Hầu hết các bà bầu đều tỏ ra lo lắng khi siêu âm phát hiện thai 6 tuần có yolksac nhưng chưa có phôi. Hiện tượng siêu âm có yolksac là gì, thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?
Yolksac là gì?
Khi các bác sĩ thông báo cho mẹ bầu siêu âm thai thấy yolksac, mẹ bầu có thể yên tâm bởi đây là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Yolksac, hay túi noãn hoàng được coi là cấu trúc hoàn chỉnh đầu tiên của thai nhi. Sự xuất hiện của yolksac nhằm chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai.
Cụ thể, khi trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố gặp nhau sẽ tạo thành phôi thai. Phôi thai từ ống dẫn trứng có nhiệm vụ vào tử cung của người mẹ để làm tổ. Vào thời điểm này, đây là lúc yolksac-túi noãn hoàng được hình thành.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu hoàn toàn có thể quan sát được yolksac thông qua phương pháp siêu âm tại các cơ sở y tế. Dù vậy trên thực tế, thì kích thước của Yolksac tương đối nhỏ, kích thước chỉ bằng khoảng hạt vừng.
Yolksac được cấu tạo từ các nội bì của phôi thai. Vào lúc này, nhau thai chưa được hình thành, do đó, nó chứa các protein cần thiết để giúp tạo thành các tế bào cơ bản đầu tiên của thai nhi. Dần về sau, túi ối và phôi thai sẽ cùng phát triển, khi đó yolksac lúc này sẽ tự động dần thoái triển. Túi noãn hoàng sẽ biến thành cuống và biến mất để nhau thai thế chỗ.
Siêu âm thấy yolksac có ý nghĩa gì?
Các bác sĩ cho biết, thường vào khoảng tuần thứ 5 trong giai đoạn thai kỳ, các bác sĩ có thể phát hiện và chỉ cho mẹ bầu đâu là yolksac khi đi siêu âm. Tuy nhiên, điều này thường sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, vì có thể trong giai đoạn này vẫn chưa thấy phôi thai hoặc xuất hiện tim thai.
Thực chất, đây là một dấu hiệu vui mừng đầu tiên nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Đây chính là dấu hiệu cho biết thai nhi đã vào và làm tổ tại tử cung thành công. Lúc này, mẹ bầu sẽ không còn phải lo thai nằm ngoài tử cung, ngoài dạ con. Sự xuất hiện của yolksac cho thấy phôi thai đang phat triển bình thường và khỏe mạnh.
Thông qua hình ảnh được ghi lại từ phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ bầu nhận thấy một túi nhỏ, có thể đã có viền bờ rõ nét chính là yolksac. Phôi thai lúc này có thể đã được hình thành hoặc đang chuẩn bị hình thành.
Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?
Giải đáp câu hỏi thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không, các bác sĩ cho biết, việc siêu âm thấy phôi thai hay chưa hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bà bầu cũng như sự tự phát triển của thai nhi.
Vào thời điểm tuần thứ 6 của thai kỳ, tức là lúc mà mẹ bầu nhìn thấy yolksac nhưng chưa thấy phôi thai là điều hoàn toàn bình thường. Lúc này, phôi thai có thể đang ở trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc là đã hình thành nhưng còn quá nhỏ, do đó thông qua hình ảnh siêu âm chưa nhìn rõ được. Các bác sĩ cho biết, hiện phôi thai kích thước phải trên 2 mm thì siêu âm mới có thể phát hiện được.
Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bầu chưa nghe được tim thai của con nhưng khi siêu âm thấy yolksac cũng rất bình thường, chưa có gì đáng lo ngại. Với các phương pháp siêu âm hiện nay, phôi thai cần lớn hơn 5mm mới khẳng định có tim thai được.
Trong trường hợp nếu như phôi thai còn quá nhỏ, chưa nhìn rõ được thì việc chưa có tim thai là điều hoàn toàn bình thường. Do đó, mẹ bầu nên bình tĩnh, tiếp tục chờ đợi sự phát triển tiếp theo của con.
Siêu âm có yolksac khi nào là bất thường?
Trên thực tế, không phải trường hợp nào có yolksac cũng thể hiện thai kỳ đang phát triển bình thường. Khi phát hiện thấy yolksac, vào lúc siêu âm, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ kích thước của yolksac. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác xem thai nhi có đang phát triển tốt hay không.
Yolksac thường chỉ dày dưới 5 mm, nếu như yolksac càng dày thì tỷ lệ hình thành phôi thai bình thường sẽ càng thấp. Trong trường hợp nếu như yolksac dày hơn 5 mm, mẹ có khả năng cao gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Đặc biệt, tỷ lệ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên tương đối cao.
