Nhịp tim thai là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy thai 8 tuần tuổi nhịp tim bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua nội dung bài viết sau đây.
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
Thai 8 tuần tuổi là thời điểm bé có tốc độ phát triển nhanh chóng, mỗi phút bé sẽ tăng thêm 1mm chiều dài cơ thể và hơn 100 tế bào não được hình thành. Lúc này, bé đã nặng khoảng 1g và có chiều dài 1.6cm bằng một quả nho.
Khi siêu âm thai 8 tuần tuổi mẹ sẽ có thể thấy rõ phần đuôi của thai nhi đã biến mất. Các bộ phận như tay, cầm, mắt,… cũng đã phát triển. Trong tuần này bé đã biết bài tiết chất thải ra nước ối thuần thục. Đặc biệt, thai 8 tuần tim thai đã được phân chia thành 4 ngăn và các vách tim.
Các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh chóng cùng các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Ở giai đoạn này, cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi đã xuất hiện nhưng chưa đủ để phân biệt được giới tính khi siêu âm mà cần chờ những tuần sau.
Đây là giai đoạn khuôn mặt bé tiếp tục được hình thành, hàm, mũi và răng đang phát triển. Đặc biệt, thai 8 tuần là thời điểm quan trọng đối với sự hình thành của mắt và tai. Mí mắt lúc này vẫn đóng chặt và chỉ hé mở ở tuần thuws 27. Trên khuôn mặt quan sát có thể thấy đôi vành tai nhỏ xíu, cùng với đó là miệng, mũi và lỗ mũi tuy nhỏ nhưng đã có thể phân biệt được.
Tế bào xương đang bắt đầu thay thế các sụn gốc đã được đặt ra như cánh tay, chân và các ngón tay, ngón chân đã bắt đầu phát triển.
Hệ tuần hoàn của bé được hoàn thiện dần và có thể thấy được một mạng lưới các mạch máu dưới một lớp da mỏng trong suốt.
Nhau thai đã trưởng thành để thực hiện chức năng sinh nội tiết tố. Cơ thể thai nhi 8 tuần đã hoàn tất các cơ quan về lý tính, chuẩn bị sẵn sàng để tăng cân nhanh chóng trong thời gian tiếp theo.
Lúc này, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết. Nếu không quan tâm, chăm sóc kỹ, trẻ có nguy cơ dị tật, kém phát triển, thậm chí sinh non, sảy thai.
Nhịp tim thai được hình thành và phát triển như thế nào?
Tim thai được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ. Phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim thai lúc này đã co bóp và đập như người bình thường.
Đến tuần thứ 2, tim thai bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Nhịp tim đập khoảng 90- 110 nhịp/phút và tăng lên mỗi ngày. Vào tuần thứ 9, nhịp tim thai đạt đến đỉnh điểm từ 140- 170 nhịp/phút ở cả bé trai và bé gái.
Vào tuần 11- 12, tim thai gần như đã hoàn thiện. Sang tuần 16, tim thai có thể bơm 24 lít máu/ngày. Lượng máu tim co bóp sẽ tăng lên cùng sự phát triển của thai nhi đồng thời tim cũng hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, chức năng, tăng khối lượng, kích thước. Nhịp tim thai đập từ 120- 160 nhịp/phút là bình thường.
Siêu âm từ tuần thứ 6- 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim của bé. Tuy nhiên, một số trường hợp thai khoảng 8- 10 tuần mới có thể nghe được tim thai.
Đến tuần thứ 20, mẹ có thể nghe nhịp tim thai của bé bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Thai 8 tuần tuổi nhịp tim bao nhiêu?
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, tim thai được hình thành từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu tạo thành 2 ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên nó đã bắt đầu đập và có chức năng như một quả tim thực thụ.
Đến tuần thứ 4, phôi thai dài thêm khoảng 1cm, tim của thai nhi cũng dần hoàn thiện hơn.
Tim thai sẽ bắt đầu hoạt động từ tuần 5- 6 của thai kỳ. Đến tuần thứ 7 nhịp tim tăng dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải, nhịp đập rõ ràng. Nhịp tim trung bình là 90- 110 nhịp/phút và tăng dần lên mỗi ngày.
Vậy thai 8 tuần nhịp tim bao nhiêu? Đến tuần thứ 8, nhịp tim lúc này là khoảng 100- 160 nhịp/phút. Nhịp tim có thể tăng lên 140- 170 nhịp/ phút ở tuần thứ 9-10.
Khi thai nhi ở tuần thứ 11, tim thai bắt đầu đập nhẹ dần và đến khoảng tuần thứ 14 thì tim thai sẽ đạp rõ ràng hơn. Đến tuần thai thứ 16, tim đã có thể bơm máu với 23 lít/ngày, số lượng này sẽ còn tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, thai 8 tuần có nhịp tim trung bình từ 100- 160 nhịp/phút. Tuy nhiên, cần lưu ý khi nhịp tim thai đập chậm dưới 80 nhịp/phút thì đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ có nguy cơ bị suy thai, thai chết lưu, sảy thai. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp có biểu hiện bất thường. Đặc biệt, nên lựa chọn cơ sở thăm khám thai uy tín, chất lượng để có được kết quả chính xác nhất.
Thai 8 tuần tuổi chưa có tim thai nguy hiểm không?
Có một số trường hợp thai 8 tuần tuổi siêu âm chưa có tim thai khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng mẹ nên bình tính và tiếp tục theo dõi sức khỏe. Nếu như trước đó thai phụ không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì tình trạng này có thể xuất hiện do những nguyên nhân:
- Tính sai tuổi thai nhi do mẹ nhớ nhầm chu kỳ kinh nguyệt của mình
- Sai sót trong quá trình siêu âm
- Thể trạng của mẹ gầy yếu, không đủ dinh dưỡng khiến thai nhi phát triển chậm nên chưa có tim thai tuần 8.
Tuy nhiên, nếu mẹ siêu âm thai 8 tuần chưa có tim thai kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể đây là dấu hiệu thai ngừng phát triển và chết lưu trong bụng mẹ trước đó. Trường hợp này mẹ có thể gặp phải những dấu hiệu cảnh báo: đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, dịch bất thường, không còn dấu hiệu ốm nghén,…
Để chắc chắn nguyên nhân tại sao thai nhi 8 tuần chưa có tim thai mẹ cần làm xét nghiệm hCG để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi. Nếu nồng độ hCG cao thì mẹ yên tâm, thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ là tim thai của bé xuất hiện muộn do một số nguyên nhân kể trên mà thôi
Nhịp tim bình thường của thai nhi là bao nhiêu?
Việc đo nhịp tim thai để xác định nhịp tim bình thường, nhanh hay chậm sẽ giúp bác sĩ có thể biết được những dấu hiệu bất th và xử lý kịp thời. Đồng thời, nhịp tim thai nhanh hay chậm cũng thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
+ Nhịp tim thai bình thường
Tuần thứ 16 của thai kỳ, nhịp tim thai trung bình là 120- 160 lần/phút và có thể tăng lên 180 lần/phút khi bé cử động. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, giai đoạn mẹ chuyển dạ nhịp tim thai tốt nhất khi đạt từ 110- 160 nhịp/phút.
Nhịp tim thai cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi cử động nhiều có thể dẫn đến thay đổi nhịp tim.
+ Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh sinh lý thường xuất hiện khi mẹ chuyển dạ. Lúc này em bé cần nhiều oxy hơn, tim thai có bóp và đập nhiều hơn dẫn đến nhịp tim thai nhi tăng ít nhất 15 nhịp/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây. Chính vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu nhịp tim thai tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ thì mẹ cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu suy tim, cần can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Hầu hết các bác sĩ thường tác động làm tim thai đập nhanh bằng cách lắc nhẹ bụng mẹ, đưa ngón tay qua phần cổ tử cung, ấn lên đầu thai đối với thai ngôi thuận, tạo âm thanh động ngắn.
Nếu tốc độ nhịp tim tăng nhanh trở lại khi áp dụng các cách trên thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.
+ Nhịp tim thai chậm
Nhịp tim thai chậm nguy hiểm hơn nhiều so với nhịp tim nhanh bới nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở thai nhi.
Trong tuần thai từ 6- 8 tuần. khi đã có tim thai và nhịp tim nhưng tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên đến 70%. Đối với thai nhi đã ổn định nhịp tim hoàn thiện, nếu tim thai dưới 120 lần/phút được xem như nhịp tim chậm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Khi phát hiện ra tim thai đập chậm, mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.
Việc theo dõi nhịp tim thai theo tuần rất quan trọng, mẹ nên đặc biệt chú ý và thăm khám thai định kỳ để được chẩn đoán chính xác và các bác sĩ có phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Trên đây là những thông tin giải đáp thai 8 tuần tuổi nhịp tim bao nhiêu. Ngoài ra, nếu như còn thắc mắc nào khác liên quan hãy để lại bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!