độ mờ da gáy cho kết quả bất thường?
Siêu âm đo độ mờ da gáy là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm chẩn đoán dị tật thai nhi. Do đó, nếu kết quả đo độ mờ da gáy bất thường thì mẹ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: chọc nước ối, sàng lọc NIPT,… để chắc chắn thai mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm sinh hay không.
Khi có kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị Down, mẹ cần bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ và đưa ra quyết định phù hợp.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Thai 12 tuần độ mờ da gáy 1.5 mm có sao không? Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!