Nhịp tim của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Không ít bà mẹ băn khoăn, lo lắng khi mang thai 9 tuần nhịp tim 180 nhịp/phút có bình thường không? Để biết thai nhi có nhịp tim bao nhiêu là an toàn cũng như nhịp tim bao nhiêu là bất thường, thì chứng ta sẽ cùng theo dõi những chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa của Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care trong bài viết dưới đây nhé.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIM THAI
Tim thai hình thành và xuất hiện từ khá sớm, trong khoảng từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Khi thai còn ở dạng phôi, 2 mạch máu sẽ xuất hiện hình thành nên 2 ống dẫn máu và dần hình thành tim thai hoàn chỉnh với 4 ngăn tim và 1 van đống mở.
Trung bình đến tuần thứ 6-7 của thai kỳ thì tim thai đã phân chia, xuất hiện những vách ngăn và hình thành 4 ngăn riêng biệt. Nhịp đập trung bình khoảng từ 90-110 nhịp/phút và sẽ tăng lên mỗi ngày.
Vào khoảng từ tuần thai thứ 9 thì nhịp tim sẽ tăng cao lên đến đỉnh điểm và có thể đập từ 140-170 nhịp/phút.
Đến tuần thứ 11-12 của thai kỳ, lúc này tim thai gần như đã hoàn thiện. Khi bước sang tuần thai thứ 16 thì lúc này tim thai có thể bơm được 24 lít máu/ngày.
Lượng máu tim có thể bơm được cũng tăng lên theo sự phát triển của thai nhi, mỗi ngày tim sẽ càng hoàn thiện hơn về mặt cấu tạo, chức năng, kính thước và khối lượng củ tim cũng ngày càng được phát triển hơn. Trung bình khi hoạt động ổn định tim thai sẽ có nhịp đập dao động từ 120-160 nhịp/phút.
THAI 9 TUẦN NHỊP TIM 180 NHỊP/PHÚT CÓ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?
Trung bình nhịp tim thai ổn định và đánh giá là bình thường sẽ đập từ 120-160 nhịp/phút. Trong nhiều trường hợp có thể tăng lên 180 nhịp/phút khi em bé cử động nhiều trong bụng mẹ.
Như vậy có thể thấy thai 9 tuần, là thời điểm có nhịp tim thai xuất hiện. Vì vậy mà nhịp tim thai có thể đập chưa ổn định. Nếu ghi nhận thai 9 tuần nhịp tim 180 nhịp/phút thì bà bầu cũng không nên quá lo lắng.
Thai 9 tuần với nhịp tim 180 nhịp/phút có thể được đánh giá là bình thường, chưa thể chắc chắn là có bất thường hay bất thường về tim thai.
Khi siêu âm và ghi nhận nhịp tim 180 nhịp/phút ở tuần thai thứ 9 thì bạn không nên quá lo lắng, mà thay vào đó bạn theo dõi tình trạng thai nhi thêm đến tuần thai thứ 11-12. Bởi ở những tuần thai này thì tim thai cơ bản đã hoàn thiện và đập ổn định hơn rất nhiều.
Khi tiến hành siêu âm tim thai, bà bầu chú ý không nên sử dụng chất kích thích, không để bụng bị đói… Đặc biệt ở trong 3 tháng đấu tiên này của thai kỳ, bà bầu có thể bị nghén, ảnh hưởng đến ăn uống, cơ thể mệt mỏi… cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thăm khám.
Như vậy, thai 9 tuần nhịp tim 180 có bình thường không? Thực tế nếu ghi nhận 180 nhịp/phút của tim thai 9 tuần thì có thể là bình thường. Tuy nhiên nhịp tim 180 nhịp/phút thường không kéo dài quá lâu và không xuất hiện thường xuyên. Bạn nên theo dõi thêm tình trạng của tim thai, nếu đến tuần thai thứ 11-12 mà tim thai vẫn ghi nhận cao hơn mức trung bình, thì nên cảnh giác thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xủa lý kịp thời.
NHỊP TIM THAI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC TUẦN
Trên thực tế thì nhịp tim của thai nhi luôn nhanh hơn so với nhịp tim của người lớn. Đồng thời nhịp tim thai cũng sẽ thay đổi theo từng tuần trong suốt thai kỳ.
Thông thường tim hai sẽ hình thành sớm và đến khoảng tuần thai thứ 5-6 sẽ có thể ghi nhận nhịp tim thai thông qua siêu âm. Lúc này nhịp tim thai sẽ đập với tốc độ tương đương với người lớn, khoảng từ 80-85 nhịp/phút.
Đến tuần thai thứ 7-8 thì tim thai phát triển lớn hơn, hoàn thành quá tình hình thành vách ngăn, chia buồng trái phải, và nhịp tim thai sẽ đập trung bình từ 90-110 nhịp mỗi phút và tăng liên tục mỗi ngày.
Nhịp tim thai sẽ tăng liên tục và đạt đến đỉnh điểm và tuần thai thứ 9-10. Lúc này mỗi phút có thể ghi nhận khoảng 140-170 nhịp đập. Nhịp tim thai cũng có thể ghi nhận có thể đập đến 180 nhịp/phút.
Đến tuần thai thứ 11-12 khi tim thai đã dần hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và cả chức năng thì nhjp tim thai lúc này sẽ ổn định hơn. Nhịp tậm rõ ràng và trùng bình ghi nhận từ 120-160 nhịp/phút.
Như vậy khi ở những tuần thai sau này, nhịp tim sẽ được ghi nhận là nhanh khi đập hơn 180-200 nhịp/phút.
Một số nguyên nhân, tình trạng của bà mẹ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi, có thể kể đến như:
- Nguyên nhân từ tình trạng của bà mẹ như: bệnh tuyến giáp, sốt liên quan đến nhiễm trùng, lạm dụng chất kích thích; sử dụng một số loại thuốc điều trị…
- Nguyên nhân do tình trạng thai nhi: tim thai đập nhanh có thể do xuất hiện dị tật bẩm sinh, dị tật cấu trúc, tình trạng thai nhi bị thiếu máu hoặc những vấn đề bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể…
NHỮNG MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG CẦN TIẾN HÀNH SIÊU ÂM MÀ BÀ BẦU CẦN GHI NHỚ
Siêu âm chính là phương pháp hiệu quả để bà bầu có thể ghi nhận và theo dõi sự phát triển của thai nhi, trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai của mình.
Tuy nhiên việc tiến hành siêu âm và kiểm tra để mang lại hiệu quả cao, cần được tiến hành vào những thời điểm quan trọng, nếu không sẽ để lỡ mất thời gian để có thể ghi nhận cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Dưới đây là những thời điểm quan trong mà bà bầu nên siêu âm:
- Siêu âm dị tật thai nhi thời điểm tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày
Đây là thời điểm phát triển quan trọng của thai nhi. Ở những tuần thai này bà bầu cần tiến kiểm tra, siêu âm để có thể kịp thời phát hiện những bất thường, di tật liên quan đến hệ thần kinh, nhiễm sắc thể, tiền sản giật…
- Siêu âm dị tật thai nhi từ tuần thai thứ 18 đến tuần thai thứ 22
Thời gian từ tuần thai thứ 18 đến tuần thứ 22 là thời điểm mà bà bầu cần tiến hành siêu âm, thăm khám để có thể kịp thời phát hiện những dị tật liên quan đến hình thái, cơ thể của thai nhi như: cấu trúc hộp sọ, hện xương, hở hàm ếch, van tim, nội tạng, các chi…
- Siêu âm đánh giá tăng trưởng và dự sinh từ tuần thai thứ 30 đến tuần thứ 32
Tiến hành kiểm tra, siêu âm vào thời gian này có thể đánh giá được hệ thống tuần hoàn, đánh giá mức độ phát triển của thai, kiểm tra những bất thường có thể bị lây nhiễm từ bên ngoài như: nhiễm trùng, zika, CMV…
Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết thai 9 tuần nhịp tim 180 có bình thường không?. Nếu còn điều gì thắc mắc về thai nhi trong suốt thai kỳ, bạn có thể nhấp chuột để lại bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!