Thai được 9 tuần tuổi là một trong những dấu mốc quan trọng khi mang thai. Lúc này, người mẹ có thể nghe được tim thai, cảm nhận được những cử động nhỏ của bé. Một số bộ phận trên cơ thể của bé cũng đang dần xuất hiện và hoàn thiện. Vậy thai 9 tuần biết trai hay gái chưa?
Sự thay đổi của mẹ cùng với em bé, khi thai đạt 9 tuần tuổi
Khi thai nhi bước vào tuần thứ 9, cơ thể của mẹ bầu và em bé đều có những thay đổi đáng kể. Bụng của mẹ bầu sẽ to ra hơn một chút, kích thước bụng bầu có thể khác biệt ở mỗi phụ nữ nhưng nhìn chung thai nhi lúc này vẫn còn nhỏ nên không dễ để phát hiện. Tâm trạng mẹ bầu dần tốt hơn khi thai nhi được 9 tuần tuổi.
Đặc biệt, lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ tiếp tục tăng. Mẹ bầu có thể cảm nhận được điều đó một cách rõ ràng thông qua các biểu hiện bao gồm: Chóng mặt, tiểu tiện thường xuyên, các tĩnh mạch nổi rõ ở tay chân,…
Đối với thai nhi, về kích thước và cân nặng, thai 9 tuần tuổi đã có những thay đổi mạnh mẽ. Em bé lúc này có chiều dài khoảng 2.5 cm. Các bộ phận trên cơ thể ngày một hoàn thiện.
Thai nhi bắt đầu có những chuyển động mạnh mẽ hơn, tay chân đã có thể uốn cong được. Phần cột sống hiện ra qua lớp da mỏng, các dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra từ phía tủy sống.
Trong giai đoạn này, não của thai nhi đang phát triển, nằm ở vị trí cao trên đầu. Nó chiếm tới một nửa chiều dài cơ thể, phần trán phình ra to hơn. Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, cơ thể của thai nhi sẽ phát triển dài gấp đôi.
Móng tay, móng chân hình thành và dần hoàn thiện. Phần lớp màng sẽ mất đi thay vào đó là lớp lông tơ bắt đầu xuất hiện trên da. Các khớp trên cơ thể phát triển mạnh mẽ, vùng cổ tay hoạt động nhiều hơn trước. Thai nhi đã có thể uốn được tay và đặt gọn gàng trên ngực.
Các bộ phận trên khuôn mặt của thai nhi, bao gồm tai, mắt, mũi, miệng đã hình thành rõ hơn, hoàn toàn có thể nhìn được. Đặc biệt là, đôi tai của em bé đã hoàn thiện cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể tương tác, nói chuyện với con để bé có thể cảm nhận được.
Các bộ phận bên trong cơ thể của thai nhi như gan, thận, não,… đã bắt đầu hoạt động. Phần nhau thai cũng thực hiện các hoạt động chính là sản xuất nội tiết tố và cung cấp các dưỡng chất mang đi nuôi tế bào thai.
Trung bình, nhịp tim của thai nhi khi đạt 9 tuần tuổi có thể dao động khoảng 170 lần/nhịp và có thể lên cao hơn, khoảng 180 lần/nhịp nếu như thai nhi có biểu hiện quẫy đạp trong bụng mẹ.
Thai 9 tuần tuổi biết trai hay gái chưa?
Trả lời thắc mắc thai 9 tuần tuổi biết trai hay gái chưa, các bác sĩ cho biết, hiện nay, với công nghệ hiện đại và sự phát triển của y học, việc xác định giới tính của thai nhi từ sớm đã dễ dàng hơn so với trước. Để có thể xác định được giới tính, điều này sẽ cần phụ thuộc vào sự xuất hiện của cơ quan sinh dục ở thai nhi.
Trên thực tế, giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được thai là trai hay gái. Bởi vì lúc này, cơ thể của thai nhi vẫn chưa xuất hiện bộ phận sinh dục.
Mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh?
Tuân thủ việc khám thai định kỳ: Khám thai định kỳ là việc làm hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với mẹ bầu. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đi khám thai tối thiểu là 8 lần trong suốt thời gian mang thai. Thông qua đó, mẹ bầu có thể theo dõi được phát triển của thai nhi, đồng thời có thể phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể đến với thai kỳ và trong quá trình sinh nở. Đặc biệt, mẹ bầu cần ghi nhớ 3 mốc khám thai quan trọng nhất sau đây:
+ Khám thai vào tuần 11 – 13 của thai kỳ: Khám thai trong khoảng thời gian này nhằm mục đích đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Down.
+ Khám thai vào tuần 21 – 24 của thai kỳ: Giúp sàng lọc một số dị tật bẩm sinh, có thể phát hiện các bất thường ở một số bộ phận trên cơ thể của thai nhi.
+ Khái thai vào tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ: Nhằm mục đích phát hiện các dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi, giúp xác định vị trí nhau thai, tình trạng dây rốn, nước ối,…
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng khi mang thai: Cần đảm bảo có một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm sau đây:
+ Bổ sung tinh bột: Gạo, bánh mì, các loại ngũ cốc,…
+ Bổ sung chất đạm: Có trong các loại thịt, sữa, trứng, đậu,…
+ Bổ sung vitamin và khoáng chất: Chẳng hạn như rau xanh, hoa quả tươi,…
+ Bổ sung chất béo lành mạnh: Như dầu thực vật, bơ,…
+ Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm không tốt khi mang thai. Bao gồm đồ uống chứa chất kích thích (cà phê,…), chứa cồn (rượu, bia,…), đồ uống có gas, thực phẩm có tính nóng hay có tính hàn, các loại cá chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá thu,…), thực phẩm có thể làm mềm, gây co thắt tử cung (đu đủ xanh, dứa,…), thực phẩm chưa được nấu chín, chưa được tiệt trùng,…
Tìm hiểu về thời điểm dự sinh của mẹ bầu: Đối với những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều, các bác sĩ thường sẽ dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng để đưa ra ngày dự sinh. Thực tế, thời điểm vượt cạn của các bà bầu có thể sớm hoặc là muộn hơn so với ngày mà bác sĩ dự kiến. Trong trường hợp nếu như ngày dự sinh của mẹ thay đổi qua mỗi lần siêu âm, mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá vì nó đã được hệ thống tính toán thông qua sự phát triển của thai nhi. Nếu như thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường, kết quả này cũng theo đó bị ảnh hưởng theo.
Cần tìm hiểu, nắm bắt được các biến chứng thai kỳ: Mẹ bầu cần trang bị sẵn cho bản thân những kiến thức về biến chứng thai kỳ để phòng ngừa cũng như biết cách xử lý trong tình huống nguy cấp. Các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ có thể kể đến như:
+ Đái tháo đường thai kỳ: Đáo tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tình trạng có thể được xác định thông qua các xét nghiệm liên quan tới chỉ số đường huyết. Phụ nữ mang thai nếu bị đái tháo đường thai kỳ có thể đối mặt với các nguy cơ cao hơn bị sảy thai, thai nhi dị tật, tiền sản giật,…
+ Tình trạng nhau thai bám thấp: Nhau thai bám thấp là hiện tượng bánh nhau không bám được vào vùng đáy tử cung, thay vào đó lại nằm sát lỗ trong của cổ tử cung. Do đó, khi có các cơn co tử cung trong lúc chuyển dạ, bánh nhau không giãn đồng bộ với phần cơ gần cổ tử cung khiến cho cơ quan này bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung, dẫn tới hiện tượng chảy máu hoặc mất máu nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu không được can thiệp xử lý kịp thời, thai nhi sinh non, ngôi thai bất thường,…ư
+ Bệnh lý tiền sản giật: Theo các bác sĩ thì tiền sản giật thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ sau tuần 21 trở đi). Bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ thai lưu, bị sinh non, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
+ Ối ít: Là tình trạng bất thường về hàm lượng nước ối có thể đe dọa tới sức khỏe của thai nhi. Đối với những bà bầu bị thiếu ối trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, bà bầu có nguy cơ cao sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Trong trường hợp tình trạng xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ, bé sẽ khó xoay đầu nên dễ bị ngôi ngược khi sinh. Nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu ối có thể gây nhiễm trùng bào thai.
Chủ động nhận biết các triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ: Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý nhận biết sớm một số triệu chứng bất thường, nguy hiểm trong thời gian mang thai để kịp thời tới ngay cơ sở y tế.
+ Có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau một cách dữ dội trong thời gian dài. Có thể kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Điều này có thể xảy ra do mẹ có vấn đề về dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tiền sản giật,…
+ Mẹ bầu bị đau bụng dưới ở một hoặc là ở cả hai bên có thể cảnh báo nguy cơ đang mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai,…
+ Mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân tay kèm theo đó hiện tượng giảm sút thị lực, buồn nôn, đau đầu đột ngột, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng tiền sản giật.
+ Mẹ bầu có triệu chứng sốt cao từ 37.5 trở lên nhưng không có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị nhiễm trùng.
Cân nặng của người mẹ trong thời gian mang thai: Vấn đề tăng cân trong thời gian mang thai rất quan trọng bởi mẹ thiếu cân hay thừa cân khi mang thai đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Dựa vào chỉ số BMI, chỉ số BMI của một người có cân nặng bình thường so với chiều cao của cơ thể sẽ dao động từ 18.5 – 24.9. Điều này có nghĩa là, trước khi mang thai, nếu như cân nặng của mẹ bình thường thì cả thai kỳ mẹ nên tăng trong khoảng trọng lượng từ 11 – 16kg để thai nhi có được sự phát triển tốt nhất nhé.
Trên đây là giải đáp của bác sĩ thai 9 tuần biết trai hay gái chưa. Nếu mẹ bầu có thắc mắc về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn, vui lòng để lại bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!