Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
622 lượt xem

Chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch là do đâu?

Khi có biểu hiện chậm kinh, nhiều chị em phụ nữ sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân là do mang thai. Tuy nhiên, khi đã thử thai đến ngày thứ 13 bị chậm kinh nguyệt mà kết quả vẫn 1 vạch. Vậy chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch là do đâu?

Chậm kinh là gì? Bạn biết gì về que thử thai?

Chậm kinh, hay hiện tượng trễ kinh thuộc một trong các biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở các chị em phụ nữ với triệu chứng đặc trưng là khi đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt. Thông thường theo các bác sĩ, nếu như quá 35 ngày, tính từ ngày có hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ được coi là chậm kinh.

Thử que là phương pháp hỗ trợ giúp các chị em phụ nữ có thể nhận biết việc mang thai một cách nhanh chóng. Hiện phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Que thử thai là một dụng cụ có khả năng xét nghiệm định tính, giúp nhận diện, xác định nồng độ hormone hCG trong cơ thể. Hormone hCG chỉ tiết ra khi mang thai.

Que thử thai lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 tại Hoa Kỳ. Năm 1971,  sản phẩm này bị cấm bán và phải mãi tới năm 1977, que thử thai mới được chấp thuận bán ra ngoài thị trường rồi trở nên phổ biến trên toàn cầu như bây giờ.

Que thử thai có cấu tạo gồm 3 phần:

  1. Vùng để tiếp xúc trực tiếp với mẫu nước tiểu
  2. Vùng hiển thị kết quả.
  3. Vùng thuật toán so sánh.

Nguyên lý hoạt động của que thử thai về bản chất rất đơn giản, bên trong của que thử có chứa một chất có khả năng phát hiện được nồng độ hCG ở trong nước tiểu ở những phụ nữ có thai. Khi các chị em phụ nữ đưa vùng chứa chất này vào trong mẫu nước tiểu, nếu như có sự hiện diện của hormone hCG nằm trong đó, kết quả sẽ được báo về vùng hiển thị kết quả.

Về nguyên tắc hoạt động, que thử thai làm việc bằng cách đo nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu. Hormone này được tiết ra khi người phụ nữ có thai và sẽ tăng mạnh trong những tháng đầu của thai kỳ.

Chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch là do đâu?

Sau 1 khoảng thời gian, kết quả sẽ được hiển thị trên que thử. Nếu que thử hiện 1 vạch, điều này có nghĩa người phụ nữ không mang thai. Nếu que thử hiển thị kết quả 2 vạch, người phụ nữ đã mang thai.

Vậy trong trường hợp chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch là do đâu? Trường hợp bị chậm kinh 13 ngày mà thử que 1 vạch, điều này có thể xảy ra do lúc mới mang thai, hàm lượng hormone hCG trong cơ thể tương đối thấp nên que thử chưa dò ra được.

Điều này còn phụ thuộc vào loại que thử của các thương hiệu mà người phụ nữ lựa chọn. Trên thực tế, sẽ có một số que thử có mức độ nhạy cảm cao hơn với nồng độ hCG. Do đó, cho dù mới mang thai, nồng độ hCG còn thấp thì que vẫn có thể dò ra được. Nghĩa là, khi bạn dùng que của hãng này thì kết quả cho 1 vạch nhưng nếu dùng que của hãng khác thì kết quả lại 2 vạch.

Ngoài ra, nếu như các chị em thụ thai vào giai đoạn cuối của chu kỳ thì lượng hormone hCG có khả năng vẫn còn khá thấp ở thời điểm chậm kinh. Trong trường hợp nước tiểu được sử dụng làm mẫu thử không phải là nước tiểu đầu tiên trong ngày hoặc các chị em phụ nữ đã uống quá nhiều nước, nhiều khả năng, kết quả của que thử cũng sẽ bị sai, chỉ hiện 1 vạch mặc dù các chị em đã mang thai.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiến hành thử thai vào buổi sáng sau khi vừa mới ngủ dậy để kết quả chính xác hơn. Nếu chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch, bạn có thể thử bằng que khác hoặc chờ thêm vài ngày hãng thử lại.

Các nguyên nhân khác gây chậm kinh 13 ngày không có thai

Trong trường hợp chị em phụ nữ bị chậm kinh 13 ngày mà không mang thai, nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm:

  1. Do cân nặng của chị em phụ nữ thay đổi một cách đột ngột: Quá trình tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, nguyên nhân dẫn tới tình trạng là do sự thay đổi đột ngột về tỷ lệ chất béo, điều này khiến cho nội tiết tố bị mất cân bằng. Tùy thuộc vào mức độ rối loạn, kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ có thể đến muộn hơn hoặc ngưng một cách hoàn toàn.
  2. Do căng thẳng về mặt tinh thần: theo các bác sĩ, phần não bộ của con người được chia thành nhiều khu vực nhỏ tương ứng với các nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Trong đó, vùng dưới đồi được biết đến là nơi tiếp nhận và thực hiện các phản ứng căng thẳng, điều này có nghĩa là khi tinh thần bị căng thẳng thì não bộ sẽ gửi các tín hiệu tới hệ thống nội tiết nhằm gia tăng giải phóng một số loại hormone. Những hormone này có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt, dẫn tới chậm kinh.
  3. Do các chị em có chế độ ăn uống, luyện tập thiếu lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cùng với lười luyện tập thể dục thể thao có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Bao gồm:

+ Ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối.

+ Ăn nhiều các loại thực phẩm chiên rán, đồ nướng giàu chất béo bão hòa.

+ Sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích, giàu caffeine như cà phê, các thức uống chứa cồn như bia rượu.

+ Ăn ít rau cùng các loại hoa quả.

+ Ăn nhiều thịt mỡ.

+ Lười uống nước thường xuyên.

+ Thường xuyên thức khuya, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

+ Thời gian ngồi quá nhiều, ít vận động.

  1. Do mẹ đang trong thời gian cho con bú: Sau khi sinh con xong một thời gian thường các chị em phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc người mẹ cho con bú hàng ngày, điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình điều hòa nội tiết tố và duy trì kinh nguyệt một cách ổn định. Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên, em bé cần bú đêm nhiều, khiến mẹ bỉm thường xuyên thức giấc, ngủ không đều. Điều này có thể là nguyên nhân gây cản trở tới kỳ kinh nguyệt xuất hiện như bình thường.
  2. Do tác dụng phụ của một số biện pháp tránh thai và thuốc điều trị: Theo các bác sĩ, các phương pháp tránh thai hiện nay, thường được áp dụng ở các chị em phụ nữ như đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai,… cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhất định đến nồng độ nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, tình trạng chậm kinh cũng có thể xảy ra do người phụ nữ đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị. Đó có thể là thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp,…
  3. Do hội chứng buồng trứng đa nang gây ra hiện tượng chậm kinh: Hội chứng buồng trứng đa nang được biết tới là một bệnh lý thường gặp ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh xảy ra khi lượng hormone sinh dục nữ bị thiếu hụt trong khi nồng độ hormone sinh dục nam lại tăng cao bất thường.
  4. Vấn đề bất thường ở tuyến giáp: Các vấn đề về sức khỏe liên quan tới tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, một số trường hợp có ít kinh, một số nhiều, không theo chu kỳ, bị chậm kinh hoặc có thể tắt kinh hoàn toàn.

Các chị em phụ nữ cần làm gì khi thử que 1 vạch, chậm kinh không phải do mang thai?

Trong trường hợp các chị em đã dùng que thử thai trước đó nhưng kết quả là 1 vạch, hãy chờ một vài ngày và kiểm tra lại nhiều lần nữa để chắc chắc về kết quả. Khi tình trạng chậm kinh hoàn toàn không phải do người phụ nữ mang thai, các chị em hãy đi khám chuyên sản phụ khoa sớm để được các bác sĩ tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chậm kinh mà có thể bệnh nhân phải điều trị tại cơ sở y tế, uống thuốc hoặc đơn giản là thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Các bác sĩ nhấn mạnh, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn rất quan trọng với tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của các chị em phụ nữ nên cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  1. Các chị em cần đảm bảo việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú ý cung cấp calo với lượng vừa đủ, sao cho lượng calo tiêu thụ hàng ngày tương đương với lượng calo mất đi.
  2. Cần hạn chế các loại thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, giàu muối, thức ăn chiên rán, đồ nướng, thức uống có cồn, thức uống chứa nhiều caffeine, thực phẩm giàu đường hoặc chứa nhiều chất béo.
  3. Các chị em nên tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ, không nên tăng hoặc giảm tần suất một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng.
  4. Duy trì, giữ cân nặng ổn định là bí quyết giúp các chị em phụ nữ vừa duy trì được vẻ đẹp hình thể cũng như sức khỏe từ bên trong, đặc biệt là sức khỏe kinh nguyệt.
  5. Đảm bảo việc ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, nên tạo thói quen ngủ trước 23 giờ. Lưu ý, không thay đổi lịch trình sinh hoạt của bản thân một cách đột ngột khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
  6. Chú ý việc thư giãn tinh thần, hạn chế lo âu, căng thẳng quá mức, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Trên đây là giải đáp của các bác sĩ chậm kinh 13 ngày thử que 1 vạch là do đâu. Nếu các chị em có thắc mắc, câu hỏi khác liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt cần được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, hãy để lại bình luận

Nguồn tham khảo:

+ 12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/12-nguyen-nhan-gay-cham-kinh-thuong-gap-o-chi-em/ Truy cập ngày 12/08/2020.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận