Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
441 lượt xem

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất trong tháng đầu hay tuần đầu

Trong thời kỳ mang thai, chị em cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và tránh xa những thực phẩm có ảnh hưởng đến thai nhi để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy ăn gì dễ bị sảy thai nhất trong tháng đầu hay tuần đầu? Cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết thắc mắc xoay quanh chủ đề này qua bài viết sau đây.

SẢY THAI LÀ GÌ?

Sảy thai là tình trạng mất thai trước 20 tuần trong giai đoạn mang thai. Hiện tượng này rất khó để xác định chính xác nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng sảy thai do nhiễm sắc thể của thai nhi phát triển bất thường.

Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và siêu âm. Thông thường, sau 1- 2 tuần, bào thai sẽ tự ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên, nhưng cũng có một số trường hợp cần được chỉ định loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Mẹ có thể phát hiện sảy thai qua các dấu hiệu:

  1. Chảy máu âm đạo bất thường.
  2. Chuột rút trong thai kỳ.
  3. Co thắt cơ tử cung khiến bạn thở khó khăn và đau thắt.
  4. Mất các triệu chứng mang thai, mẹ có thể tìm hiểu các dấu hiệu có thai.
  5. Dịch âm đạo tiết bất thường, kèm cục máu đông hay chất lỏng có màu hồng và mùi hôi.
  6. Sử dụng que thử thai cho kết quả âm tính.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI THAI 3 THÁNG ĐẦU?

Giai đoạn 3 tháng đầu quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì thế, thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển toàn diện. Trong đó, một số dưỡng chất quan trọng có thể kể đến như axit folic, sắt, canxi,… Nếu không được cung cấp đầy đủ, thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề như dị tật, suy dinh dưỡng, dị tật, thậm chí là sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ dưỡng chất.

Trung bình mỗi phụ nữ mang thai cần khoảng 2300- 2400 calo/ngày để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé. Đặc biệt, ngoài các loại vitamin, sắt thì mẹ cũng cần bổ sung một số yếu tố vi lượng như selen, kẽm, magie, DHA,… vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu.

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Trong tháng đầu mang thai, bà mẹ nên ăn:

  1. Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
  2. Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
  3. Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá.
  4. Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
  5. Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay.

ĂN GÌ DỄ BỊ SẢY THAI NHẤT TRONG THÁNG ĐẦU ?

  • Đu đủ xanh

Đu đủ xanh là một trong những loại quả có thể gây sảy thai. Đu đủ xanh chứa các enzyme có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai đặc biệt là tháng đầu hay tuần đầu không nên ăn đu đủ xanh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Dứa

Dứa cũng có thể là thực phẩm gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì dứa có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung và co tử cung. Điều này có thể dẫn đến sảy thai. Các bác sĩ khuyên thai phụ không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn.

  • Cá hoặc hải sản sống

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất trong tháng đầu hay tuần đầu? Một trong những món gây sảy thai mà chị em nên tránh là cá, hải sản sống như sushi, sashimi, gỏi,…

Cá và các loại hải sản có vỏ nếu không được nấu chín kỹ thì khi ăn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, đặc biệt là vi khuẩn listeria có thể lây truyền sang cho bé qua nhau thai và có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề về sức khỏe khác.

Ngoài cá sống thì chị em cũng nên tránh các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá thu vua, cá kiếm, cá ngừ,… Thủy ngân không chỉ gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

  • Thịt tái, thịt chế biến sẵn

Cũng giống như cá, khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên tránh ăn các loại thịt tái, thịt chưa nấu chín kỹ hoặc các loại thịt như thịt xông khói, thịt nguội…

Bởi các loại thịt này có thể chứa các loại vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm như toxoplasma, E. coli, listeria và salmonella. Các mầm bệnh này không chỉ tồn tại trên bề mặt của thịt mà còn thể có trong các thớ thịt.

  • Trứng sống

Trứng sống có thể gây nhiễm khuẩn salmonella khi mang thai với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy. Một số trường hợp nghiêm trọng nhiễm khuẩn có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, chị em không nên ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào trong thời kỳ mang thai.

  • Sữa hoặc pho mát chưa tiệt trùng

Sữa tươi, pho mát chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn giống như trong thịt, cá sống. Vi khuẩn có thể sản sinh trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Do đó, trong 3 tháng đầu, bạn chỉ nên dùng sữa tươi đã được thanh trùng hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.

  • Gan động vật

Mặc dù gan động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, vitamin A, kẽm, đồng, selen nhưng nếu ăn nhiều gan động vật sẽ khiến cơ thể dư thừa vitamin A gốc động vật. Từ đó dẫn đến dị tật thai nhi, thậm chí là sảy trong tháng đầu hoặc tuần đầu.

  • Rau ngót

Nguyên nhân rau ngót là thực phẩm có thể gây sảy thai được nhiều người truyền tai nhau do rau ngót có chứa papaverin có tác dụng kích thích, giảm đau, giãn cơ và gây hạ huyết áp.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh bà bầu ăn rau ngót sảy thai. Vì vậy, nếu chị em muốn ăn rau ngót trong thời kỳ mang thai thì có thể ăn khoảng 30g. Tốt nhất nên tránh ăn rau ngót trong 3 tháng đầu đặc biệt là người có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc mang thai nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

  • Khổ qua hoặc mướp đắng

Phụ nữ mang thai ăn nhiều khổ qua có thể làm rối loạn tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Một số nghiên cứu về khổ qua trên động vật cho thấy ăn khổ qua có nguy cơ gây sảy thai cao.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khẳng định tính an toàn của khổ qua hay độc tính của nó trên thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn ăn thì chỉ nên ăn 1 ít để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Nha đam

Phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam hay lô hội bởi loại cây này có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sảy thai. Nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu và điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Trong nha đam có chứa chất anthraquinon, có tác dụng xổ mạnh. Những thuốc nhuận tràng có chứa nha đam làm giảm lượng điện phân trong cơ thể và không an toàn cho thai kỳ.

  • Rau chùm ngây

Phụ nữ mang thai được các bác sĩ khuyên nên tránh xa rau chùm ngây bởi nó có thể gây sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nguyên nhân do chùm ngây có chứa alpha sitosterol có cấu trúc giống như estrogen gây tác dụng tránh thai, nó có khả năng làm cho cơ tử cung mềm và dẫn đến sảy thai, nhất là khi phôi thai chưa bám chắc vào tử cung trong tháng đầu hay tuần đầu.

  • Thức uống chứa caffeine

Trà, cà phê, coca… là những thức uống được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng các loại thức uống này trong 3 tháng đầu để giảm nguy cơ sảy thai.

Phụ nữ mang thai mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine. Uống nhiều caffeine trong thai kỳ đã được chứng minh là không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và khiến thai nhẹ cân khi sinh.

  • Thức uống chứa cồn

Các loại đồ uống chứa cồn không phù hợp với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất vì nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu. Thậm chí, chỉ cần dùng một lượng nhỏ cồn cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của thai nhi.

  • Khoai tây nảy mầm

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất trong tháng đầu hay tuần đầu? Các chuyên gia cho biết, khoai tây nảy mầm không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà nó còn cho tất cả mọi người. Khoai tây nảy mầm chứa nhiều độc tố gây hại sức khỏe. Đặc biệt, chất solanin có trong khoai tây gây tác động xấu cho sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG THÁNG ĐẦU HAY TUẦN ĐẦU MANG THAI

  1. Sơn móng tay: hóa chất trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.
  2. Không dùng nước hoa, xịt nước hoa vào cơ thể.
  3. Không bê vác vật nặng trước bụng.
  4. Không với 2 tay lên cao.
  5. Không nên đi giày/dép cao gót để tránh trơn trượt
  6. Bước đi chậm rãi, không đi nhanh. Không đi xe đường xa, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  7. 3 tháng đầu, nướu của mẹ rất nhạy cảm nên tẩy răng trong thời kỳ này sẽ khiến nướu bị tổn thương.
  8. Không nên quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.
  9. Chú ý nghỉ ngơi, không vận động mạnh.Tránh làm việc quá sức.
  10. Không hút thuốc lá, uống bia, trà, cafe, nước ngọt có ga.
  11. Không nên tắm bồn, xông hơi,…

Khi có các dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết đã cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề ăn gì dễ bị sảy thai nhất trong tháng đầu hay tuần đầu. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận