Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
345 lượt xem

Thai 8 tuần giảm nghén có sao không?

Ốm nghén là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng khi gặp phải có thể gây cho bà bầu nhiều khó khăn, mệt mỏi nhưng cũng tràn ngập niềm hạnh phúc vì thai nhi đang lớn dần mỗi ngày. Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ kéo dài trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên nhưng cũng có những trường hợp sớm hơn mà mẹ bầu cần cảnh giác. Vậy thai 8 tuần giảm nghén có sao không?

Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén trong thời gian mang thai

Các bác sĩ cho biết, khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ở giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khan, nhất là vào mỗi buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi của thức ăn.

Nhiều bà bầu, họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù trước khi mang thai, những món này là món mà họ rất thích. Cảm giác buồn nôn liên tục khiến cho cơ thể của bà bầu luôn ở trong tình trạng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và chán ăn.

Thường thì tình trạng ốm nghén trong thời gian mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi thai được 12 tuần tuổi, tình trạng ốm nghén sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Lúc này, mẹ bầu có thể ăn uống một cách thoải mái để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ở giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng liên quan tới ốm nghén vào bất cứ thời điểm nào. Trên thực tế, triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường xảy ra nhiều, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi vị của thức ăn. Lúc này, bầu bầu sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn khan. Bà bầu trở nên rất nhạy cảm với mùi vị của thức ăn. Mẹ có thể cảm thấy ăn không ngon, không muốn ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Ngoài ra, một số mẹ bầu còn có thể gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt, thậm chí là tụt huyết áp do cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các bác sĩ nói rằng tình trạng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện kể từ sau 2 tuần khi thụ thai và thường xuyên nhất là vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén khi mang thai có thể xảy ra ở hầu hết mẹ bầu, với các tính chất và mức độ khác nhau. Tuy nhiên là, không phải ai cũng có thể gặp phải. Nguy cơ thường cao hơn với đối tượng: Mang thai lần đầu tiên, thừa cân khi mang thai, có tiền sử bị nghén nặng ở những lần mang thai trước, mang song thai hoặc đa thai.

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố. Cụ thể là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và hormone estrogen. Ngoài ra, sự góp mặt của hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một trong các nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Khi mang thai, cơ thể của bà bầu sẽ sản xuất một  lượng lớn các hormone progesterone. Chúng sẽ gây giãn các cơ thuộc hệ thống tiêu hóa khiến cho thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, từ đó gây ra cảm giác khó chịu và buồn nôn. Ngoài ra thì hormone này còn tác động làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu, táo bón cho bà bầu.

Một số yếu tố khác góp phần gây ra các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu là: Thói quen ăn uống thất thường, di truyền, mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa,…

Thai 8 tuần giảm nghén có sao không?

Trả lời câu hỏi thai 8 tuần giảm nghén có sao không, các bác sĩ cho biết, phần lớn các bà bầu bị ốm nghén sẽ bước vào giai đoạn đỉnh điểm từ tuần thai thứ 7 cho đến thứ 9. Chỉ khi bước sang tuần thứ 11 và 12, các triệu chứng mới bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Vì thế, ở tuần thứ 8 mà bà bị giảm nghén, đây được xem là bất thường, có thể do các nguyên nhân sau đây.

  • Do thai bị chậm phát triển:

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tuần thai thứ 8 bà bầu bị giảm nghén có thể là do thai bị chậm phát triển. Tình trạng có thể xảy ra do thai bị suy dinh dưỡng do mẹ bị nhiễm trùng, thiếu hụt nước ối, tử cung dị dạng hoặc lối sống, chế độ ăn uống không đảm bảo.

Trong trường hợp gặp phải tình trạng này, thai phụ rất dễ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sinh non hoặc thậm chí là sảy thai. Nếu như được sinh ra, trẻ cũng rất dễ gặp phải các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe, chẳng hạn như mắc phải hội chứng suy hô hấp sơ sinh, tăng billirubin gây bệnh vàng da, bị khuyết tật, dị dạng, sức đề kháng yếu,…

  • Do thai ngưng phát triển:

Thai ngừng phát triển và sảy thai có thể dẫn đến sự suy giảm nồng độ hCG trong cơ thể và khiến cho các triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai biến mất một cách đột ngột. Ngoài ra thì thai phụ khi bị sảy thai còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm xuất huyết âm đạo, chuột rút, tiết dịch lạ hôi, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng,…

Ngay khi có biểu hiện giảm nghén ở tuần thứ 8 thai kỳ, bà bầu nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có chỉ định can thiệp thích hợp.

Các biện pháp giúp giảm triệu chứng ốm nghén cho bà bầu

Tình trạng ốm nghén khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và thường thấy. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén thường sẽ làm cho các sản phụ cảm thấy rất khó chịu. Mẹ hãy thử áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm các triệu chứng khó chịu do ốm nghén gây ra nhé.

  • Thay đổi chế độ ăn uống của bản thân:

Trong thời gian 3 tháng đầu, hầu hết mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai. Trong khoảng thời gian này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả nhất.

Cụ thể, để làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn khan, mẹ bầu tốt nhất không nên để bụng bị đói, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn, mẹ bầu không nên ăn quá no. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt bò, trứng, các loại trái cây, các loại rau xanh lá đậm, táo, chuối,…

Ngoài ra thì các loại thức ăn có vị chua giàu vitamin, có tác dụng chống nôn hiệu quả. Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như các loại đồ ăn cay, thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh, rượu bia, cà phê,…

  • Bổ sung gừng:

Khi bị ốm nghén, bà bầu nên ăn thêm nhiều đồ ăn có chứa gừng vì nó có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.

  • Dùng chanh:

Theo các bác sĩ, chanh là một loại quả rất hữu ích trong việc ngăn chặn hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Ngửi vỏ chanh hoặc uống nước cốt chanh là những giải pháp hữu hiệu có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

  • Không để tình trạng bụng bị đói:

Rất nhiều bà bầu bị buồn nôn, chán ăn nên thường hay để tình trạng bụng bị đói. Khi bị đói, cảm giác buồn nôn, khó chịu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là bà bầu có thể chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa ăn không quá no để cho cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ năng lượng mà lại không còn cảm giác buồn nôn khó chịu.

  • Bà bầu cần hạn chế các loại đồ chiên, xào chứa nhiều chất béo:

Nhóm thức ăn chiên xào không chỉ ẩn chứa nguy cơ ung thư cao mà còn làm tăng các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Mặt khác, những loại đồ ăn này cũng chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu lẫn thai nhi. Vì vậy, bà bầu bị ốm nghén nên hạn chế các món đồ ăn chiên xào.

  • Ăn nhẹ trước khi đi ngủ:

Tạo thói quen ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu được bổ sung năng lượng cũng như giữ lượng đường trong máu ổn định trong khoảng thời gian ngủ. Đặc biệt, việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng giúp làm giảm hiện tượng nghén vào sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu các triệu chứng nghén kéo dài bất thường hoặc có những dấu hiệu lạ, bà bầu nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

  • Giải tỏa về mặt tâm lý:

Giữ một tinh thần thoải mái và thư thái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu bị áp lực, tình trạng ốm nghén có thể càng trở nên nặng, nghiêm trọng hơn.

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng:

Tập luyện thể dục cũng chính là một trong những bí quyết giúp làm giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai một cách hiệu quả. Thực tế là tạo thói quen vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu vừa giúp làm giảm các hiện tượng ốm nghén. Các bác sĩ lưu ý là khi tập luyện để giảm tình trạng ốm nghén, các mẹ bầu nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ để thư giãn, giúp cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn.

Trong trường hợp những mẹ bầu bị ốm nghén nghiêm trọng, không thể ăn bất cứ thức ăn gì, mẹ bầu cần nhanh chóng sắp xếp thời gian đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và kịp thời xử lý khắc phục. Bởi nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn cho bào thai, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé, làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ thai 8 tuần giảm nghén có sao không. Nếu như mẹ bầu có thắc mắc khác về sức khỏe trong thời gian mang thai cần được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sản phụ tư vấn miễn phí, đừng ngần ngại để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận