Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1475 lượt xem

Uống nước đường có béo không? Trong 1 cốc có chứa bao nhiêu calo?

Phần lớn mọi người đều cho rằng đường chính là tác nhân dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân, giữ dáng cần phải hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ngọt. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Uống nước đường có béo không? Trong 1 cốc có chứa bao nhiêu calo? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này!

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ĐƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ĐƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Nước đường là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Cách pha chế nước đường vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần cho đường vào nước lọc và khuấy tan là được. Trong đường có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Vitamin B, C, canxi, photpho, sắt, kali, magie và các axit hữu cơ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đường khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đường tinh luyện màu trắng. Ngoài ra, còn có một loại đường khác cũng được làm từ mía nhưng có màu nâu vàng, đây là đường chưa được tinh luyện.

Một số tác dụng của đường đối với sức khỏe có thể kể đến như:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động. Cụ thể, đường là nguồn nhiên liệu chính cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, đường cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

  • Cải thiện tâm trạng

Một trong những tác dụng của đường đó chính là cải thiện tâm trạng. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc xuất hiện cảm giác tiêu cực thì việc sử dụng đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não và giải phóng hormone dopamine, giúp các bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

  • Ngăn ngừa tình trạng mất cơ

Cơ thể thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để tạo ra năng lượng thay vì protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, khi bị thiếu hụt đường, cơ thể sẽ có thể chuyển sang các nguồn khác để lấy năng lượng. Cụ thể, cơ thể sẽ đốt cháy các axit amin từ protein để cung cấp năng lượng cho các mô. Tuy nhiên, điều này lại có thể gây ảnh hưởng đến lượng protein dành cho việc xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng mất cơ.

  • Trị cảm và ho

Dân gian vẫn thường áp dụng các biện pháp trị ho với đường. Các bạn có thể làm món quất chưng đường phèn hay trà gừng với đường nâu để làm ấm cơ thể, giảm ho, tiêu đờm và trị cảm.

TRONG 1 CỐC NƯỚC ĐƯỜNG CÓ CHỨA BAO NHIÊU CALO?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1g đường sẽ có chứa khoảng 4 calo. Trung bình 1 cốc nước đường với khoảng 4g đường sẽ có chứa khoảng 16 calo. Có thể thấy, lượng calo của nước đường không quá cao so với các loại đồ uống khác.

Vậy với lượng calo này thì uống nước đường có béo không?

UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG CÓ BÉO KHÔNG

UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG CÓ BÉO KHÔNG?

Nhiều người hiện nay vì lo sợ bị tăng cân mà không dám bỏ đường vào các loại đồ uống. Vậy uống nước đường có béo không?

Trung bình một người trưởng thành sẽ cần nạp khoảng 2000 calo vào cơ thể mỗi ngày để duy trì các hoạt động hàng ngày. Trong khi đó, một cốc nước đường sẽ chỉ có chứa khoảng 16 calo, chỉ chiếm khoảng 1/ 125 lượng calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Do đó, nếu các bạn uống nước đường với lượng vừa phải thì sẽ hoàn toàn không gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu các bạn uống nước đường nhiều và thường xuyên thì sẽ có thể gây dư thừa calo và dẫn đến tình trạng tăng cân. Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có đường như: Nước ngọt có gas, nước ép trái cây,…sẽ có thể làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, khiến các bạn ăn nhiều hơn và ảnh hưởng đến cân nặng

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN NHIỀU ĐƯỜNG

Đường là một loại gia vị rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chúng ta chỉ nên tiêu thụ đường ở mức vừa phải, thậm chí là hạn chế. Bởi việc dung nạp quá nhiều đường sẽ không chỉ gây tăng cân, béo phì mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Việc tiêu thụ nhiều đường sẽ có thể gây béo phì, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm và gia tăng lượng chất béo trung tính trong cơ thể. Các yếu tố này sẽ có thể gây ra những vấn đề về tim mạch (như: Xơ vữa động mạch, huyết áp tăng,…).

  • Dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao sẽ có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Khi mức đường huyết tăng, nồng độ insulin cũng sẽ gia tăng đột ngột để đưa glucose vào các tế bào. Sự gia tăng insulin sẽ kích thích tăng tiết hormone Androgen, khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu thừa hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá trên da.

  • Làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài sẽ có thể gây ra tình trạng kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp II. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Những người thường xuyên sử dụng đồ uống có đường (như: Nước ngọt, nước ép trái cây,…) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II cao hơn bình thường.

  • Tăng nguy cơ bị ung thư

Việc tiêu thụ quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có thể gây viêm, căng thẳng và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy: Việc sử dụng nhiều các thực phẩm chứa đường sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư lên đến 23%.

  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm

Việc tiêu thụ nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn hàng ngày sẽ có thể tác động đến tâm trạng và gây ra các vấn đề rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm. Một nghiên cứu của Mỹ trên 8.000 người đã cho thấy: Những người tiêu thụ từ 67 gram đường trở lên mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với những người ăn ít hơn 40 gram mỗi ngày.

  • Thúc đẩy quá trình lão hóa da

Nếp nhăn ở trán, vùng mắt hoặc khóe miệng là biểu hiện của sự lão hóa da. Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Các hợp chất glycation (AGEs) được sản sinh do phản ứng giữa đường và protein chính là một yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa da. AGEs sẽ làm phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng bóng và giữ được vẻ tươi trẻ. Khi collagen và elastin bị hao hụt, thì làn da sẽ bị mất đi độ đàn hồi, trở nên khô sạm và kém sắc.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Việc bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn hàng ngày sẽ làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, dẫn đến các bệnh về thận. Lượng đường trong máu cao liên tục cũng có thể làm hỏng các mạch máu ở thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến với biểu hiện đặc trưng là những cơn đau dữ dội và đột ngột ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Việc ăn nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó dẫn tới bệnh gout.

  • Gây hại cho men răng

Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Bởi vì đường giúp nuôi dưỡng những loại vi khuẩn sản sinh ra axit làm bào mòn men răng. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về răng miệng.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NƯỚC ĐƯỜNG

Để hạn chế nguy cơ tăng cân cũng như tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng nước đường:

  1. Uống nước đường với lượng vừa phải. Mỗi ngày, nam giới chỉ nên dung nạp khoảng 37.5 g đường, còn nữ giới chỉ nên dung nạp khoảng 25 g đường.
  2. Các bạn nên tận dụng nguồn đường có sẵn trong tự nhiên bằng cách ăn các loại trái cây, rau củ tươi.
  3. Thay vì sử dụng đường tinh luyện thì các bạn có thể lựa chọn các loại đường làm từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe như: Đường thốt nốt, mật ong, đường cỏ ngọt,…
  4. Thay vì đi ăn ngoài, các bạn hãy cố gắng tự nấu ăn tại nhà để có thể giảm lượng đường theo ý muốn.

CÁC LOẠI ĐƯỜNG TỐT CHO SỨC KHỎE

CÁC LOẠI ĐƯỜNG TỐT CHO SỨC KHỎE

Dưới đây là một số loại đường không tinh luyện, được làm từ các nguyên liệu tự nhiên giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Đường nâu

Đường nâu là loại đường được chiết xuất từ quả chà là. Loại đường này có độ ngọt ít hơn so với những loại đường khác và có vị hơi chua nhạt. Trong đường nâu có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Canxi, kẽm, sắt,… Tuy nhiên, hạn chế của đường nâu là rất khó tan trong nước nên nó thường chỉ được sử dụng để làm bánh, nấu chè,…

  • Đường củ cải đường

Đường củ cải được làm từ cây củ cải đường. Đây là một trong những loại cây phổ sử dụng phổ biến để sản xuất đường trắng.

Đường củ cải được sản xuất bằng cách cắt lát mỏng củ cải đường, rồi ép lấy nước. Nước ép sẽ được lọc và đun nóng để tạo ra một loại siro cô đặc, sau đó trải qua quy trình kết tinh để tạo thành đường cát. Đường củ cải thường được sử dụng để chế biến đồ ngọt hoặc pha cà phê rất thơm ngon.

  • Mật ong

Mật ong là chất do con ong tiết ra từ mật hoa. Nó thường được dùng như một chất tạo vị ngọt cho các món ăn hay sử dụng như một vị thuốc. Việc sử dụng mật ong thay cho đường trắng sẽ không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, đồng thời giúp làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể. Đặc biệt, mật ong sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề uống nước đường có béo không. Hy vọng hữu ích với bạn đọc, từ đó giúp bạn có thể thiết lập được một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với bản thân. Chúc bạn sớm có được thân hình quyến rũ như ý.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *