Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
493 lượt xem

Thịt vịt quay bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

Vịt quay là một món ăn nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn, kết hợp giữa lớp da vịt vàng nâu, giòn tan trong miệng cùng với phần thịt ngọt mềm. Tuy nhiên, đối với những người đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân thì họ lại quan tâm đến vấn đề thịt vịt quay bao nhiêu calo và ăn có béo không? Ở bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn về vấn đề này !

Thịt vịt quay bao nhiêu calo?

Vịt quay là món ăn yêu thích của rất nhiều gia đình Việt Nam. Sự kết hợp giữa lớp da vàng óng giòm rụm cùng với phần thịt ngọt mềm và hương vị thơm nức của các loại gia vị đã tạo nên một món ăn thơm ngon, đậm đà, khó cưỡng lại ngay từ khi khi thưởng thức miếng đầu tiên. Các bạn có thể ăn thịt vịt quay cùng với bánh tráng, bánh hỏi, bún,…

Với các nguyên liệu chính là: Thịt vịt, dầu hào, đường mạch nha, nước tương, ngũ vị hương, tỏi,…, món vịt quay có hàm lượng calo khá cao. Trung bình một con vịt quay với trọng lượng khoảng 2kg sẽ chứa khoảng 7750 calo. Như vậy, trong 100g vịt quay sẽ chứa khoảng 387 calo. Do đó, những người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân chỉ nên ăn ít hoặc hạn chế ăn món ăn này. Ngoài ra, trong món vịt quay còn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Protein, chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và các khoáng chất thiết yếu ( như: Selen, photpho, sắt, kẽm, đồng, Kali, magie,…).

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt vịt

Thịt vịt là một loại thực phẩm giàu và đa dạng chất dinh dưỡng. Nó chứa nhiều các axit béo không bão hòa như: Omega – 3 và Omega – 6 giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, phát triển não bộ và tăng cường thị lực. Bên cạnh đó, việc ăn thịt vịt cũng là một cách giúp các bạn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin A, B, selen, photpho, sắt, kẽm, đồng, kali, magie, natri,…vào cơ thể.

Ăn thịt vịt có béo không?

Vịt quay là một trong những món ăn có thể gây tăng cân nhanh chóng. Điều này là do trong thịt vịt vốn đã có hàm lượng calo khá cao, cộng với việc chế biến bằng phương pháp quay, bỏ thêm nhiều dầu mỡ nên khiến cho hàm lượng calo trong món vịt quay lại càng cao hơn. Ngoài ra, trong thịt và da vịt cũng có chứa nhiều chất béo bão hòa nên nếu ăn nhiều sẽ gây tích tụ mỡ thừa, dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.

Ăn thịt vịt có tác dụng gì?

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, thịt vịt có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Da vịt là nguồn cung cấp Glycine dồi dào

Glycine là một axit amin quan trọng và có nhiều vai trò trong cơ thể, ví dụ như: Tham gia vào việc truyền tín hiệu hóa học trong não, cải thiện chất lượng giấc ngủ,  kích thích sự tăng trưởng cơ bắp,…Trong khi đó, trong 100 gram thịt vịt (tính luôn da) có chứa đến khoảng 1614 mg glycine.

  • Thịt vịt cung cấp protein cho cơ thể

Trong 100 gram thịt vịt (bao gồm cả da vịt) có chứa đến 19 gram protein. Protein là một dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, giúp xây dựng và phát triển các khối cơ bắp, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ protein còn giúp duy trì một làn da, mái tóc khỏe mạnh.

  • Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Chỉ cần tiêu thụ 100 gram thịt vịt là đã cung cấp đến 30% lượng selen được khuyến nghị hàng ngày. Selen là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng, giúp tăng cường miễn dịch tế bào, bảo vệ các tế bào miễn dịch như: Bạch cầu trung tinh, đại thực bào, tế bào lympo. Cơ thể khi được bổ sung đầy đủ Selen thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus,…. Ngoài ra, selen còn có tác dụng chuyển hóa các hormone tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động ổn định.

  • Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Trong thịt vịt có chứa rất nhiều chất béo không bão hòa như: Omega 3, 6 rất tốt cho tim mạch. Do đó, việc ăn thịt vịt có thể giúp làm giảm mức cholesterol xấu LDL trong máu, từ đó cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý tại tim mạch như: Xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…

  • Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Thịt vịt rất giàu chất sắt, 100 gram thịt vịt có thể đáp ứng đến 15% nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày. Sắt là một khoáng chất quan trọng, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Do đó, việc ăn thịt vịt sẽ giúp tăng tế bào hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

  • Thịt vịt giúp cải thiện sức khỏe hệ thần kinh

Trong thịt vịt có chứa rất nhiều vitamin B5 và B12. Trung bình trong 100 gram thịt vịt có chứa khoảng 1.6 mg vitamin B5 và 0.4 mg vitamin B12. Cả hai loại vitamin này đều giúp duy trì chức năng hoạt động của hệ thần kinh, điều tiết các hormone giúp làm giảm lo âu, căng thẳng và mệt mỏi.

  • Tăng cường sự chắc khỏe của hệ xương răng

Hàm lượng photpho dồi dào trong thịt vịt có thể giúp cải thiện mật độ của xương, giúp hệ xương răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, photpho còn tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đạm, bột đường và chất béo, đảm bảo các hoạt động trong cơ thể diễn ra ổn định.

  • Thịt vịt giúp cải thiện sức khỏe sinh sản

Thịt vịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, trong 100 gram thịt vịt sẽ có chứa đến 1.9 mg kẽm. Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản. Ở nam giới, việc bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp cân bằng chức năng của tuyến tiền liệt, duy trì số lượng và tính di động của tinh trùng, đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh hormone testosterone trong cơ thể. Ở phụ nữ, kẽm có tác dụng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Hướng dẫn cách ăn thịt vịt quay giảm cân

Mặc dù hàm lượng calo trong vịt quay khá cao và nó có thể khiến bạn tăng cân nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn không được ăn vịt quay khi đang giảm cân. Để có thể thưởng thức món vịt quay mà không lo ảnh hưởng đến nặng thì các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày

Sau khi ăn vịt quay, thì các bạn cần phải phân bổ các bữa ăn còn lại trong ngày sao cho hợp lý để tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày không quá 2000 calo.

  • Kết hợp cùng rau xanh

Khi ăn thịt vịt, các bạn nên kết hợp cùng với các rau xanh như: Cải thảo, rau cải,… Bởi vì trong rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, việc ăn chung vịt quay với rau xanh sẽ giúp dạ dày của bạn no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, hạn chế lượng thịt vịt tiêu thụ, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ dáng. Ngoài ra, rau xanh còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

  • Không nên ăn vịt quay vào buổi tối

Các bạn nên ăn các món ăn từ thịt vịt nói chung, và vịt quay nói riêng vào buổi sáng và buổi trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Không nên ăn vịt quay vào buổi tối, đặc biệt sau 19h vì vào lúc này, cơ thể chúng ta sẽ ở trạng thái thư giãn, ít vận động. Nếu ăn quá nhiều thịt vịt quay thì sẽ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.

  • Nên ăn vịt luộc, hấp

Các bạn nên lựa chọn các món vịt được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp thay vì các món chiên rán, quay để hạn chế lượng calo và chất béo nạp vào cơ thể. Việc chế biến vịt bằng phương pháp chiên, rán hoặc nướng sẽ làm tăng hàm lượng purin. Đồng thời, lượng dầu nạp vào cơ thể cũng sẽ cao hơn, dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận.

  • Kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Để giảm cân hiệu quả và nhanh chóng, các bạn nên kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình đốt cháy calo dư thừa, cải thiện tâm trạng và giúp các bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn.

  • Ăn vịt quay với một lượng vừa phải

Các bạn chỉ nên ăn vịt quay 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 100 gram và nên hạn chế ăn phần da vịt.

  • Ăn vịt quay kèm dưa chua

Trong dưa chua có chứa các axit amin, nếu ăn kèm cùng vịt quay thì sẽ giúp món ăn đỡ ngán và làm giảm lượng chất béo từ thịt vịt.

Ăn nhiều thịt vịt có tốt không?

Bất kỳ loại thực phẩm nào cho dù tốt đến đâu thì cũng không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Việc ăn quá nhiều thịt vịt sẽ dễ gây thừa chất, tích tụ chất béo, dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Ngoài ra, trong thịt vịt có chứa hàm lượng purin khá cao. Do đó, việc ăn nhiều loại thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gout.

Những lưu ý khi ăn thịt vịt

–     Các bạn cần chọn mua thịt vịt sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cửa hàng uy tín để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

–     Những người đang bị bệnh gout tuyệt đối không được ăn thịt vịt. Bởi trong thịt vịt có lượng purin cao sẽ khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

Thịt vịt là một loại thực phẩm có tính hàn, do đó những người có hệ tiêu hóa kém, những người đang bị ho không nên ăn loại thực phẩm này.

–     Thịt vịt sẽ kiêng kỵ với một số loại thực phẩm như: Các loại quả có tính nóng (Mận, xoài, mít, vải,..), tỏi, trứng gà, thịt rùa, thịt ba ba,..

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề thịt vịt quay bao nhiêu calo và ăn có béo không?. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Nguồn tham khảo:

+ Duck, domesticated, meat and skin, cooked, roasted https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/172409/nutrients Truy cập ngày 07/12/2019

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!