Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
520 lượt xem

Mới có thai ăn mực được không và ăn tôm tôm hùm được không?

Thời gian đầu tiên khi mang thai là khoảng thời gian mà cơ thể người mẹ cũng như thai nhi đang trong giai đoạn rất nhạy cảm, dễ bị tác động và ảnh hưởng. Vì vậy thời gian đầu việc nghỉ ngơi và ăn uống, dinh dưỡng là những điều rất cần thiết và quan trọng. Vậy thì khi mới mang thai có ăn mực được không và ăn tôm hùm được không? Có thai 3 tháng đầu ăn hải sản được không?… hiểu được những băn khoăn này của mẹ bầu, để giúp mẹ bầu hiểu hơn về dinh dưỡng khi mang thai thì chúng ta hãy cùng nhau tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

MỚI MANG THAI ĂN MỰC ĐƯỢC KHÔNG?

Không ít bà mẹ đặc biệt là những chị em phụ nữ lần đầu mang thai, thắc mắc không biết mới có thai ăn mực được không? Thực tế là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, rất dễ bị tác động hoặc sảy thai. Tuy nhiên, trong thời gian mới mang thai bà bầu hoàn toàn có thể ăn được mực, và để đảm bảo an toàn thì chỉ nên ăn mực tươi và được chế biến chín thật kỹ.

Trong thời gian mới mang thai, chị em phụ nữ thường xuất hiện tình trạng ốm nghén, và thường sẽ rất nhạy cảm với mùi tanh. Vì vậy khi chế biến mực bạn cần chế biến kỹ, khử sạch mùi tanh để tránh khiến bà bầu bị buồn nôn, ghê cổ.

Mực được biết đến là loại hải sản giàu chất dinh dưỡng như: protein, canxi, photpho, magie, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E… Vì vậy nếu bà bầu ăn mực trong thời gian đầu mang thai sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi và suy nhược cơ thể khi mang thai, ốm nghén…

Mực cũng là nguồn cung cấp Kali dồi dào cho sức khoẻ, mà trong 3 tháng đầu khi mang thai thì cơ thể cần lượng máu gần như gấp đôi để cung cấp và nuôi dưỡng thai nhi. Khi lượng máu tăng nên cũng sẽ khích thích cơ thể cần nhiều khoáng chất hơn để cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Như vậy cung cấp đủ kali cho bà bầu sẽ hạn chế được một số tình trạng như: chuột rút, mất nước, ốm nghén,…

Không chỉ vậy mực còn chứa đồng-đây là khoáng chất quan trọng trong việc kết hợp với sắt để sản xuất ra hồng cầu, đảm bảo cơ thể đủ máu để cung cấp cho thai nhi và cơ thể. Đồng cũng sẽ giúp cơ thể chuyển hoá Glucose, hỗ trợ sản sinh tế bào mới và là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và ngăn ngừa một số dị tật liên quan đến ống thần kinh.

MỚI MANG THAI ĂN ĐƯỢC TÔM, TÔM HÙM KHÔNG?

Tôm là một trong những loại thực phẩm thân quen, chứa nhiều dinh dưỡng và rất dễ ăn. Tuy nhiên đó là trong những bữa ăn hàng ngày, còn khi mới mang thai thì sao? Không ít bà bầu băn khoăn về việc mới mang thai ăn tôm, tôm hùm được không?

Mới mang thai ăn tôm, tôm hùm được không? Câu trả lời là Có, tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai, nếu trong giai đoạn này bà mẹ không bị ốm nghén với mùi của tôm, hải sản, cá… thì hoàn toàn có thể bổ sung thêm tôm và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Tôm, tôm hùm là một nguồn cung cấp protein lý tưởng cho cơ thể, giúp mẹ bầu có thêm năng lượng, năng cao sức đề kháng, tăng cường quá tình sản sinh và tái tạo tế bào.

Không những vật tôm, tôm hùm còn cung cấp những khoáng chất đa dạng như: sắt, selen, canxi, kẽm… đây đều là những khoáng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình mang thai.

Ăn tôm, tôm hùm trong thời gian đầu mang thai sẽ giúp bà bầu bổ sung sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thời gian mang thai. Khi mang thai thì nhu cầu máu của cơ thể tăng cao, nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và thai nhi có nguy cơ cao mắc các bệnh dị tật, hoặc các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu máu hoặc thậm chí là gây sảy thai.

Bà mẹ thiếu máu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, da dẻ xanh xao, chóng váng và có thể thường xuyên bị ngất xỉu. Tình trạng thiếu máu gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi. Vì vậy khi mang thai ngoài việc bổ sung sắt qua chế độ ăn uống, thì bà bầu thường sẽ được bác sĩ khuyến nghị sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt.

Ngoài ra tôm còn chứa Biotin-một khoáng chất quan trọng tham gia vào cấu tại tóc, móng, da giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng rụng tóc, nám da khi mang thai. Tôm cũng chứa hàm lượng lớn vitamin A, có vai trò thúc đầy và điều hoà hệ miễn dịch của tế bào

NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN CHO BÀ BẦU KHI ĂN HẢI SẢN

  • Lượng ăn vừa phải

Tuy hải sản như mực, tôm, tôm hùm là những loại hải sản có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên một số loại hải sản, đặc biệt là mực có chứa một chút hàm lượng thuỷ ngân, tuy không cao nhưng nếu bà bầu ăn quá nhiều, thường xuyên thì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Lượng ăn đảm bảo an toàn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng là 350g/tuần và tương với 50g/ngày. Như vậy mỗi tuần bà bầu có thể ăn 1-2 bữa ăn có chứa hải sản là vừa đủ.

  • Không ăn hải sản sống

Trong thời gian mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu có thể ăn được hải sản, tuy nhiên tuyệt đối không được ăn sản sản sống, tái và chỉ nên ăn những món ăn có hải sản được chế biến, nấu chín thật kỹ.

Bởi hải sản sống có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, trứng ấu trùng, sán… ăn những món ăn từ hải sản sống có thể khiến bà bầu bị ngộ độc, tiêu chảy… ảnh hưởng đến sức khoẻ.

  • Chọn mua và sử dụng hải sản tươi sống

Với mẹ bầu bạn nên chọn mua những loại mực, tôm tươi và sử dụng trong ngày là tốt nhất, không chỉ chất dinh dưỡng được đảm bảo mà cũng sẽ đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng.

Nên hạn chế sử dụng hải sản đông lạnh, đặc biệt là hải sản cấp đông qua lại nhiều lần, vì như vậy thực phẩm có thể sinh ra hoặc tổn tại một số loại vi khuẩn có khả năng hoạt động và gây hại ngày trong môi trường cấp đông.

Đồng thời bà mẹ cũng không nên sử dụng các loại hải sản chế biến sẵn, đóng hộp… vì các sản phẩm này được chế biến công nghiệp với chất bảo quản, lượng muối natri cao, chất điều vị và các phụ gia khác nhau gây hại đến sức khoẻ và làm tăng nguy cơ gây ung thư nếu sử dụng quá thường xuyên, liên tục.

  • Sơ chế và chế biến cẩn thận

Hải sản tươi sống khi mua về bạn cần sơ chế cũng như chế biến một cách cẩn thận, kỹ càng. Sơ chế là một bước rất quan trọng, sơ chế cẩn thận để loại bỏ những bụi bẩn, vi sinh vật trên hải sản. Đặc biệt khi chế biến thì nên nấu chín kỹ.

Cách chế biến cũng nên chú ý, hạn chế cáhc chế biến chiên, rán, nướng… vì những cách chế biến nhiều dầu mỡ sẽ không có lợi cho bà bầu

  • Không ăn nội tạng

Mọi người thường có thói quen sử dụng nội tạng của một số loại hải sản, đặc biệt là cá. Tuy nhiên với bà bầu đang mang thai trong những tháng đầu tiên thì tuyệt đối không nên ăn hoặc sử dụng nội tạng cá, gan cá,…

Bởi trong nội tạng của chúng có chứa rất nhiều những loại ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là một số loại ký sinh trùng có khả năng tồn tại ngay khi được nấu chín ở nhiệt độ cao.

  • Chọn mua hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Khi mua hải sản, tôm cá… bạn nên chọn mua tại những cơ sở, địa chỉ bán hải sản tươi sống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng như: hệ thống các siêu thị lớn, các của hàng chuyên cung cấp hải sản tươi sống hoặc các chợ hải sản lớn có kiểm duyệt rõ ràng.

Khi mua thì nên chọn những loại hải sản tươi, còn sống vì nếu chọn những loại hải sản không được tươi, đặc biệt là tôm chết. Thì không chất lượng, hương vị bị tụt giảm, mà khi tôm chết hệ miễn dịch của chúng không hoạt động sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

MỘT SỐ MÓN ĂN NGON TỪ MỰC, TÔM CHO BÀ BẦU

  • Mực hấp gừng sả

Mực hấp là cách chế biến đơn giản, không chỉ giúp mực giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng và rất phù hợp với bà bầu.

–     Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Mực tươi (mực ống/mực trứng): 1kg

Sả: 4 cây

Gừng: 2 củ

Ớt: 3 quả

Lá chanh: 3 lá

Chanh: 3 quả

Tỏi: 1 củ

Gia vị: Nước mắm, tiêu, bột nêm, đường, hành hoa

–     Cách chế biến:

Đầu tiên, sau khi mua mực về bạn sơ chế, làm sạch mực (tách đầu, lột bỏ nội tạng và da…) để ráo nước, sau đó bạn vắt 2 quả chanh và 1 đập dập một củ gừng bở vào bóp đều với mực, bước này để khử mùi tanh cho mực. Sau đó rửa sạch với nước và để ráo.

Tiếp theo bạn ướp mực với nước nắm, đường, bột canh… trong khoảng 15-20 phút. Trong khi ướp mực thì bạn chuẩn bị nồi hấp, bạn đập cập phần sả đã chuẩn bị, gừng bạn thái thành sợi, hành là bạn cắt khúc dài, ớt cắt lát dài.

Tiếp theo cho vào với mực, trộn đều và cho vào nồi hấp chín, bạn hấp mực chừng 10 phút. Trong thời gian chờ mực chín thì bạn pha chế nước chấm.

  • Sườn non rim tôm

Sườn non rim tôm là món ăn không mấy xa lạ với bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình, với bà bầu thì đầu cũng là món ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn và chế biến.

–     Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300g sườn non

200g tôm tươi

1 củ hành tím

3-4 nhánh tỏi

1-2 nhánh hành lá

–     Cách chế biến:

Bước đầu tiên, bạn sơ chế các nguyên liệu:

Tôm rửa sạch, lột vỏ, lấy phần đen trên lưng tôm bỏ đi rồi để ráo nước. Tiếp đó ướp tôm với chút gia vị cho tôm thêm đậm đà.

Sườn non, bạn rửa với chút muối sau đó cho vào luộc sơ với vào lát gừng để loại bỏ mùi hôi.

Hành tím, tỏi bạn lột vỏ và băm nhỏ. Hành lá bạn nhặt bỏ gốc, rửa sạch và thái nhỏ.

Bước tiếp theo là rim sườn non:

Bạn cho vào chảo một chút dầu ăn, phi thơm hành tỏi, sau đó thêm sườn vào đảo đều, sườn chín tới thì cho tôm vào đảo đều cho tôm chín tới. Khi tôm săn lại thì thêm gia vị vào cho vừa ăn, sau đó thêm hành lá và tắt bếp.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc mới mang thai ăn mực được không? Và ăn tôm, tôm hùm được không? Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích và có giải đáp được những thắc mắc liệu bà bầu có ăn được hải sản khi mới mang thai hay không? Nếu mẹ bầu có những thắc mắc hay những câu hỏi liên quan trong quá trình mang thai, bạn hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận