Khi mang thai, các ông bố bà mẹ luôn nóng lòng muốn biết giới tính thai sớm nhất có thể. Vậy mới có thai làm sao biết trai hay gái? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết sau đây.
Mang thai bao lâu biết giới tính của con chính xác nhất?
Dẫu biết rằng bé trai hay gái đến bên bố mẹ đều là niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, sớm biết được giới tính của thai nhi luôn là điều mẹ bố mẹ quan tâm nhất, từ đó có sự chuẩn bị thật tốt trước khi đón bé chào đời.
Hiện nay với sự phát triển của y học đã có thể chẩn đoán chính xác giới tính thai nhi qua siêu âm màu 4D khi thai 16 tuần tuổi, tỷ lệ chính xác đến 80%. Tuy nhiên, để biết chính xác nhất thì phải đến tuần thai thứ 20 với tỷ lệ chính xác đến 95%. Tuy nhiên, tại nước ta việc xác định giới tính thai hiện nay không cho phép, siêu âm nhận biết giới tính là vi phạm pháp luật. Vì thế, hầu như các các cơ sở y tế hầu như bác sĩ không tiết lộ giới tính của thai.
Vậy, khi mới có thai làm sao để biết trai hay gái?
Hầu hết các trường hợp mới mang thai thường sẽ không thể biết giới tính của bé. Tuy nhiên, hiện nay có một số phương pháp giúp bố mẹ có thể dự đoán mang thai bé trai hay bé gái như sau:
- Ốm nghén: là dấu hiệu bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị ốm nghén nhiều vào buổi sáng và triệu chứng kéo dài thì có thể bạn đã mang thai bé gái. Ngược lại nếu như ốm nghén it, thậm chí không ốm nghén thì có thể bạn đang mang thai bé trai. Ngoài ra, nếu mẹ bầu nghén đồ chua thì có thể mang thai bé trai, nghén đồ ngọt có thể mang thai bé gái.
- Nước tiểu có màu vàng vào buổi sáng: nếu như bạn để ý một chút nếu như màu nước tiểu khác thường, có màu vàng, hơi sáng thì có thể là bé trai. Nếu nước tiểu đục thì có thể đang mang bầu bé gái.
- Thay đổi ngoại hình mẹ bầu: thông thường mẹ bầu mang thai bé trai da mặt thường sạm hơn, nổi mụn trên da. Ngược lại mang thai bé gái da mặt mẹ thường mềm mại, hồng hào hơn.
- Dựa vào nhịp tim thai: đây cũng là một trong những yếu tố mà mẹ thường dựa vào để nhận biết. Theo đó, nếu như nhịp tim thai dưới 140 nhịp/phút thì có thể mẹ đang mang thai bé trai. Nếu nhịp tim trên khoảng 150-170 lần thì có thể đang mang thai con gái.
- Thay đổi kích thước vòng 1: theo dân gian, nếu như ngực phải của mẹ phát triển to hơn ngực trái thì khả năng bạn đang mang bầu bé trai.
- Dùng nhẫn cưới xác định: nếu dùng nhẫn cưới buộc sợi dây và giơ ra trước bụng bầu. Nếu như nhẫn xoay tròn thì có nghĩ bạn mang thai bé gái, trong khi nhẫn di chuyển hình quả lắc thì có thể là con trai.
- Bụng bầu: nếu bầu bụng dưới thì khả năng bạn đang mang thai bé trai, bầu bụng cao thì có thể là con gái.
Trên đây là một số mẹo giúp mẹ có thể nhận biết được mang thai trai hay gái. Tuy nhiên, những cách này chỉ mang tính chất tham khảo. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh những điều trên là đúng và khoa học.
Lời khuyên của bác sĩ Sản khoa
Mang thai và sinh con là điều hạnh phúc đối với cha mẹ. Vì thế, giới tính của thai nhi không quan trọng bằng việc bạn chú ý chăm sóc sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển tốt nhất có thể. Hãy nhớ rằng khi mang thai cần phải giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Đặc biệt suốt quá trình thai nghén, mẹ cần phải khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh,
Hiện nay tại Hà Nội, mẹ bầu có thể an tâm tin tưởng thăm khám thai, siêu âm thai tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế- 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và siêu âm thai chính xác.
Với đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới (hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, siêu âm 2D, 4D) đã qua kiển duyệt trước khi sử dụng. Mặt khác, thủ tục khám thai tại đây khá nhanh chóng, chi phí thăm khám thai được niêm yết công khai.
Mọi thắc mắc về vấn đề mới có thai làm sao để biết trai hay gái, bạn có thể liên hệ (024) 38.255.599 – 083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!