Nếu như bà bầu có yolksac và nó đang dày hơn mức cho phép, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ mẹ bầu trong việc chăm sóc thai kỳ. Mẹ bầu có thể được các bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các biện pháp can thiệp từ bên ngoài để giữ thai cũng như đảm bảo sự phát triển của thai.
Lưu ý cho bà bầu khi siêu âm có yolksac
+ Đảm bảo đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của các bác sĩ
Vào thời điểm mẹ bầu đang có yolksac mà chưa thấy rõ được phôi thai hoặc tim thai, lúc này, mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các bất thường trong thai kỳ.
Có thể, mẹ bầu sẽ cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa 1 tuần/lần. Điều này nhằm giúp bác sĩ có thể theo dõi một cách sát sự phát triển của phôi thai và sức khỏe người mẹ. Cho đến khi đã thấy phôi thai, tim thai đã nghe rõ thì mẹ bầu có thể đổi sang lịch siêu âm định kỳ vào mỗi tháng.
+ Tránh giam gia lao động nặng, nên luyện tập các bài tập thích hợp
Bà bầu nên tránh lao động nặng nhọc nhưng các bác sĩ khuyến cáo hàng ngày vẫn nên thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp để tăng cường sức khỏe cũng như chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và việc sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn.
Trên thực tế, luyện tập với các bài tập phù hợp sẽ giúp cho mẹ bầu tinh thần cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng, lo âu, giảm các biểu hiện bị đau mỏi, nhất là mỏi lưng. Luyện tập cũng sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ, hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ tim mạch, hệ cơ xương khớp, nhờ đó giúp quá trình chuyển dạ và sinh đẻ trở nên dễ dàng.
Các hoạt động thể lực bao gồm: Các hoạt động-vận động hàng ngày như đi lại, làm việc, vui chơi giải trí một cách nhẹ nhàng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ mang thai thường thoải mái và ít có nguy cơ bị ảnh hưởng không tốt tới thai nhi khi tham gia các bộ môn không liên quan đến sức nặng, chẳng hạn như bơi, đạp xe tại chỗ, đi bộ, yoga,…
Phụ nữ có thai nên hoạt động thể lực cường độ nhẹ nhàng, phù hợp trong 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 2-3 ngày/tuần. Bà bầu cũng có thể chia nhỏ thời gian vận động, tuy nhiên cần ít nhất là 10 phút cho mỗi lần vận động. Quan trọng nhất, các bà bầu nên hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi tham gia bất kỳ một bài tập thể dục nào.
Khi mới bắt đầu, cần thực hiện động tác một cách chậm rãi. Chú ý việc khởi động trước khi tập luyện. Luôn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu như cảm thấy không thoải mái, có hiện tượng thở dốc hay rất mệt thì cần giảm cường độ tập luyện xuống.
+ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có yolksac
Mẹ bầu cần đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất bột đường (carbohydrates), chất đạm (protein), chất béo (lipid) cùng với các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tăng trung bình từ 9 cho tới 12 kg. Trong đó, ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên tăng từ 300 gram đến 1 kg sau đó vào mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300 gr ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, một số dưỡng chất mà bà bầu cần bổ sung là:
- Acid folic: Khi có ý định mang thai hoặc vừa biết có thai, mẹ bầu nên bổ sung acid folic. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo việc bổ sung viên uống acid folic có thể kéo dài cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Cùng với đó, bà bầu cần bổ sung acid folic qua các thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa cùng các chế phẩm từ sữa,…
- Canxi: Canxi là khoáng chất quan trọng không thể thiếu trong thời gian mang thai. Bởi không chỉ giúp cho xương chắc khỏe, khoáng chất này còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp, chức năng thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động một cách ổn định. Các thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể bổ sung bao gồm sữa, bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc,…
- Vitamin D: Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, sữa,… Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển xương của thai nhi. Mẹ thiếu vitamin D cũng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiền sản giật.
- Protein: Theo các bác sĩ, protein cần thiết cho sự phát triển của mô cùng các cơ quan của em bé, đặc biệt là não. Nó còn giúp tăng nguồn cung cấp máu cho em bé. Các nguồn protein mà bà bầu có thể bổ sung là thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành,…
- Sắt: Khi mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng ít nhất 2 lần để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất sắt để tăng lượng máu cho cơ thể. Sắt có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, rau muống, củ dền,…
Tóm lại, với câu hỏi thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không, câu trả lời là hoàn toàn bình thường. Sự xuất hiện của yolksac là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thai nhi đang phát triển một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp yolksac có độ dày bất thường, các bác sĩ có thể dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bé trong thời gian sớm nhằm có biện pháp can thiệp thích hợp.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!