Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
415 lượt xem

Bầu 6 tháng ăn rau ngót được không?

Rau ngót là món ăn quen thuộc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người truyền tai nhau về việc bà bầu ăn rau ngót sảy thai khiến chị em lo lắng. Vậy bầu 6 tháng ăn rau ngót được không? Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.

THÀNH PHẦN CỦA RAU NGÓT

Rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngot rất dễ sống và được trồng bằng thân ở trong vườn, bờ ao, theo các lối đi,…

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót đa dạng dưỡng chất. Ngoài các loại vitamin và khoáng chất cần tiết như vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, kali, magie, photpho,… thì rau ngót còn cung cấp lượng đạm cao.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót:

–     Protein: 5.3g

–     Tinh bột: 3.4g

–     Canxi: 169g

–     Photpho: 64.5g

–     Sắc: 2.7g

–     Vitamin C: 185g

–     Vitamin PP: 2.2g

–     Vitamin B1: 100mcg

–     Vitamin B2: 400 mcg

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa nhiều loại axit amin: lysine 3.1g, tryptophan 1g, methionin 2.5g, phenylalanin 4.7g, threonin 6.5g, valine 3.3g,… Đây là những axit amin quan trọng và cần thiết cho cơ thể.

Có thể thấy, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng của rau ngót, đây được coi là một trong những món ăn phù hợp với hầu hết tất cả mọi người.

ĂN RAU NGÓT CÓ TỐT KHÔNG?

Theo kinh nghiệm dân gian, lá của cây rau ngót được dùng để điều trị một số bệnh thông thường. Lá cây chứa các chất dinh dưỡng đa lượng và có hầu hết các vi chất dinh dưỡng, các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường.

Ngoài ra, rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu bao gồm natri, kali, canxi, photpho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan,… cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Một số tác dụng của rau ngót phải kể đến:

  1. Ổn định huyết áp: Trong rau  ngót có hợp  chất papaverin, chính điều này đã giúp rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch và cải thiện được triệu chứng cao huyết áp.
  2. Hỗ trợ giảm cân: Nước rau ngót sốt giúp duy trì vóc dáng đặc biệt là người bị béo bụng.
  3. Điều trị tiểu đường: Rau ngót chứa insulin có khả năng kiểm soát lượng đường và có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường cấp 1.
  4. Cải thiện sữa mẹ: Các dưỡng chất có trong rau ngót rất tốt cho mẹ sau sinh. Nước rau ngót giúp mẹ thanh nhiệt, tăng lượng sữa cho bé. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh có thể dùng rau ngót để chữa sót nhau thai. Rau ngót giúp tử cung co bóp để đẩy hết các dịch trong buồng tử cung ra ngoài và tiêu viêm.
  5. Cải thiện đời sống tình dục: Hợp chất phytochemical trong rau ngót là loại dược liệu có thể khơi dậy ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Lá rau ngót chứa những loại hợp chất sterol giúp tăng chất lượng và số lượng của tinh trùng. Ngoài ra, vitamin C có trong rau ngót giúp tăng cường lưu thông máu tới dương vật và kích thích ham muốn tình dục.
  6. Điều trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Trẻ em thường bị ra mồ hôi trộm ở lưng và gáy, đặc biệt là ra nhiều vào ban đêm. Điều này khiến bé dễ ốm hoặc cảm lạnh. Rau ngót có khả năng hỗ trợ khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm nhanh hóng.
  7. Trị táo bón: Ở cả trẻ em và người lớn đều dùng rau ngót trị táo bón được và rất an toàn. Vì trong rau ngót có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng bổ âm. Những phụ nữ sau sinh hãy ăn rau ngót để phòng ngừa tình trạng táo bón xảy ra.

BẦU 6 THÁNG ĂN RAU NGÓT ĐƯỢC KHÔNG?

Phụ nữ mang thai cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đa dạng thực đơn hàng ngày và cân đối các nhóm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo số lượng cũng nwh chất lượng bữa ăn.

Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai đều quan tâm đến chế độ ăn cũng như lựa chọn thực phẩm mỗi ngày. Vậy bầu 6 tháng ăn rau ngót được không?

Rau ngót được biết đến là món ăn dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sức dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu 6 tháng.  Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai cos tiền sử sinh non hoặc sảy thai, thụ tinh ống nghiệm thì không nên sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót bởi trong thành phần của loại rau này chứa hợp chất papaverin có thể khiến mẹ sinh non hoặc sảy thai.

Tuy nhiên, với mẹ bầu 6 tháng sức khỏe bình thường thì có thể sử dụng rau ngót để đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn rau ngót sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, nấu chín rau ngót để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, chị em cần tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

BẦU 6 THÁNG ĂN NHIỀU RAU NGÓT CÓ SAO KHÔNG?

Trong khẩu phần dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, các chuyên gia khuyến nghị bổ sung đa dạng nhóm chất để giúp mẹ và bé hấp thu thêm được nhiều chất dinh dưỡng cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết. Rau ngót chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó lại là thực phẩm cần được hạn chế để giảm thiểu các tác dụng phụ. Mẹ bầu 6 tháng ăn nhiều rau ngót có thể gặp các nguy cơ:

  • Tăng nguy cơ sảy thai

Mặc dù chưa có kết luận khoa học nào chứng minh việc ăn rau ngót có thể gây sảy thai ở bà bầu, những loại rau này có thể tiềm ẩn những rủi ro, bà bầu không thể không ăn rau muống. Rau mồng tơi chứa hàm lượng papaverin cao, có thể kích thích cơ trơn tử cung co bóp. Đây là một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu hàm lượng hợp chất này trong rau cao chắc chắn không tốt cho bà bầu.

Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh hoặc sau khi nạo hoặc hút thai thường được khuyên uống nước rau muống sống để tránh bị sót bã. Có thể sử dụng 40 gam lá mùi tươi, rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó, cho một ít nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp rau muống vừa xay.

Tiếp theo là vắt lấy nước rau ngót tươi. Chỉ cần sử dụng 100ml rau ngót tươi với khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút sau, rau nhau sẽ được tống ra ngoài.

Để đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai, thì không nên sử dụng rau ngót tươi, mà hãy sử dụng rau ngót đã được nấu chín để giảm nguy cơ cũng như phòng nguy cơ dọa sảy thai.

  • Cản trở sự hấp thu canxi và photpho

Hợp chất glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất từ rau ngót, đây là hợp chất có thể là yếu tố gây cản trở quá trình hấp thụ canxi hoặc photpho có trong thành phần của rau ngót hoặc ở những thực phẩm khác khi vào cơ thể.

  • Ăn nhiều rau ngót có thể gây mất ngủ

Ngoài tác dụng phụ gây sảy thai thì việc ăn quá nhiều rau ngót cũng có thể gây mất ngủ, ăn uống kém, thậm chí một số trường hợp còn cảm thấy khó thở.

Khi ăn rau ngót có các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

BẦU 6 THÁNG NÊN ĂN RAU GÌ?

Trong quá trình thai kỳ, rau xanh được coi là thực phẩm quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu 6 tháng cần lưu ý khi lựa chọn các loại rau và chế biến để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý về các loại rau tốt cho chị em khi mang thai:

  • Rau cải bó xôi

Trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe thai phụ thì không thể bỏ qua cải bó xôi. Đây là loại rau có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn, tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé. Các chất dinh dưỡng có trong cải bó xôi giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực đồng thời kiểm soát cân nặng tốt. Bên cạnh đó, mẹ bầu 6 tháng ăn rau cải bó xôi còn hỗ trợ sự phát triển xương và não bộ cho bé.

  • Rau cần

Theo Đông y, rau cần có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng nấm, giảm đường,… Loại rau này giàu chất xơ nên có thể giúp mẹ bầu cải thiện được tiêu hóa, tránh táo bón hiệu quả.

  • Rau chân vịt

Rau chân vịt là một loại rau ăn lá giàu khoáng chất như kali, kẽm, magie, sắt, canxi… cùng các loại vitamin như folate, niacin, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Đây là một loại rau rất có lợi cho sức khỏe với hàm lượng chất béo thấp.

Ngoài ra, rau chân vịt còn giúp ngăn ngừa ung thư, hình thành hệ xương chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giúp hệ thần kinh của thai nhi khỏe mạnh.

  • Bắp cải

Bắp cải là nguồn cung cấp vitamin A, E, K, kẽm, magie,… tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu 6 tháng có thể thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày của mình để tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Bí xanh

Bí xanh là loại rau rất tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Nguyên do là ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai thường hay bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm.

Theo Đông y, bí xanh có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước, lợi tiểu. Món canh bí xanh nấu với thịt nạc hoặc cá chép có thể giúp mẹ bầu giảm nhẹ chứng phù chân khi mang thai.

Tuy nhiên, khi sơ chế các loại rau nói trên chị em cần ngâm với nước muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Tránh ăn các loại rau sống để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để sử dụng các loại rau phù hợp, đúng cách và an toàn.

Nên Xem Thêm:

Bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bầu 6 tháng ăn rau ngót được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!