Trong thời gian mang thai, việc chú trọng đến chế độ dinh đưỡng là điều rất cần thiết bởi nó tác động không nhỏ tới sự khỏe mạnh của mẹ và em bé. Trong đó, ăn củ sắn khi mang thai có tốt không là nỗi băn khoăn, lo lắng của không ít mẹ bầu.
Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của sắn được nhiều gia đình yêu thích
Củ sắn (tên gọi khác là khoai mì) là loại lương thực phổ biến ở vùng nông thôn và miền núi thuộc nước ta. Sắn được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu ở dạng củ.
Về giá trị dinh dưỡng, sắn tươi giàu chất đường bột cùng các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ, muối khoáng, các vitamin,…
Nghiên cứu cho thấy, tính trung bình 100 gram củ sắn có thể cung cấp:
- Năng lượng: 670 calo
- Nước: 60 gram
- Carbohydrates: 38.1 gram
- Chất đạm: 1.4 gram
- Vitamin C: 20.6mg
- Vitamin B1: 8% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Vitamin B2: 4% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Vitamin B3: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Vitamin B6: 7% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Vitamin B9: 7% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
- Canxi: 16 mg
- Ma giê: 21 mg
- Phốt pho: 27mg
- Kali: 271 mg
Củ sắn có ích lợi gì?
Với hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, củ sắn được biết tới là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những tác dụng của việc ăn sắn đối với con người là:
- Ăn sắn giúp chăm sóc sức khỏe làn da của bạn: Sắn là một trong những loại thực phẩm có tác dụng làm đẹp, được nhiều phụ nữ áp dụng. Củ sắn có hàm lượng nước cao cùng các khoáng chất dồi dào, có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm, làm trắng da. Các chị em phụ nữ có thể ăn sắn thường xuyên và sử dụng sắn đắp mặt nạ để nhận được những lợi ích này.
- Ăn sắn giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng cho bạn: Cùng với tác dụng giúp làm đẹp da thì củ sắn, còn được biết đến với tác dụng giúp hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng cho cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, thành phần chủ yếu trong củ sắn là nước, chất xơ, khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác. Ăn sắn có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn cũng như giảm cảm giác thèm ăn vặt, nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn lượng calo nạp vào để giảm cân một cách hiệu quả.
- Ăn sắn giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn: Một trong những lợi ích khác của việc ăn sắn thường xuyên chính là giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, sắn có chứa canxi, kali và phốt pho. Đây đều là những khoáng cần thiết, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống cơ xương khớp.
- Ăn sắn giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế nguy cơ táo bón: Theo các bác sĩ, thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón. Ăn sắn có thể cải thiện vấn đề này nhờ hàm lượng lớn chất xơ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá. Củ sắn cũng đã được chứng minh giúp cân bằng chỉ số đường huyết, nhờ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Ăn sắn tốt cho hệ thống tiêu hoá: Các thành phần có trong củ sắn có tính chất như bazơ kiềm. Tức là khi vào bên trong ruột, sắn có thể làm dịu, làm giảm tiết axit dạ dày,… Điều này có thể giúp hạn chế được các nguy cơ hình thành nên bệnh trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng.
- Ăn sắn giúp tăng cường sức đề kháng: Củ sắn có hàm lượng cao vitamin C. Các nhà nghiên cứu ước tính, 100 gram củ sắn cung cấp tới 40% nhu cầu vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Vitamin C có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Ăn củ sắn khi mang thai có tốt không?
Trả lời câu hỏi ăn củ sắn khi mang thai có tốt không, theo các bác sĩ, mặc dù củ sắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn sắn.
Trên thực tế, bà bầu không nên ăn sắn khi mang thai, đặc biệt nếu mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân được lý giải là do ở trong củ sắn có chứa đáng kể hàm lượng cyanhydric. Theo các bác sĩ, hợp chất này rất dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá, thậm chí gây ngộ độc. Hợp chất này thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ cùng với hai đầu của củ sắn.
Bên cạnh đó, vào khoảng 3 tháng đầu khi mang thai thì cơ thể mẹ bầu khá yếu, sức đề kháng suy giảm nên cơ thể gặp khó khăn để có thể loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể. Do đó, nguy cơ ngộ độc do ăn sắn sẽ cao hơn.
Lưu ý khi ăn sắn để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc
Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc khi ăn sắn, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đầu tiên là cần đảm bảo việc loại bỏ vỏ sắn trước khi tiến hành luộc
- Cần cắt bỏ hai đầu của củ sắn để loại bỏ chất độc có hại, đặc biệt là cyanhydric
- Ngâm sắn với nước sạch, ngâm tối thiểu trong vòng 2 giờ hoặc để qua đêm. Rửa lại nhiều lần sau đó với nhiều lần.
- Khi chọn sắn, nên ưu tiên chọn lựa những củ sẵn còn tươi, vừa mới thu hoạch xong. Sắn càng để lâu thì sẽ tích tụ càng nhiều các chất độc.
- Không ăn sắn sống, phải tiến hành luộc chín trước khi ăn.
- Ăn sắn vừa phải, không ăn quá nhiều và thường xuyên.
- Sắn nên ăn kèm với các thức ăn có chứa nhiều protein. Điều này sẽ giúp giảm bớt chất độc có bên trong củ sắn.
Một số món ăn ngon được làm từ củ sắn
Dưới đây là một số ăn đơn giản được làm từ củ sắn mà bạn có thể áp dụng làm cho bản thân và những người thân yêu.
- Hướng dẫn làm món bánh củ sắn nướng than
Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh củ sắn nướng than gồm có: 450 gram củ sắn, 150 gram đậu xanh, 85 gram đường trắng, 1 muỗng sữa đặc, 200 ml nước cốt dừa, một nắm hành lá, 1 chén bột năng, 2 thìa đường, 1/4 thìa nhỏ muối.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đậu xanh tiến hành hấp chín, xay nhuyễn, sắn bỏ vỏ, ngâm trong nước lạnh tối thiểu 2 giờ, rửa sạch, hấp chín.
- Bước 2: Xay sắn sau đó cho đậu xanh, sữa đặc, đường, bột năng cùng với nước cốt dừa rồi trộn đều.
- Bước 3: Chia bột sắn ra thành từng phần nhỏ, vo tròn rồi ép dẹp, cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng.
- Bước 4: Tiến hành nấu nước cốt dừa dùng kèm bánh bằng cách cho 150 ml nước cốt dừa + 150 ml nước lọc + 2 thìa canh đường + 1/4 thìa cà phê muối vào nồi khuấy đều rồi đun sôi. Cho thêm vào đó 1 thìa canh bột năng với ít nước lạnh đến khi nước cốt sệt lại.
- Bước 5: Bánh nướng xong xếp lên đĩa, rưới ít nước cốt dừa rồi thưởng thức.
- Cách làm món xôi đỗ xanh và sắn
Nguyên liệu làm món xôi đỗ xanh và sắn gồm có: 1 bát con gạo nếp, 1 củ sắn, 1/2 bát con đỗ xanh sát vỏ, muối, đường, dầu ăn, dừa bào sợi, vừng rang thơm.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Gạo nếp các bạn đãi qua nhiều lần nước, ngâm gạo vào âu nước lạnh pha một ít muối, để qua đêm.
- Bước 2: Sắn tiến hành tách vỏ, dùng dao bổ lấy làm đôi, ngâm sắn qua đêm. Ngày hôm sau rửa lại thật sạch, để ráo, cắt nhỏ.
- Bước 3: Đỗ xanh đãi nhiều lần nước, để ráo.
- Bước 4: Gạo nếp ngâm xong đổ ra rổ cho ráo nước. Trộn gạo nếp, sắn cùng đỗ xanh với nhau, cho vào đó nửa thìa nhỏ muối, dùng tay xốc đều lên.
- Bước 5: Để xôi vào trong chõ hấp, dùng đũa xới đều, thêm vào đó 2 thìa canh đường trắng. Đun cho đến khi phần gạo nếp và sắn chín mềm, đổ vào chõ hấp xôi một ít dầu ăn, xới đều. Tiếp tục đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
- Bước 6: Múc xôi ra đĩa, bên trên thêm dừa bào và thêm vừng rang và thưởng thức.
- Hướng dẫn làm chè sắn nóng
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 2 củ sắn vừa ăn, đường, gừng, muối, bột sắn dây, dừa thái sợi.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Sắn bóc vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng để qua đêm.
- Bước 2: Cho sắn vào nồi, đổ ngập nước tới mặt sắn, đun sôi.
- Bước 3: Sắn chín lấy ra thái miếng vừa đủ ăn.
- Bước 4: Cho thêm đường vào nồi, thêm vào đó một ít gừng thái sợi, đun lửa thật nhỏ.
- Bước 5: Cho sắn vào đun cùng, để lửa nhỏ.
- Bước 6: Hòa lẫn bột sắn dây với một ít nước lọc từ từ đổ vào nồi chè đến khi sắn sánh đặc thì tắt bếp.
- Bước 7: Múc sắn ra bát, thêm ít dừa và thưởng thức.
- Cách làm bánh củ sắn
Nguyên liệu làm bánh củ sắn gồm có: 1 củ sắn, 130 – 140ml sữa đặc, 1 thìa canh bột năng, 200ml nước cốt dừa đóng hộp, nửa thìa nhỏ muối.
Cách làm bánh củ sắn như sau:
- Bước 1: Củ sắn tiến hành gọt vỏ, rửa sạch, ngâm nước lạnh để qua đêm, sau đó để ráo nước.
- Bước 2: Sắn thái nhỏ đem xay sau đó cho thêm phần nước cốt dừa, bột năng, sữa đặc, muối vào âu, trộn đều các hỗn hợp cho lẫn với nhau.
- Bước 3: Tiếp tục cho hỗn hợp sắn vào máy sinh tố, xay từ 1 đến 2 phút đến khi hỗn hợp mịn hơn.
- Bước 4: Ở khuôn, bạn thoa vào đó một lớp bơ mỏng để chống dính.
- Bước 5: Tiến hành đổ hỗn hợp sắn vào khuôn.
- Bước 6: Lò nướng bật nóng 145 độ C trước, cho khuôn bánh vào nướng với thời gian từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng.
- Bước 7: Để bánh nguội rồi cho vào trong tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng là có thể lấy ra và thưởng thức.
Trên đây là giải đáp ăn củ sắn khi mang thai có tốt không. Nếu bạn có thắc mắc khác về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.
NGUỒN THAM KHẢO:
+ Những lưu ý khi ăn củ sắn https://soha.vn/nhung-luu-y-khi-an-cu-san-20180112133840123.htm Truy cập ngày 17/12/2019.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!