Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
467 lượt xem

Chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi như thế nào?

Chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi mang thai. Bởi thai 6 tuần là thời điểm bé có nhiều sự thay đổi và tốc độ phát triển nhanh chóng. Cùng bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên khoa I sản phụ khoa giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi như thế nào?

Bước sang tuần thứ 6 của thai kỳ, thai nhi lúc này chỉ có kích thước bằng hạt đậu và dài khoảng 0.6cm. Bàn tay và bàn chân của bé đang dần nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, giống như hình mái chèo. Các nét trên khuôn mặt cũng ngày một rõ hơn. Nếp gấp mí mắt đang che đi một phần mắt của bé.

Khi siêu âm thai 6 tuần có thể thấy được màu mắt, chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ ẩn dưới da của bé. Thêm vào đó, mắt của con đang là hai đốm đen nhỏ chiếm ¼ diện tích khuôn mặt, lỗ mũi cũng đã dần xuất hiện ở tuần thai này.

Tuy nhiên, thai 6 tuần mắt của bé vẫn còn ở khá xa nhau và có chiều hướng gần với hai bên thái dương.

Giai đoạn thai 6 tuần van tim của bé đã bắt đầu xuất hiện các đường khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Hai bộ phận bán cầu não của thai nhi cũng đang phát triển mạnh mẽ, bộ phận gian giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhiệm vai trò này.

Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tụy của thai nhi cũng xuất hiện, đây là nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ tiếp tục phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt với nhiệm vụ mang các chất dinh dưỡng, oxy và đưa chất thải ra khỏi cơ thể của bé.

Thai 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa?

Sau 13 ngày từ thời điểm trứng được thụ tinh thành công, hình dáng có nhiều sự thay đổi. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, tạo thành hai ống dẫn của tim. Thời điểm này, hình dáng của tim thai vẫn chưa được hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên tim thai đã bắt đầu đập và đảm nhiệm các chức năng như một quả tim thực thụ.

Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, thai đã lớn nhưng vẫn chữa có đủ ngũ tạng và chân tay nhưng tim thai đang dần hoàn hiện. Đến tuần thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động, nhịp tim đập với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của người lớn là 120- 160 lần/phút.

Trong một số trường hợp, bước sang tuần thứ 6 nhưng tim thai vẫn chưa xuất hiện tim thai thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì tùy vào mức độ phát triển của bé mà thời gian xuất hiện tim thai cũng khác nhau. Có thể đến tuần thứ 8- 10 mẹ mới có thể nghe được tim thai của bé do việc tính sai tuổi thai vì ngày rụng trứng xảy ra muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối. Ngoài ra, có thể do yếu tố về gen làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nếu như tính tuổi thai chính xác nhưng vẫn không thấy tim thai ở tuần thứ 8 thì có khả năng là thai bị chết lưu. Lúc này, mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.

Tim thai khỏe mạnh sẽ có nhịp đập dao động từ 120- 160 nhịp/phút. nếu như nhịp tim đập dưới 120 hoặc vượt quá 160 nhịp/phút là do tình trạng thiếu oxy của thai nhi.

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 6 tuần

Sang đến tuần thứ 6, mẹ sẽ có những thay đổi rõ về cảm xúc và cũng như cơ thể, cụ thể như:

  • Bị ốm nghén

Mẹ bầu 6 tuần có thể gặp các triệu chứng ốm nghén như: chán ăn, buồn nôn, nôn, khứu giác nhạy cảm hơn với những mùi lạ. Nguyên nhân do nồng độ hormone thai kỳ tăng cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. tình trạng ốm nghén này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và hết khi thai phụ bước vào tuần thứ 14 nên mẹ không cần quá lo lắng.

  • Đi tiểu nhiều lần

Phụ nữ mang thai 6 tuần sẽ đi tiểu với tần suất nhiều hơn trước do khối lượng máu và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng lên. Lúc này, lượng máu của mẹ đã tăng khoảng 10% so với trước khi mang thai. Bên cạnh đó, sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên mẹ bầu không được nhịn tiểu để tránh gây ra các bệnh lý về thận, nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Tâm lý thay đổi

Mang thai 6 tuần, tâm trạng mẹ bầu có nhiều thay đổi thất thường. Chị em sẽ cảm thấy dễ vui buồn hoặc tức giận, cảm xúc bất thường do hormone thai kỳ thay đổi. Đây là biểu hiện bình thường khi phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân do sự thay đổi lên xuống không đều của các hormone khi chị em có bầu. Đặc biệt, thời gian đầu khi mang thai nhiều mẹ còn chưa quen, cùng với cảm giác ốm nghén, mệt mỏi sẽ làm thay đổi cảm xúc và tâm lý thai phụ.

  • Căng tức ngực

Phụ nữ mang thai tuần thứ 6 sẽ có cảm giác đau căng căng ở vùng ngực do các mô xung quanh bầu ngực trở nên dày đặc hơn.

Mặt khác, sự mất cân bằng giữa các hormone trong cơ thể mẹ bầu khiến lượng máu lên ngực cũng bị ảnh hưởng, làm thai phụ có cảm giác căng tức ngực.

  • Cảm giác đau lưng

Phụ nữ mang thai 6 tuần có thể xuất hiện những cơn đau dưới thắt lưng. Nguyên nhân chính gây ra do tử cung đang lớn dần lên, gây áp lực lên cột sống của mẹ bầu và do sự thay đổi hormone thai kỳ. Đây là triệu chứng bình thường mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua nên thai phụ không cần quá lo lắng.

  • Đau và căng tức vùng bụng

Hiện tượng đau và căng tức vùng bụng có thể xảy ra khi mẹ mang thai 6 tuần do sự tăng trưởng của tử cung gây sức ép lên vùng bụng. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan bởi đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Khi có dấu hiệu đau bụng, tốt nhất mẹ nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nếu như phát hiện bất thường.

  • Ra máu hoặc chảy máu âm đạo

Mẹ bầu 6 tuần có thể ra dịch màu nâu, đen hoặc ra máu âm đạo. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó có cả nguyên nhân dọa sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để siêu âm và được chẩn đoán chính xác nguyên nhân ra máu âm đạo.

Thai 6 tuần có nên siêu âm không?

Siêu âm thai 6 tuần là thời điểm quan trọng ghi nhận những đặc điểm của bé. Thông thường, khi thai phát triển đến tuần thứ 6 thì mẹ đã có thể phát hiện mang thai. Kích thước thai còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0.6cm và tương đương với một hạt đậu.

Giai đoạn này, phôi thai cũng đã hoàn chỉnh nên mẹ có thể quan sát được con qua hình ảnh siêu âm. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ phát hiện được những dấu hiệu bất thường để kịp thời nhanh xử lý, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Siêu âm thai vào thời điểm 6 tuần cần được thực hiện tại cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hiện đại để tránh gây đau đớn cho mẹ.

Có 2 phương pháp siêu âm có khả năng thực hiện trong thời điểm này là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp siêu âm phù hợp.

Phương pháp siêu âm ổ bụng

Đây là phương pháp giúp mẹ nhìn thấy hình ảnh thai nhi ở trong buồng tử cung. Tuy nhiên, hình ảnh thai nhi thu được đôi lúc sẽ khó thấy rõ do sóng siêu âm phải đi qua nhiều lớp mô khác nhau như lớp mỡ, lớp cơ thành bụng,…

Chị em nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, được trang bị thiết bị máy siêu âm hiện đại, có độ phân giải cao để khắc phục những nhược điểm nói trên. Bên cạnh đó, mẹ cần nhịn tiểu để bàng quang căng to giúp hình ảnh siêu âm rõ hơn.

Phương pháp siêu âm đầu dò

Phương pháp này tiến hành siêu âm qua đường âm đạo có ưu điểm vượt trội hơn cả về mức độ chính xác cao và hình ảnh rõ nét.

Các bác sĩ sẽ dùng một thiết bị dò đặc biệt đưa vào âm đạo của mẹ, đầu dò sẽ phát ra sóng siêu âm truyền vào buồng tử cung để ghi nhận các đặc điểm như kích thước, mức độ phát triển của thai nhi. Sau đó, tái tạo hình ảnh để hiển thị lên màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ dựa vào đó để ghi nhận và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nếu có.

Những lưu ý cho mẹ khi mang thai 6 tuần

  1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ và bé. Đảm bảo mỗi ngày mẹ chỉ cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 calo.
  2. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính thì mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như rau xanh, thịt bò, hoa quả tươi,…
  3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng qua các bài tập như thiền, yoga.
  4. Lựa chọn áo ngực chất liệu thoải mái, phù hợp để tránh tình trạng căng tức ngực khó chịu.
  5.  Không nên sử dụng bất kì loại thuốc nào mà không có sự cho phép của bác sĩ, kể cả những loại thuốc thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe. Bởi mẹ sẽ không thể lường trước được những tác dụng phụ trong thuốc có khả năng gây hại đến sức khỏe cũng như khả năng phát triển của bé.
  6. Không uống rượu, bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Lạm dụng rượu có thể gây ra hội chứng ngộ độc cho thai nhi.
  7. Thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như có bất kỳ vấn đề nào bất thường cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi như thế nào. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận