Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
353 lượt xem

Thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa?

Siêu âm là một trong những kỹ thuật tái hiện hình ảnh hiện đại, có độ chính xác cao, giúp bác sĩ quan sát, đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các bất thường. Vậy thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa?

Siêu âm là gì, được bác sĩ thực hiện như thế nào?

Các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết, siêu âm là phương pháp không gây đau đớn, đang được áp dụng phổ biến hiện nay trong chẩn đoán xác định mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Khi thực hiện phương pháp siêu âm, các bác sĩ sẽ đưa một thiết bị đầu dò chuyên dụng có gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo (đối với siêu âm đầu dò) hoặc di chuyển xung quanh thành bụng (Siêu âm ổ bụng) để tiến hành quan sát hình ảnh thai nhi trong bụng.

Thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa?

Giải đáp thắc mắc thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa, các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết, ở giai đoạn 5 tuần tuổi, các bác sĩ đã có thể tiến hành siêu âm đầu dò. Đối với người phụ nữ đang mang thai, việc tiến hành siêu âm đầu dò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong. Phương pháp có thể giúp chẩn đoán xác định việc mang thai và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan tới thai nhi.

Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, mặc dù kích thước còn rất nhỏ nhưng phôi thai đã hoàn chỉnh. Do đó, thai phụ hoàn toàn có thể nhìn thấy em bé thông qua hình ảnh được cung cấp từ phương pháp siêu âm. Với phương pháp siêu âm đầu dò khi thai được 5 tuần tuổi, các bác sĩ có thể xác định được mức độ phát triển của thai nhi, đồng thời nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường để có phương hướng xử lý, khắc phục, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn em bé.

Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng tới thai nhi 5 tuần tuổi?

Trên thực tế, rất nhiều thai phụ lo ngại về việc đưa dụng cụ đầu dò vào trong âm đạo để siêu âm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Các mẹ bầu có thể yên tâm rằng, việc tiến hành siêu âm đầu dò hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới thai phụ cũng như thai nhi. Bởi, đây là phương pháp thieetus bị đầu dò siêu âm được đưa vào bên trong âm đạo và các bác sĩ chỉ di chuyển xung quanh âm đạo chứ hoàn toàn không đưa sâu vào bên trong cổ tử cung nên rất an toàn đối với mẹ và em bé.

Các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết, ý nghĩa của việc siêu âm đầu dò đối với mẹ là:

  1. Giúp xác định một cách chính xác người mẹ có đang mang thai hay không, là thai đơn hay đa thai.
  2. Các bác sĩ có thể xác định chính xác được vị trí của thai nhi, thai đã vào tử cung hay chưa.
  3. Các bác sĩ có thể quan sát được sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn đầu như tim thai và tình trạng triển của thai như thế nào.
  4. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng.
  5. Có thể giúp phát hiện sớm tình trạng mang thai ở ngoài tử cung, tránh gặp phải tai biến vỡ túi thai gây mất máu, nhiễm trùng ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người mẹ.

Thai nhi phát triển như thế nào khi siêu âm 5 tuần tuổi?

Các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết, thai nhi khi đạt 5 tuần tuổi đã phát triển mạnh mẽ. Kích thước thai nhi dài khoảng 6mm. Hệ thần kinh cùng với hệ tuần hoàn cũng đã bắt đầu phân hóa. Túi phôi hình thành mầm phôi có ba lá.

  1. Lá phôi phía ngoài: Hình thành nên hệ thần kinh của thai nhi, màng tai bên trong, thủy tinh thể, các tầng biểu bì, lông, tóc, móng trên cơ thể.
  2. Lá phôi ở giữa: Hình thành cơ thịt, xương, hệ bài tiết cùng với các mô liên kết tuần hoàn.
  3. Lá phôi ở trong: Có tác dụng phân hóa thành hệ thống tiêu hóa cùng các tổ chức thượng bì của hệ hô hấp, bàng quang, niệu đạo,…

Đặc biệt, một trong những điểm nổi bật đáng chú ý khi siêu âm thai 5 tuần tuổi chính là sự hình thành của hệ thống tuần hoàn. Nhịp tim của thai nhi lúc này đã bắt đầu xuất hiện, tần suất hoạt động gấp đôi nhịp tim của người lớn, có thể dao động từ 100 -160 nhịp/phút.

Cũng trong thời điểm này, các đường nét trên khuôn mặt của thai nhi cũng bắt đầu lộ dần ra. Ở phần đầu phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phần phía trước. Trong tuần thứ 5, sự phát triển của thai nhi tập trung vào não bộ. Có khoảng 100 tế bào não được hình thành mỗi phút. Đó cũng là lý do mà vào thời điểm này, các mẹ bầu thường có cảm giác đói bụng vì cơ thể mẹ cần nhiều dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình phát triển của bé.

Các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết trong tuần thứ 5, các bộ phận như tim, hệ thống thần kinh, huyết quản của thai nhi rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nếu phải chịu tác động mạnh nên vào thời điểm này, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.

Các thắc mắc thường gặp của mẹ bầu khi siêu âm thai 5 tuần tuổi

+ Siêu âm thai 5 tuần tuổi đã nhìn thấy tim thai hay chưa?

Khi thai nhi đạt 5 tuần tuổi, hệ thống tuần hoàn được hình thành, tim thai lúc này đã xuất hiện. Do đó, các mẹ bầu hoàn toàn có thể nhìn thấy tim thai khi thai được 5 tuần tuổi. Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ kiểm tra được hoạt động tim thai, căn cứ vào đó để tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Cũng có một số trường hợp khi mẹ bầu đi siêu âm thai ở tuần thứ 5 nhưng vẫn chưa nhìn thấy tim thai. Mẹ bầu lúc này cũng đừng quá lo lắng, mẹ bầu có thể đợi thêm khoảng 1-2 tuần rồi siêu âm lại bởi sự phát triển ở mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau.

+ Siêu âm thai 5 tuần tuổi có phát hiện thai đã vào tử cung hay chưa?

Thực tế cho thấy, thời điểm làm tổ trong buồng tử cung của mỗi phụ nữ là khác nhau. Quá trình thụ thai và để thai làm tổ trong buồng tử cung của người phụ nữ sẽ mất từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số người, quá trình này có thể diễn ra lâu hơn, từ 13 đến 15 ngày.

Do đó, việc xác định được thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung của mẹ bầu hay chưa không phải đơn giản. Lúc này, các bác sĩ sản phụ khoa sẽ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng. Bởi vậy, cách tính này có thể xê dịch từ 1 đến 2 tuần nên nhiều thai phụ được tính là thai 5 tuần tuổi nhưng thai thực tế vẫn chưa vào tới tử cung.

+ Nguyên nhân nào khiến cho thai làm tổ muộn tại tử cung?

Theo các bác sĩ, việc bào thai vào tử cung muộn hơn so với bình thường có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  1. Vòi trứng có bất thường: Những người phụ nữ có ống dẫn trứng hẹp, nhỏ, có tiền sử thông tắc vòi trứng để lại sẹo, có viêm nhiễm ở vòi trứng có thể khiến cho thời gian bào thai đi vào tử cung chậm hơn so với bình thường.
  2. Do thể trạng của mẹ bầu: Ở mỗi người phụ nữ sẽ có cơ địa hoàn toàn khác nhau, kỳ kinh nguyệt khác nhau. Do đó, thời điểm bào thai đi vào tử cung cũng có thể khác nhau.
  3. Do thai làm tổ ngoài tử cung: Trong một số trường hợp chậm kinh 14 ngày, que thử thai hiển thị kết quả 2 vạch nhưng khi tiến hành siêu âm vẫn chưa thấy thai vào tử cung, rất có khả năng là trường hợp thai làm tổ ngoài tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng của người mẹ.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi mang thai những tuần đầu tiên?

Giai đoạn đầu tiên khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo thai kỳ diễn ra một cách khỏe mạnh, em bé nhận được sự phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây.

  1. Khám thai sớm ngay khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mang thai: Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mang thai, nghi ngờ việc mang thai thì mẹ bầu nên đi khám thai sớm. Việc làm này giúp xác định bản thân bạn đã mang thai hay chưa cũng như được kiểm tra một số chỉ số cơ bản để xác định sự phát triển của thai. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ tư vấn các bước khám thai tiếp theo cũng như hỗ trợ bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất.
  2. Hạn chế những loại thực phẩm có hại, không tốt cho sức khỏe: Một số loại thực phẩm khi ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, do đó mẹ bầu cần tránh sử dụng khi mang thai. Bao gồm: Các loại phô mai chưa được tiệt trùng, trứng sống, các loại thịt, cá, hải sản chưa qua chế biến, đồ gỏi, cá có hàm lượng thủy ngân cao.
  3. Chú ý việc bổ sung đầy đủ acid folic: Các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care cho biết việc bổ sung đầy acid folic trong tam cá nguyệt đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật tim bẩm sinh. Ngoài ra thì mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác, chẳng hạn như DHA, sắt, canxi, kẽm,… cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và các loại vitamin tổng hợp.
  4. Mẹ bầu không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc/thực phẩm chức năng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  5. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích trong thai kỳ bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
  6. Duy trì chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý, khoa học: Có lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ về thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa. Nếu bà bầu có thắc mắc về thai kỳ cần được bác sĩ chuyên sản phụ khoa Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tư vấn miễn phí, đừng ngần ngại để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận