Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
3445 lượt xem

Bị tụ máu bầm không nên ăn gì và nên ăn những gì?

Vết bầm tím và tụ máu thường xuất hiện trên da sau nhiều trấn thương chẳng hạn như ca chạm xe cộ. Nó xảy ra khi các tĩnh mạch nhỏ và mao mạch dưới da bị vỡ. Những vết bầm thường gây mất thẩm mỹ và mội người đều tìm cách để làm tan nó nhanh chóng. Yếu tố dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để quyết định thời gian phục hồi vết tụ máu bầm. Bị tụ máu bầm không nên ăn gì và nên ăn những gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY TỤ MÁU BẦM

NGUYÊN NHÂN GÂY TỤ MÁU BẦM

Chấn thương là nguyên nhân chính của tụ máu (1). Chấn thương có thể là kết quả của tai nạn xe hơi, ngã, gãy xương, vết thương do đạn bắn…

Tụ máu cũng có thể do:

  1. Tai nạn hoặc va chạm
  2. Vết rách vi thể ở các mạch máu dưới da ở những người tập thể thao
  3. Rối loạn chảy máu — chảy máu không rõ nguyên nhân xảy ra mà không có lý do
  4. Da mỏng hơn do lão hóa
  5. Chứng phình động mạch
  6. Một số loại thuốc
  7. Nhiễm virus như rubella, quai bị, thủy đậu, HIV hoặc viêm gan C
  8. Chấn thương chỉnh hình như gãy xương

Một số người có tiền sử hoặc đang thiếu vitamin C, rối loạn chảy máu, bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu cũng khiến gây ra tình trạng này hơn. Vết tụ máu bầm thường là những mảng da màu xanh đậm hoặc tím xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi bị thương. Các vết tụ máu bầm thường bị đau ở vị trí đó hoặc xung quanh khi vực bị ảnh hưởng.

Nếu bạn bị bầm tím nghiêm trọng và nghi ngờ có thể bị thương nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang khu vực đó để đảm bảo bạn không bị gãy xương. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị bầm tím, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra chứng rối loạn chảy máu.

Nếu các triệu chứng tụ máu nghiêm trọng hoặc nếu nó tiếp tục lan rộng trong vài ngày, bạn nên đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể chẩn đoán tụ máu mô mềm khi khám sức khoẻ. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào sau đây:

  1. X-quang — để chẩn đoán gãy xương
  2. CT scan — để chẩn đoán chấn thương đầu
  3. Siêu âm

Nên xử lý các vết tụ máu bầm càng nhanh càng tốt sau khi bị thương tránh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số liệu pháp giảm thiểu vết bầm có thể là:

  1. Nghỉ ngơi và bảo vệ vùng bị bầm tím.
  2. Đặt đá hoặc túi lạnh lên khu vực này trong 10 đến 20 phút mỗi lần.
  3. Đặt vùng bị bầm tím lên gối khi bạn chườm đá hoặc bất cứ khi nào bạn ngồi hoặc nằm trong 3 ngày tới.
  4. Quấn vùng bị bầm bằng băng đàn hồi sẽ giúp giảm sưng. Đừng quấn quá chặt vì điều này có thể gây sưng nhiều hơn bên dưới vùng bị ảnh hưởng.

Nếu vùng bị thương bị đau, vết thương có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, hãy đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn.

  1. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, hãy uống theo đơn.
  2. Nếu bạn không dùng thuốc giảm đau theo toa, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể dùng thuốc không kê đơn hay không.
  3. Không dùng hai hoặc nhiều loại thuốc giảm đau cùng một lúc trừ khi bác sĩ yêu cầu. Nhiều loại thuốc giảm đau có acetaminophen, đó là Tylenol. Quá nhiều acetaminophen (Tylenol) có thể gây hại.

BỊ TỤ MÁU BẦM KHÔNG NÊN ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN NHỮNG GÌ

BỊ TỤ MÁU BẦM KHÔNG NÊN ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN NHỮNG GÌ?

Có nhiều cách có thể giúp bạn giảm thiểu vết bầm tím và sưng tấy do tụ máu bầm. Một phương pháp dễ dàng là chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm bị tụ máu bầm nên và không nên ăn

+ Bị tụ máu bầm không nên ăn gì?

  • Đường trắng:

Đường tráng thường có trong socola, đồ ngọt. Là thủ phạm gây ra các chứng viêm và sưng. Khi lượng đường huyết trong máu càng tăng thì nguy cơ viêm sưng tấy càng cao.

  • Đậu phộng:

Rất nhiều người bị dị ứng với đậu phộng và đây là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ bị viêm. Cách tốt nhất alf bạn có thể thay thế đậu phông bằng một số loại hạt tương tự khác như hạnh nhân, hạt điều…

  • Rượu:

Chắc chắn rồi. Rượu gây ra viêm và khiến cho tình trạng tụ máu bầm trở nên nghiêm trọng và khó tan hơn. Uống nhiều rượu có thể làm quá trình tương tác giữa các cơ quan bị tắc nghẽn, khiến tình trạng bầm tím chuyển biến xấu.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa:

Sữa chua, phô mai, bơ… đều là những loại thực phẩm giàu chất véo và rất dễ gây sưng viêm.

  • Đồ ăn nhanh:

Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ chứa rất nhiều axit béo không tốt, thúc đẩy viêm nhiễm và khiến tình trạng bầm tím khó tan.

+ Bị tụ máu bầm nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể tác động đến mọi vấn đề sức khỏe trong đó có giảm vết tụ máu bầm trên da. Một số loại thực phẩm có thể tái tạo mạch máu của cơ thể và làm giảm theieur vết bầm tím. Các loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn đẩy nhanh quá trình làm tan vết bầm tím. Cụ thể:

  1. Dứa: Ăn dứa tươi cung cấp cho cơ thể một lượng bromelain tự nhiên, có thể giúp vết tụ máu bầm nhanh lành hơn.
  2. Trái cây, rau củ nhiều quercetin như táo, hành tây, rau lá xanh…
  3. Trái cây có múi: Một nghiên cứu cho thấy thành phần flavonoid trong cam quýt cải thiện đáng kể tình trạng tụ máu bầm trên nhiều người.
  4. Cá hồi: Trong thành phần của cá hồi chứa nhiều omega-3 với tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
  5. Tỏi: Tổi chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa và chống lại virus. Hơn nữa, tỏi còn có tác dụng kháng viêm tuyệt vời vì có hàm lượng lưu huỳnh cao, ngăn chặn quá trình kích hoạt của các enzyme viêm sưng trong cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc Bị tụ máu bầm không nên ăn gì và nên ăn những gì?. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ hy vọng đã đem đến những hiểu biết nhất định cho bạn. Mọi thông tin chi tiết hay có thắc mắc gì về sức khỏe, mọi người hãy hãy để lại bình luận cuối bài.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận